Top 6 địa điểm check in tuyệt đẹp mà bạn không nên bỏ qua khi đến Sapa

0
1323
Vật Phẩm Phong Thủy

Chinh phục Fansipan, ngắm cảnh hoàng hôn trên đèo Ô Quy Hồ hoặc nhâm nhi ly chén nóng vào buổi sáng sớm… là tất cả những trải nghiệm tuyệt vời ở Sapa.

1 Bản Cát Cát

Bản Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19, với dân cư chủ yếu là người dân tộc Mông. Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã phát hiện và chọn bản làm nơi nghỉ dưỡng cho các quan chức đồng thời cho xây dựng tại đây một nhà máy thủy điện (hiện nay vẫn được bảo tồn và là nơi các chàng trai cô gái người Mông biểu diễn văn nghệ dân tộc ngày 06 ca phục vụ du khách). Ở đây có một thác nước đẹp mà theo tiếng Pháp có nghĩa là CatScat. Chính vì vậy, bản cũng lấy tên là Cát Cát (đọc chệch đi của CatScat).

Bản Cát Cát không chỉ hấp dẫn du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình mà còn bởi những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng của đồng bào dân tộc Mông nơi đây. Du khách sẽ thực sự thích thú khi cùng hòa mình vào điệu múa dịu dàng của những cô gái Mông xinh đẹp, điệu khèn, tiếng đàn môi say đắm lòng người hay cùng giao lưu nhảy sạp với những chàng trai cô gái người Mông.
Nếu đến bản Cát Cát vào những ngày đầu năm, du khách còn có dịp tham gia lễ hội Gầu Tào nhằm cầu phúc, cầu mệnh cho dân bản. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm phản ánh đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Mông. Ngoài ra, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức nhiều đặc sản như rượu ngô, thắng cố, thịt hun khói “khăng gai”, tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, đậu xị… Bên cạnh đó, người dân địa phương còn bảo tồn được khá nhiều phong tục, tập quán độc đáo, trong đó không thể không kể đến “tục kéo vợ”. Khi người con trai đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè để nhờ lập kế hoạch “kéo” cô gái về nhà rồi giữ cô trong ba ngày. Sau đó, nếu cô gái đồng ý làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Nếu bị từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường. Lễ cưới người Mông ở Cát Cát thường được tổ chức từ 2 đến 7 ngày.

2 Bản Tả Phìn

Ngôi nhà của dân bản, gian giữa là nơi thờ cúng, khách không được phép ngồi. Vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ. Phong tục người Mông, ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, dù cho cha mẹ đã đi gặp tiên tổ, khách không được ngồi vào chiếc ghế thiêng liêng đó.
Trang phục mặc vào thăm bản không mặc loại lanh trắng chưa nhuộm, đó là màu sắc của tang lễ và khi gia chủ mời uống nước, uống rượu, nếu khước từ thì khách nên có lời nói khéo léo để chủ nhà hiểu, thông cảm, chớ úp bát xuống bàn, chỉ thầy cúng mới được phép làm như vậy để đuổi tà ma.
Nhà người Mông xây dựng có cây cột to chôn sâu xuống đất, đụng cao đến nóc nhà, các cột khác nhỏ hơn. Cột đều kê trên mặt đất, cột cao nhất gọi là cột cái, nơi con ma trú ngụ, du khách không treo quần áo, ngồi dựa lưng vào cây cột “linh hồn” đó. Khách ngồi uống rượu cần, giao lưu, chuyện trò cùng gia chủ không được vừa nói, vừa chỉ trỏ ngón tay ra phía trước. Người Mông cho rằng hành vi đó là bày tỏ thái độ không bằng lòng hoặc coi thường người tiếp chuyện. Tối kỵ là không huýt sáo khi dạo chơi ngắm cảnh bản, người dân bản cho rằng âm thanh tiếng huýt sáo là gọi ma quỷ về bản. Đó là một số điều mà mọi du khách đến thăm các làng bản trên Sapa cần lưu ý để có một chuyến du lịch tuyệt vời nhất. Du khách đến với nơi đây đừng quên tắm nước suối được pha nhiều vị lá cây của người Dao đỏ sẽ làm cho nước da săn chắc, khỏe khoắn.

