Top 5 di sản thế giới được công nhận tại Nepal

0
1134
Vật Phẩm Phong Thủy

Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Vậy ở Nepal có những di sản nào đã được công nhận , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

1.Vườn quốc gia Chitwan
Vườn quốc gia Chitwan là vườn quốc gia đầu tiên ở Nepal. Trước đây gọi là Vườn quốc gia Hoàng gia Chitwan, được thành lập vào năm 1973 và một di sản thế giới của UNESCO cần được bảo vệ khẩn cấp vào năm 1984. Nó có diện tích 932 km2 (360 sq mi) và nằm ở vùng cận nhiệt đới của Thung lũng Inner Terai, là một vùng đất thấp ở Trung-nam Nepal, thuộc quận Chitwan. Độ cao của vườn quốc gia này dao động từ khoảng 100 m (330 ft) trong các Thung lũng sông cho đến 815 m (2.674 ft) ở vùng đồi Churia.

Ở phía bắc và phía tây của khu vực được bảo vệ bởi hệ thống sông Narayani-Rapti tạo thành một ranh giới tự nhiên với các khu định cư của con người. Tiếp giáp với phía đông của Vườn quốc gia Chitwan là Khu bảo tồn động vật hoang dã Parsa, tiếp giáp ở phía nam là khu bảo tồn hổ thuộc Vườn quốc gia Valmiki của Ấn Độ. Vườn quốc gia được bảo vệ chặt chẽ của 2.075 km2 (801 sq mi) đại diện cho các đơn vị bảo tồn hổ (TCU) Chitwan-Parsa-Valmiki, trong đó bao gồm một diện tích lên tới 3.549 km2 (1,370 sq mi) là diện tích lớn các đồng cỏ bãi bồi và rừng rụng lá ẩm nhiệt đới.


2.Dharahara
Tháp Dharahara (tiếng Nepal: धरहरा) hay còn được biết đến với tên gọi là Tháp Bhimsen là một tòa tháp cao chín tầng với tổng chiều cao là 61,88 mét (203,0 ft] nằm ở trung tâm của Sundhara, Kathmandu. Nó được xây dựng vào năm 1832 bởi Mukhtiyar Bhimsen Thapa (tương đương với Thủ tướng Chính phủ ngày nay) để tặng cho Nữ hoàng Lalit Tripura Sundari. Công trình kiến trúc này là một phần của kiến trúc Kathmandu được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO.

Hầu như tòa tháp này đã bị sập hoàn toàn trong trận động đất ngày 25 tháng 4 năm 2015 ở Nepal, chỉ còn lại phần chân của ngọn tháp Có tổng cộng 180 thi thể đã được tìm thấy trong đống đổ nát của tòa tháp khi trận động đất xảy ra vào giờ ăn trưa.


3.Lumbini, nơi sinh của Đức Phật
Lâm-tỳ-ni (chữ Hán: 藍毗尼) là phiên âm Hán Việt thông dụng của địa danh Lumbini (tiếng Phạn: लुम्बिनी, Lumbinī, 27°45′B 83°30′Đ) là một trong những dịa điểm hành hương nổi tiếng của đạo Phật tại quận Rupandehi thuộc Cộng hòa dân chủ liên bang Nepal nằm cách biên giới Sonauli Ấn Độ khoảng 36 km. Nơi này được cho là hoàng hậu Mayadevi (Mada) đã sinh ra Siddhartha Gautama (Tất-đạt-đa), người sau này trở thành Phật Thích Ca và đã khai sinh ra Phật giáo. Đức Phật đã sống trong khoảng thời gian 80 năm từ năm 563 đến 483 TCN. Lâm Tỳ Ni cũng là những nơi quan trọng gắn liền với đời sống của Đức Phật, 3 nơi còn lại là Kushinagar (nơi đức Phật nhập Niết Bàn), Bodh Gaya hay còn được nhiều người biết đến với tên Bồ Đề Đạo Tràng (nơi đức Phật thiền định 49 ngày dưới cây bồ đề và giác ngộ ra giáo lý của Phật giáo) và nơi cuối cùng là Sarnath (nơi đầu tiên mà đức Phật giảng Pháp).

Lâm Tỳ Ni tọa lạc dưới chân dãy Himalaya. Cách 25 km về phía đông của kinh thành Ca Tỳ La Vệ xưa, nơi được cho là đức Phật đã sống đến 29 tuổi. Lâm Tỳ Ni có một số ngôi chùa và đền thờ trong đó có đền thờ Hoàng hậu Mada. Ngoài ra tại đây còn có ao Puskarini hoặc Holy, nơi Hoàng hậu Mada đã làm lễ nhúng nước trước khi sinh đức Phật ra đời. Ngoài ra nơi đây còn phần còn lại của cung điện Ca Tỳ La Vệ.


4.Vườn quốc gia Sagarmatha
Vườn quốc gia Sagarmatha là một vườn quốc gia nằm tại phía Đông của Nepal; nó bao gồm một phần dãy Himalayas và mặt phía Nam của đỉnh Everest.

Vườn quốc gia Sagarmatha được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới kể từ năm 1979.


5.Thung lũng Kathmandu
Thung lũng Kathmandu (Nepal: काठमाडौं उपत्यका, Nepal Bhasa: स्वनिगः và cũng được viết là नेपाः गाः) là một thung lũng nằm ở thủ đô Kathmandu, Nepal. Nó nằm ​​ở nơi giao nhau của các nền văn minh cổ xưa của châu Á, và có ít nhất 130 di tích quan trọng, trong đó có nhiều địa điểm hành hương cho người theo Hindu giáo và Phật giáo. Thung lũng có 7 khu vực và công trình được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Trong lịch sử, thung lũng và các khu vực liền kề tạo thành một liên minh gọi là Nepal Mandala. Cho đến thế kỷ thứ 15, Bhaktapur, Kathmandu và Lalitpur là những thủ đô của các tiểu vương quốc đã được thành lập ở thung lũng. Sau khi thung lũng được thống nhất bởi Vương quốc Gorkha và thung lũng trở thành thủ đô của đế chế, các vùng đất xung quanh dần bị họ chinh phục.

Thung lũng Kathmandu là nơi phát triển nhất và đông dân cư nhất ở Nepal. Đa số các văn phòng và trụ sở chính được đặt tại thung lũng, khiến nó trở thành trung tâm kinh tế của Nepal. Đây cũng là nơi thu hút lượng khách du lịch lớn bởi kiến trúc độc đáo của Kathmandu và nền văn hóa phong phú của nó, bao gồm số lượng lớn nhất các địa điểm hành hương ở Nepal.

Tuy nhiên, hàng ngàn người đã thiệt mạng và nhiều tòa nhà cấu trúc có giá trị lịch sử vô cùng quý giá ở thung lũng Kathmandu đã bị sụp đổ trong một trận động đất kinh hoàng xảy ra vào năm 2015.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN