Từ lâu, Bình Phước đã nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử đặc sắc, danh lam thắng cảnh đẹp và vô số khu vui chơi thú vị. Và top những địa điểm du lịch Bình Phước dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết cho du khách những điểm đến nổi tiếng mà không ai có thể bỏ qua khi đến tham quan thành phố xinh đẹp này.
1. Hồ suối Lam
Hồ Suối Lam, nơi gặp gỡ của các dòng suối nhỏ tạo nên mặt hồ trong xanh và tràn đầy thơ mộng, cách trung tâm tỉnh lỵ Bình Phước chừng 10km, sẽ làm bạn ngỡ ngàng trước vẻ yên bình khi đã một lấn ghé qua. Quanh hồ nước rộng có nhiều cây xanh quanh năm rợp bóng mát, in bóng những hàng cao su thẳng tắp.
2. Khu du lịch núi Bà Rá, thác Mơ
Nằm giữa một vùng đồi núi thấp, địa hình hiểm trở, cây cối mọc um tùm, vào những năm đầu thế kỷ 20, khu vực núi Bà Rá được coi là nơi “rừng thiêng, nước độc”, không người qua lại. Năm 1925, thực dân Pháp đã xây dựng tại đây một nhà tù khổ sai để giam giữ các tù nhân chính trị và những người bị tình nghi là cộng sản nhưng không thành án. Sau đó khi tham chiến tại Việt Nam, Mỹ đã tiếp quản khu vực này và cho xây dựng một căn cứ quân sự hiện đại (có cả sân bay trực thăng) trên đỉnh núi với mục đích kiểm soát toàn bộ vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, với ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất của quân và dân Bình Phước, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã lần lượt phải rút lui khỏi núi Bà Rá. Hiện nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử liên quan đến hai cuộc chiến tranh này như: nhà tù Bà Rá (do Pháp xây dựng), sân bay trực thăng (do Mỹ xây dựng), hang Dơi, hang Cây Sung, hang bà Bảy Tuyết (nơi mà quân và dân Bình Phước từng cư trú để chống Pháp và Mỹ)…
Nằm dưới chân núi Bà Rá là hồ Thác Mơ với diện tích rộng khoảng 12.000ha, sức chứa 1,3 tỉ m3 nước, giữa hồ có 10 hòn đảo lớn, nhỏ, xung quanh hồ rợp bóng cây xanh. Hồ không những có vai trò cung cấp nước cho thủy điện Thác Mơ, điều tiết lũ cho vùng hạ du, tạo môi trường nuôi trồng thủy sản phục vụ đời sống của người dân địa phương mà còn là điểm tham quan lý tưởng gắn kết với núi Bà Rá tạo thành cụm điểm du lịch trên núi, dưới hồ vô cùng thơ mộng.
3. Vườn quốc gia Bù Gia Mập
Ðây còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã với 73 loài thú, trong đó có 59 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam như gấu chó, báo gấm, sói lửa, bò tót, bò rừng, gấu ngựa, voi, chà và chân đen…, 168 loài chim, trong đó 10 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng như gà lôi, hồng hoàng, hồng tía, dù dì phương Ðông, cu xanh, niệc mỏ vằn, chim công, gà tiền mặt đỏ, chim yến hồng xám…, 30 loài bò sát. Do đặc trưng của rừng ẩm thường xanh, có rừng dầu rụng lá theo mùa, rừng lồ ô xen cây gỗ, nên vườn quốc gia cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật thuộc bộ linh trưởng như khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, voọc ngũ sắc, voọc xám…
Không chỉ có vậy, Bù Gia Mập còn là khu di tích lịch sử quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, gắn liền với các trận đánh ác liệt ở miền Ðông Nam Bộ.
Hệ động thực vật phong phú cùng hệ thống hang động Dak Nghen, Đờ Mi, Gióng Min nguyên sinh của vùng đất ba-dan nâu đỏ nơi đây đã thể hiện bao cảnh quan sinh thái đặc hữu của Bù Gia Mập. Những dòng suối lấp lánh nắng vàng luôn reo vang cùng với bản hòa tấu của chim muông, hoa lá, những dòng thác Đạt Mai, Sông Bé trên, Sông Bé dưới, Dak Tôn lớn, Dak Tôn nhỏ, Tà Lin quanh năm tung bọt trắng xóa che kín hang động bên trong được tạo thành bởi những khối đá nhiều vân sắc… Tất cả đã tạo nên một điểm du lịch sinh thái lý tưởng đối với những du khách ưa thích thể thao mạo hiểm và thiên nhiên hoang dã.
4. Tràng cỏ Bù Lạch
Là một cụm gần 20 trảng cỏ lớn nhỏ khác nhau với diện tích khoảng 500 ha nằm ở thôn 7, xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, trảng cỏ Bù Lạch được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp diệu kỳ cùng với một nền văn hóa đa sắc tộc bao quanh như M’Nông, S’Tiêng, Mạ… tạo nên một khung cảnh đặc sắc và hoang sơ.
Bước chân vào khu trảng cỏ du khách sẽ trầm trồ thán phục trước những bãi cỏ non xanh mướt chạy dài cả một vùng rộng lớn. Cỏ ở đây không mọc được cao mà chỉ đến 4 – 5 cm là vàng héo, và một lớp cỏ xanh khác lại tiếp tục ngoi lên. Những bãi cỏ cứ thế thay phiên nhau tạo cho khung cảnh ở đây thay đổi màu sắc liên tục từ xanh ngọc chuyển sang vàng rực trông rất đẹp mắt.
Vào sâu bên trong, du khách sẽ thấy một mặt hồ trong xanh, êm dịu, những làn nước đu đưa nhẹ nhàng theo cơn gió. Nước trong bàu là những mạch nước ngầm từ rừng đổ về, thông với các bàu nước khác là những con suối nhỏ, cứ thế qua năm tháng nước trong bàu không bao giờ vơi cạn. Vào những đêm trăng sáng, người dân M’Nông ở đây rủ nhau từng tốp nhỏ cầm những cây lồ ô vuốt nhọn để đi săn cá. Họ đi tới đâu rọi đèn pin đến đó, đàn cá cứ ùa nhau đến những nơi đèn sáng, được một mớ cá họ ngồi quanh lại đốt lửa nướng cá và đàn ca nhảy múa dưới ánh trăng trong bầu trời đêm không một ánh đèn điện.
5. Vườn quốc gia Cát Tiên
Vườn quốc gia Cát Tiên là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất thế giới đồng thời cũng là khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Vườn thuộc địa bàn của Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước).
Hệ sinh thái rừng khá đa dạng và phong phú, đây là nơi bảo tồn các loại động, thực vật quý hiếm trong đó có tê giác một sừng chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Địa hình của rừng là sự xen kẽ giữa các bàu, đầm, suối, ghềnh thác, cùng các vùng ngập nước và bán ngập nước.
6. Sóc Bom Bo
Sóc 1 ở xã Bom Bo là địa dành gắn liền với bài hát “tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Khu vực này được hình thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đây là nơi cư trú và sinh sống của đa phần đồng bào dân tộc người S’tiêng. Đến đây du khách sẽ được khám phá cuộc sống sinh hoạt của người S’tiêng, và tham gia các lễ hội truyền thống.