3 Đỉnh Ô Quy Hồ

Nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh. Do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ, tuy nhiên du khách tour Sapa 3 ngày 2 đêm đến Tây Bắc Việt Nam thường biết đến đèo dưới tên Ô Quy Hồ. Tương truyền ở vùng núi này, trước hay hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Từ đó, theo thời gian chính tiếng kêu ô quy hồ của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo hoang dại ở độ cao gần 2000m này.
Được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc, Ô Quy Hồ là điểm đến khiến bất cứ dân phượt nào cũng muốn chinh phục.
Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên (do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn) hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ. Nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quý Hồ nối liền Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh này, trong đó 2/3 quãng đường thuộc địa phận huyện Tam Đường, Lai Châu; 1/3 còn lại nằm ở phía Sa Pa, Lào Cai. Đây có lẽ là một con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam, với chiều dài lên tới gần 50 km dài hơn cả đèo Pha Đin (dài 32 km, nằm ở ranh giới tỉnh Sơn La và Điện Biên) hay đèo Khau Phạ (gần 40 km, thuộc Yên Bái). Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến đèo được mệnh danh không chính thống là “vua đèo vùng Tây Bắc”

4 Cổng Trời Sapa

Đứng giữa cổng trời Sapa, có thể phóng tầm mắt bao quát cả thung lũng rộng lớn phía dưới với những ruộng nương xanh rì, con đường ôtô xuôi ngược Phong Thổ (Lai Châu) – Sapa (Lào Cai), xa xa là Thác Bạc – một trong 10 thác nước đẹp nhất Lào Cai, luôn được giới trẻ tìm đến khám phá. Cao khoảng 200m, Thác Bạc ngày đêm ào ào nước đổ như góp nên âm thanh của núi rừng heo hút. Hay đơn giản đứng chỉ để nhìn khoảng không vô tận và khoáng đạt phía trước.

Cũng ở cổng trời Sapa này mới cảm nhận được vẻ kiêu hùng của đỉnh Fansipan vời vợi lưng trời. Bên dưới là những vực sâu thăm thẳm, với thảm rừng nguyên sinh chứa đựng nhiều bí ẩn chưa được khám phá. Đây cũng là nơi năm xưa có trạm khí tượng địa cầu xa xôi hẻo lánh, ít người qua lại đã được nhà văn Nguyễn Thành Long lấy làm nguyên mẫu trong truyện ngắn nổi tiếng của mình “Lặng lẽ Sa Pa”.

5 Cốc San

Nằm cách thành phố Lào Cai 7 km, Cốc Sản là quần thể các thác nước và hang động kỳ bí, mang vẻ đẹp hoang sơ chưa có nhiều dấu chân người. Nét đặc trưng của Cốc San là sau mỗi thác nước đổ xuống lại có hang động. Khung cảnh tại đây mang đến cảm giác hài hòa, khoáng đạt của núi rừng, đẹp tựa nơi ở ẩn dật của thần tiên. Trong đó, hình ảnh thạch nhũ muôn hình muôn vẻ luôn là concept chụp ảnh yêu thích của nhiều phượt thủ ghé qua Cốc San.

6 Thung Lũng Mường Hoa

Thung Lũng Mường Hoa với bãi Đá Cổ Sapa huyền bí cũng là địa chỉ check-in bạn không nên bỏ qua khi đến thăm thị trấn sương mù này. Khi vượt qua con đèo men theo dãy núi cao cách thị trấn Sapa khoảng 8 km là bạn sẽ thấy được khung cảnh hùng vĩ đẹp đến mê hồn của thung lũng Mường Hoa. Ngoài những thửa ruộng bậc thang lấp lánh trong nắng vàng, Mường Hoa còn là địa danh yêu thích của những ai muốn khám phá bí ẩn của cuộc sống. Nơi đây tập trung hàng ngàn tảng đá sa thạch cực lớn được khắc lên những hình vẻ, ký tự kỳ lạ mà đến nay vẫn chưa có lời giải về nguồn gốc và ý nghĩa của chúng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN