Bắc ninh hiện nay đang có một số lượng lớn làng nghề truyền thống vẫn đang hoạt động, với nhiều lĩnh vực khác nhau . Chúng ta hãy cùng xem đó là những làng nghề nào nhé.
1.Làng tranh dân gian Đông Hồ
Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.
Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia[1]. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học cho Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ để đệ trình UNESCO đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể[2].
2.Làng Gỗ mỹ nghệ Hương Mạc
Làng Kim Thiều là một trong những làng có truyền thống về nghề chạm khắc gỗ lâu đời nhất tỉnh Bắc Ninh.
Theo truyền khẩu của người dân trong làng, ngay từ thời vua Lý Nhân Tông (1072 -1128) đi kinh lý trên địa hạt Lạng Giang (địa danh Thời Lý) để xem xét phòng tuyến Như Nguyệt (trên dòng sông Cầu) chống giặc Tống. Vua nghe tiếng làng Mạc có nghề chạm gỗ bèn kén thợ để chế tác các loại đồ gỗ ngự dụng. Thế rồi nghệ nhân ở làng Mạc nhận mẫu chạm khắc rồi kết hợp với các nhóm thợ khảm trai làng Chuôn (Hà Tây) do ông tổ là Trương Công Thành truyền nghề khảm trai. Nhiều đồ gỗ như tủ, sập, câu đối, ghế…đã khảm trai trước khi tiến cung. Nghề chạm khảm của làng Mạc từ ấy đã được nhân rộng, nhiều người biết đến và được đánh giá cao.
Nghề truyền thống ở Hương Mạc nhanh chóng nhân rộng sang các làng bên là Làng Thượng, Làng Đông (Phù Khê), Làng Ông (Vân Hà), Làng Đồng Kỵ (Đồng Quang). Sau này do lợi thế về địa điểm mua bán, người ta đã biết đến làng Đồng Kỵ nhiều hơn với các sản phẩm gỗ mỹ nghệ truyền thống, tuy nhiên những sản phẩm này vẫn còn mang nhiều dấu ấn của quê gỗ Hương Mạc do bàn tay của các nghệ nhân xưa còn truyền lại đến ngày nay.
Hương Mạc có nghề nội thất gỗ mỹ nghệ rất phát triển. Nhất là làng Me
3.Làng gốm Phù Lãng
Làng gốm Phù Lãng là một làng nghề cổ truyền chuyên sản xuất gốm thuộc vùng Kinh Bắc.
Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 60 km và cách sông Lục đầu khoảng 4 km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại. Địa danh Phù Lãng có thể có từ cuối thời Trần đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thượng thôn, Hạ thôn. Phù Lãng được trong và ngoài nước biết đến với nghề gốm truyền thống.[1]
4.Làng tre Xuân Lai
Người dân Xuân Lai – Gia Bình luôn tự hào về nghề tre của mình. Không ai nhớ chính xác nghề đã có từ bao giờ, nhưng theo những cụ cao tuổi trong làng, nghề chắc phải có từ vài trăm năm trước vì khi họ lớn lên đã thấy cả làng làm thợ. Thời ấy, các cụ tự tay mày mò, sáng tạo để làm ra các đồ dùng chủ yếu để phục vụ sinh hoạt trong gia đình và dùng cho sản xuất nông nghiệp như: đan thúng, rổ, rá, làm chõng tre, giường, tràng kỷ với nét hoa văn độc đáo.
Có lẽ, với truyền thống sản xuất đồ tre gia dụng lâu đời như vậy nên niềm đam mê nghề nghiệp đã thấm sâu vào tâm hồn của mỗi người thợ Xuân Lai. Thợ ở đây không có phường hội, không có khoán ước, không giữ bí mật. Mọi người học tập lẫn nhau, con nối nghiệp cha, đời này qua đời khác thành nghề cổ truyền bên cạnh nghề nông truyền thống. Trải qua biết bao những thăng trầm, nhiều lúc nghề sản xuất đồ tre gia dụng ở đây tưởng không thể tồn tại trước sự xuất hiện hàng loạt của các sản phẩm đồ gia dụng sản xuất công nghiệp bằng nhựa hay gỗ ép… Không chịu để nghề truyền thống bị mai một, những người thợ tâm huyết ở Xuân Lai đã ngày đêm mày mò nghiên cứu để đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm thuần chất tre của mình. Và sản phẩm tre hun khói với nhưng gam màu đen bóng tự nhiên đã ra đời đem lại những vẻ đẹp độc đáo trong trang trí nội thất, tôn vinh sắc đẹp tự nhiên, được người tiêu dùng hết sức ưa chuộng.
Để có được những sản phẩm hun khói đẹp là cả một kỳ công. Sau khi khai thác, tre trúc thường được ngâm dưới ao vài tháng để tránh mối mọt, đồng thời tăng độ dẻo dai. Trước khi được vớt lên, tre được nắn thẳng và xếp vào lò hun bằng rơm trộn đất sét. Lò chỉ có khói, không có lửa và được trát kín nhiều ngày đêm. Tuỳ thuộc vào màu sắc yêu cầu, thời gian hun được điều chỉnh phù hợp: nếu là màu nâu thời gian sẽ ngắn hơn trong khi màu đen bóng yêu cầu thời gian hun dài hơn và có thể phải hun nhiều lần hơn.
Tạo được màu sắc mong muốn đã khó, việc sử dụng nguyên liệu tre đã hun để tạo thành các vật dụng lại càng yêu cầu tính sáng tạo và sự khéo léo của người thợ Xuân Lai. Có biết bao các sản phẩm đã được tạo ra, từ các loại bàn, ghế, xích đu, giường, tủ, kệ sách báo… đến các loại bình phong, đèn, khay … với các kiểu dáng và kích thước khác nhau. Tất cả đều được người thợ Xuân Lai làm một cách kỹ lưỡng tạo nên sự chắc chắn và vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp mộc mạc của chất liệu tre hun, vẻ đẹp mang nét hoài cổ mà không đâu có được.
