Top 8 ngôn ngữ chính được sử dụng trên đất nước ta

0
2994
Vật Phẩm Phong Thủy

Các Dân tộc tại Việt Nam hay người Việt Nam là một danh từ chung để chỉ các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam.Với một số dân tộc sử dụng một hệ thống ngôn ngữ riêng nên ở nước ta, có 8 nhóm ngôn ngữ chính được sử dụng trên 54 dân tộc . Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu xem đó là 8 hệ ngôn ngữ nào nhé .

1. Nhóm Việt – Mường
Ngữ chi Việt là một nhánh của ngữ hệ Nam Á. Trước đây người ta còn gọi ngữ chi này là Việt-Mường, Annam-Muong, Vietnamuong, nhưng hiện nay nói chung các tên gọi này được dùng để chỉ phân nhánh của ngữ chi Việt Mường, trong đó chỉ bao gồm tiếng Việt và tiếng Mường.

Dựa trên cơ sở sự đa dạng ngôn ngữ, người ta cho rằng ngữ chi Việt có thể đã xuất hiện tại các địa điểm mà ngày nay là các tỉnh Bolikhamsai, Khammouane của Lào và Nghệ An, Quảng Bình của Việt Nam
Tiếng Việt đã được nhận dạng là một ngôn ngữ Nam Á vào giữa thế kỉ 19 và có chứng cứ mạnh mẽ ủng hộ cho phân loại này. Ngày nay, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn âm tiết giống như tiếng Quảng Đông hay tiếng Thái Lan và đã mất nhiều đặc điểm của âm vị và hình vị ngôn ngữ Nam Á nguyên thủy. Tiếng Việt cũng vay mượn nhiều từ thuộc vốn từ vựng của tiếng Trung và các thứ tiếng Thái. Vì vậy, nhiều người vẫn không đồng ý với ý kiến cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng Khmer hơn là với tiếng Trung và tiếng Thái.

Tuy nhiên, những đặc điểm này chỉ là bề ngoài, là kết quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ. Trong hàng ngàn năm Bắc thuộc và vai trò của Hán học vào thời kỳ phong kiến sau đó, tiếng Việt chịu ảnh hưởng nhiều từ tiếng Trung, thậm chí cả trong chữ viết, tiếng Việt đã sử dụng chữ Nôm trong hàng trăm năm. Nhiều ngôn ngữ thuộc ngữ chi Việt có hệ thống thanh điệu và phát âm trung gian giữa tiếng Việt-Mường với các nhánh khác của ngữ hệ Nam Á mà không bị ảnh hưởng bởi tiếng Trung và tiếng Thái.


2. Nhóm Tày – Thái
Ngữ hệ Tai-Kadai, (các tên gọi khác bao gồm: họ ngôn ngữ Tai-Kadai, ngữ hệ Kradai, họ ngôn ngữ Kradai, ngữ hệ Kra-Dai, ngữ hệ Thái-Kadai, ngữ hệ Thái-Kadai, ngữ hệ Tráng-Đồng, ngữ hệ Thái-Tạp Đại v.v), là một ngữ hệ bao gồm khoảng 70 ngôn ngữ tập trung tại Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Hiện nay ngữ hệ này được coi là bao gồm năm nhánh chính: ngữ chi Lê (Hlai), ngữ chi Đồng-Thủy (Kam-Sui), Ngữ chi Ngật Ương (Kra), ngữ chi Thái (Tai) và tiếng Ông Bối (OngBe hay Bê) với vị trí chưa rõ ràng.

Ngôn ngữ này được sử dụng bởi các dân tộc Bố Y , Giáy , Lào , Lự , Nùng , Sán Chay , Tày và Thái.

3. Nhóm Kadai
Ngữ chi Kra (chữ Hán: Gēyāng, 仡 央, rút gọn của Kláo-Bouxyaeŋz) còn gọi là ngữ chi Ngật Ương, là một ngữ chi của hệ ngôn ngữ Tai-Kadai được nói ở miền nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam) và ở miền bắc Việt Nam. Trong số tất cả các ngữ chi của ngữ hệ Tai-Kadai, Kra là ngữ chi ít được nghiên cứu nhất. Các ngôn ngữ trong ngữ chỉ Kra chỉ được nghiên cứu rất gần đây.

