Những thác nước tung bọt trắng xóa từ Tây Bắc hoang sơ đến Tây Nguyên đại ngàn là tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời mà mẹ thiên nhiên đã ưu ái dành cho Việt Nam chúng ta. Hãy cùng topxephang.com khám phá 7 thác nước đẹp nhất Việt Nam hiện nay nhé.
1 Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc, Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên-Bản Ước là một nhóm thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.
2 Thác Bạc – Sapa
Thác Bạc (tọa độ địa lý: 22.361626 độ vĩ Bắc,103.778912 độ kinh Đông) là một thắng cảnh thu hút nhiều du khách thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa của tỉnh Lào Cai. Thác nằm ngay cạnh quốc lộ 4D, tuyến đường huyết mạch để đến tỉnh Lai Châu và chỉ cách khu vực trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 12 km về hướng tây nên khá thuận lợi để tham quan.
Thác Bạc có độ cao hơn 200 mét là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa với độ cao 1.800 m nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng ở trung tâm thị trấn Sa Pa có thể nhìn thấy thác Bạc trắng xóa vào những hôm trời quang và đây cũng là nguồn gốc tên gọi của thác[cần dẫn nguồn]. Từ trên khe núi cao, dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xoá như những đóa hoa vì vậy được người dân gọi là thác Bạc. Khu vực Thác Bạc là một trong những nơi tuyết rơi dày nhất tại Sa Pa, vào tháng 3 năm 2011, khu vực thác có tuyết phủ dày tới trên 10 cm.
Khu du lịch Thác Bạc có hai đường lên xuống tách biệt, đường lên ở phía bên phải, đến lưng chừng thác, du khách sẽ đi qua một chiếc cầu để sang phần bên trái. Ở khu vực gần cầu Thác Bạc trên tuyến quốc lộ 4A có một số hàng quán bán đồ ăn và đồ lưu niệm. Tình trạng vứt rác thải bừa bãi của du khách và các hàng quán đã khiến cho môi trường khu lịch Thác Bạc không còn được trong sạch.
Có một trung tâm giống cá hồi nằm nằm dưới chân con dốc dẫn lên thác Bạc, nơi đây có tham vọng trở thành trạm nghiên cứu các đối tượng thủy sản nước lạnh lớn nhất cả nước. Cá hồi ở trung tâm được nuôi với nguồn nước dân từ thác Bạc về với hơn 1.000 mét ống dẫn nước.
3 Thác Tác Tình – Lai Châu
Truyền thuyết xưa kia kể rằng, ở một bản người dân tộc Dao dưới chân thác, có nàng Lở Lan xinh đẹp như đóa Lan rừng. Nàng đem lòng yêu một chàng trai trong làng, cả hai quấn quýt bên nhau, nặng lòng thề non hẹn biển. Nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu thì tình yêu của họ đã gặp muôn vàn trắc trở bởi kẻ gian hãm hại chia cách, nên không thể thành duyên vợ chồng. Quyết giữ trọn tình yêu son sắc, nàng Lở Lan và chàng trai đã trầm mình xuồng dòng thác. Cảm phục trước tấm lòng của đôi trai gái, người dân nơi đây đã đặt tên cho ngọn thác là thác Tác Tình với mong ước tác hợp cho chuyện tình của hai người nên nghĩa thành duyên.
Bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, thác Tác Tình có độ cao hơn 100m, đổ xuống theo phương thẳng đứng, khẽ chạm lên vách đá lô nhô đã mịn nhẵn qua thời gian. Từ xa, thác trông như một dải lụa trắng mềm mại, nổi bật giữa không gian núi non trùng điệp, phủ xanh cây cỏ.
– Dưới chân thác Tác Tình, nước tụ lại thành một hồ tương đối rộng, sau đó tràn ra ngoài tạo thành dòng suối nhỏ trong vắt, len qua triền núi, rồi chảy xuống thung lũng huyện Tam Đường, tưới mát cho những cánh đồng mơn mởn, và trở thành nguồn nước sinh hoạt của bà con nơi đây.
Đến thác Tác Tình, bạn có thể leo lên các bậc đá, chừng 15 phút là đến vị trí ngắm thác tuyệt đẹp. Sau đó, men tiếp theo một lối mòn nhỏ sẽ dẫn bước bạn xuống hồ nước dưới chân thác. Nếu là ngày nắng, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng cầu vồng huyền ảo hiện ra trên mặt hồ thơ mộng.
– Thác Tác Tình mỗi mùa mang mỗi vẻ đẹp riêng. Vào mùa khô, thác có vẻ đẹp dịu dàng như buông nhẹ hững hờ xuống hồ nước trong xanh, cùng suối róc rách ngày đêm. Đến mùa mưa, dòng thác tuôn đổ ầm ào, tung bụi mờ hơi nước, làm rộn rã không gian, toát lên vẻ mạnh mẽ, oai hùng.
4 Thác Háng Tề Chơ – Yên Bái
Thác Háng Tề Chơ (hay Háng Đề Chơ) được lấy tên của một bản người Mông thuộc xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu, là ngọn thác hùng vĩ bậc nhất Tây Bắc. Nơi đây quanh năm mây mù bao phủ, mặc dù đường vào thác là sự kết hợp của bùn lầy xen kẽ đá dăm, đá tảng nằm cheo leo, chênh vênh hiểm trở nhưng đó không phải là lý do ngăn cản bước chân của những người yêu thích du lịch khám phá, mạo hiểm tìm đến.
Cũng bởi bù lại sự vất vả, gian nan của con đường vào thác là những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp dọc đường đi, là núi rừng Tây Bắc hùng vĩ phía trước mặt, là những ngọn đồi thoai thoải ruộng bậc thang xanh ngút mắt, một khung cảnh yên bình với tiếng chim ca ríu rít như mê hoặc lòng người.
5 Thác Mây Thanh Hóa
So với các thác nước hùng vĩ của Tây Bắc thì thác Mây Thanh Hóa đẹp lãnh mạn và nhẹ nhàng hơn như đường lượn sóng của dải lụa trắng tinh khôi. Thác có độ cao 100 m với 9 bậc thang nối tiếp nhau làm giảm sức chảy của dòng nước. Theo truyền thuyết xa xưa, Thác Mây là nơi 9 nàng tiên giáng trần và tắm tại đây rồi để lại dấu chân là 9 bậc thác như bây giờ.
6 Thác Thủy Tiên – Đắk Lắk
Nằm trong khu vực núi rừng hoang sơ ở Đắk Lắk, thác Thủy Tiên hay thác Ba Tầng đẹp mềm mại như mái tóc của người thiếu nữ Tây Nguyên, trải qua núi, rừng và những ruộng nương bạt ngàn. Nằm giữa đại ngàn tĩnh lặng, tiếng thác nước rì rầm ngày đêm như ru ta vào giấc mộng bình yên, thoát khỏi buồn phiền của cuộc sống.