Đặc biệt, những người thợ Xuân Lai đã sáng tạo những “mành tranh” chỉ có hai sắc vàng và nâu đen khá nhã nhặn bằng kỹ thuật cạo tinh trên chất liệu tre hun. Họ đã thổi hồn cái dân dã, chất dân tộc của dòng tranh Đông Hồ vào tranh tre với những chủ đề như vinh hoa phú quý, tùng cúc trúc mai, tích kiểu, tố nữ, bát tiên… hay tạo nên những bức tranh mang nội dung hiện đại…
5.Làng tơ tằm Vọng Nguyệt
Làng tơ tằm Vọng Nguyệt có từ lâu đời, cách đây khoảng vài trăm năm. Vùng đất này được phù sa bồi đắp nên rất thích hợp với việc trồng dâu. Vài chục năm về trước có đến 80% người dân sinh sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm. Những bãi bồi dọc sông Cầu là vựa dâu xanh tốt. Phát triển mạnh nhất là vào những năm 1990 đến năm 2002, thời điểm ấy dường như hộ nào cũng trồng dâu, nuôi tằm và ươm tơ.
Ông Ngô Văn Bình nhớ lại: Cái nghề này ông bà ngày trước nói rồi, kiểu như “Nuôi lợn cả năm không bằng nuôi tằm một lứa” bởi nó mang lại thu nhập cao cho người dân. Hơn nữa, nuôi không tốn nhiều chi phí. Kỹ thuật nuôi không khó, chỉ cần cẩn thận, chịu khó và chăm chỉ… Điều kiện thổ nhưỡng ở đây rất phù hợp với trồng cây dâu, chỉ sau bốn đến sáu tháng là đã cho thu hoạch lá. Mặt khác, chi phí trồng dâu thấp, thời gian ngắn, từ già đến trẻ ai cũng có thể làm các việc như hái dâu, chăn tằm tranh thủ lúc nông nhàn… để giữ được nghề chuyền thống của cha ông để lại.
6.Làng dệt Tam Tảo
Từ Hà Nội, qua cầu Chương Dương qua Quốc Lộ 1 A, 1 B khoảng 20 km rẽ trái theo con đường đất khoảng chừng hơn 1km, chúng ta tới với làng dệt Hồi Quan, xã Tương Giang (Từ Sơn). Đất Hồi quan tự hào có dòng sông Tiêu Tương thơ mộng chảy qua một thời, tuy nhiên ngày nay dòng sông xưa đã thành ruộng, thành đường của xã Tương Giang, người dân vẫn nghe văng vẳng tiếng sáo Trương Chi trong hoài niệm gợi lại mối tình giữa chàng với nàng Mỵ Nương qua câu ai oán.
” Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan”
Ẩn sau luỹ tre làng là một báu vật truyền thống đến nay vẫn còn được gìn giữ và phát triển, đó chính là nghề dệt Hồi Quan.
Đến với Hồi Quan, bước tới cổng làng đã tạo cho du khách sự thoải mái của làng xã Việt Nam. Từ dây, con đường lớn lát gạch chỉ đã mòn đi theo thời gian, nét độc đáo của các làng cổ Bắc Bộ còn lại, đi sâu vào từng xóm ngõ chúng ta nghe rộn rã tiếng thoi đưa của các khung cửi vang vang từ những nếp nhà cổ kính, những mái ngói rêu phong làm ta lắng đọng tâm hồn.
Làng Dệt Hồi Quan hiện nay có khoảng 898 hộ (3.650 khẩu) thì có tới 90% làm nghề dệt, trong đó chiếm khoảng 10 % là các hộ sản xuất lớn.
Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, nghề dệt có từ bao giờ và do ai truyền lại đến nay vẫn là một câu hỏi, chỉ biết rằng, từ lâu lắm rồi người làng Hồi Quan rất thạo nghề canh cửu. Trước cách mạng tháng 8, hầu như nhà nào cũng có một khung cửu, nhà nhiều có tới 5-6 khung và phải thuê thợ đến làm. Sản phẩm chính của làng nghề này là vải khổ hẹp (40cm), vải màn, đũi, khăn mặt…Với nghề dệt, làng xóm quanh năm nhộn nhịp, rộn tiếng thoi đưa, mọi người sống chan hoà vì nhau hơn. Từ sáng đến tối nhân lực được huy động tối đa cho sản xuất, mỗi người một việc, năng động, nhiệt tình, khéo léo và cần cù, vợ ngồi dệt vải hay ra chợ bán, chồng thì mắc, kẹo, đậu; người già, trẻ nhỏ thì quay ống, đến khi màn đêm buông xuống cả nhà mới ngưng tay chính, trả thế mà có câu ca:
” Hồi Quan là đất cửi canh
Đến xâm xẩm tối sắp sanh chơi bời”
Sự tảo tần sớm hôm của người Hồi Quan đã giữ được nghề truyền thống, tạo ra thu nhập đáng kể cho xã hội, kinh tế gía đình ngày càng nâng lên.
Đến với Hồi Quan, du khách đến với làng văn hoá mà từ đời vua Tự Đức (1872) đã ban biểu ” Mỹ tục khả phong” (Làng có tục đẹp đáng biểu dương) đến với tiếng thoi đưa rộn rã, chứng kiến sự cần cù sớm hôm của người dân nơi đây nhằm tạo ra những sản phẩm có nhất lượng cao nhất phục vụ người tiêu dùng gần xa.