Tên gọi Kra có nguồn gốc từ nguyên ngữ *KraC nghĩa là “người”, hiện hữu trong nhiều ngôn ngữ Kra là kra, ka, fa, ha. Paul K. Benedict (1942) sử dụng từ Kadai để chỉ các ngôn ngữ trong ngữ chi Kra và Hlai. Vì -Kadai trong Tai-Kadai không là tộc danh của bất cứ dân tộc nào trong ngữ hệ này nên Weera Ostapirat (2000) đề xuất tên gọi Kra-Dai để chỉ ngữ hệ Tai-Kadai.

Ngôn ngữ này được sử dụng bởi các dân tộc Cờ Lao , La Chí , La Ha và cuối cùng là Pu Péo.

4. Nhóm Môn – Khmer
Ngữ tộc Môn-Khmer, Môn-Mên hay Mồn-Mên[1] là một nhóm ngôn ngữ bao gồm khoảng 150 ngôn ngữ của ngữ hệ Nam Á đa số tập trung tại Đông Nam Á.

Nhóm Ngôn ngữ này được sử dụng bởi khá nhiều các dân tộc ở nước ta như Ba Na , Brâu , Bru- Vân Kiều ,Chơ Ro , Co , Cơ Ho , Cơ Tu , Giẻ Triêng , Hrê, Kháng , Khơ Me , Khơ Mú , Mạ , Mảng , M’Nông , Ơ Đu , Rơ Măm , Tà Ôi , Xinh Mun , Xơ Đăng , X’Tiêng.

5.Nhóm H’Mông – Dao
Ngữ hệ H’Mông-Miền (còn gọi là họ ngôn ngữ H’Mông-Miền, ngữ hệ Miêu-Dao, họ ngôn ngữ Miêu-Dao) là một ngữ hệ nhỏ phân bố tại miền nam Trung Quốc và lân cận ở Đông Nam Á.

Chúng được sử dụng ở các vùng miền núi các tỉnh phía nam Trung Quốc như Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hồ Bắc, Hải Nam, nơi chúng chưa từng có cơ hội để phát triển. Khoảng 300-400 năm gần đây, một bộ phận người H’Mông và người Miền di cư xuống Thái Lan, Lào, Việt Nam và Myanma. Trong và sau khoảng thời gian nổ ra Chiến tranh Đông Dương, nhiều người H’Mông đã rời Đông Nam Á đến Australia, Hoa Kỳ và các nước khác.
Trước đây, hệ này được xếp loại như một bộ phận của ngữ hệ Hán-Tạng, và hiện vẫn tồn tại trong một số bảng phân loại của Trung Quốc, nhưng các nhà ngôn ngữ học phương Tây đã thống nhất xếp chúng thành một ngữ hệ riêng.

Ngôn ngữ này được sử dụng bởi các dân tộc Dao , H’Mông , Pà Thẻn.

6. Nhóm Nam đảo
Ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo, ngữ tộc Malay-Polynesia hay ngữ tộc Mã Lai-Polynesia là một phân nhánh của ngữ hệ Nam Đảo, với khoảng 385,5 triệu người sử dụng.

Các ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo được nói bởi những người Nam Đảo ở các đảo khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, và một số lượng nhỏ hơn ở lục địa châu Á. Rìa địa lý về phía đông bắc là Campuchia, Lào, Việt Nam và phụ cận, cùng với bán đảo Mã Lai. Rìa phía bắc không vượt quá phía bắc của tỉnh Pattani nằm ở phía nam Thái Lan. Tiếng Malagasy được nói ở đảo Madagascar nằm ở ngoài khơi bờ biển phía đông của châu Phi ở Ấn Độ Dương.

Một phần của ngữ tộc này chịu ảnh hưởng mạnh của tiếng Phạn và đặc biệt là tiếng Ả Rập, do phía Tây của khu vực đã từng là một thành trì của Phật giáo, Ấn Độ giáo, và từ thế kỷ thứ 10 là Hồi giáo.

Hai đặc trưng hình thái của ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo là hệ thống phụ tố hóa và láy âm (lặp lại toàn bộ hay một phần của một từ, chẳng hạn như wiki-wiki để tạo ra các từ mới). Giống như các ngôn ngữ Nam Đảo khác, chúng có các kho âm vị nhỏ; vì thế một văn bản có ít âm nhưng thường xuyên lặp lại. Phần lớn các ngôn ngữ trong ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo cũng thiếu các cụm phụ âm (tương tự như [str] trong tiếng Anh). Phần lớn cũng chỉ có một tập hợp nhỏ các nguyên âm, với 5 là phổ biến.

Ngôn ngữ này được sử dụng bởi các dân tộc Chăm , Chu Ru , Ê Đê , Gia Rai , Ra Giai.

7. Nhóm Hán
Tiếng Trung (tiếng Trung: 中文; bính âm: Zhōngwén; Hán-Việt: Trung văn), tiếng Hán (giản thể: 汉语; phồn thể: 漢語; bính âm: Hànyǔ; Hán-Việt: Hán ngữ) hay tiếng Hoa (giản thể: 华语; phồn thể: 華語; bính âm: Huáyǔ; Hán-Việt: Hoa ngữ) là một ngôn ngữ hay họ ngôn ngữ gồm các ngôn ngữ thanh điệu thuộc hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Chữ viết Trung Quốc là một hệ chữ tượng hình.

Mặc dù thường được coi là ngôn ngữ duy nhất với lý do văn hoá, trên thực tế mức độ đa dạng giữa các vùng khác nhau có thể sánh với sự đa dạng của các ngôn ngữ Rôman.

Ngôn ngữ này được sử dụng bởi các dân tộc Hoa , Ngái , Sán Dìu .

8. Nhóm Tạng-Miến
Ngự tộc Tạng-Miến là một thuật ngữ để chỉ những ngôn ngữ phi Hán thuộc ngữ hệ Hán-Tạng, với hơn 400 ngôn ngữ được nói tại vùng cao Đông Nam Á cũng như những phần nhất định của Đông Á và Nam Á. Tên của ngữ tộc được ghép từ tên hai nhóm ngôn ngữ phổ biến nhất, đó là tiếng Miến Điện (hơn 32 triệu người nói) và nhóm ngôn ngữ Tạng (hơn 8 triệu). Những ngôn ngữ này có nền văn học đồ sộ, khởi đầu từ thế kỷ 12 (tiếng Miến Điện) và thế kỷ 7 (nhóm Tạng). Đa số các thứ tiếng khác thuộc ngữ hệ này có ít được nói hơn nhiều, và nhiều trong số chúng chưa được nghiên cứu chi tiết.

Một số phân loại chia hệ Hán-Tạng ra thành nhánh Hán và nhánh Tạng-Miến (như Benedict và Matisoff). Tuy nhiều, những học giả khác cho rằng Tạng-Miến là một nhóm đa ngành. Van Driem cho rằng ngữ hệ Hán-Tạng nên được gọi là “Tạng-Miến”, nhưng cách gọi là không được chấp nhận rộng rãi. Một số người khác thì loại trừ hoàn toàn mối quan hệ với nhóm Hán, ví dụ như Beckwith, Miller.

Ngôn ngữ Tạng-Miến lâu đời nhất được ghi nhận là tiếng Bạc Lang tồn tại vào thế kỷ 3, xuất hiện trong Hậu Hán thư, với phần từ vựng của một ngôn ngữ Lô Lô-Miến nhưng cấu trúc câu trong sách đã bị chuyển đổi cho giống tiếng Trung Quốc.

Ngôn ngữ này được sử dụng bởi các dân tộc Cống , Hà Nhì , La Hủ , Lô Tô , Phù Lá , Sila

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN