Top 6 lễ hội truyền thống lâu đời nổi tiếng nhất ở miền Tây Nam Bộ

0
1652
Vật Phẩm Phong Thủy

Miền Tây Nam bộ nổi tiếng với cảnh trí thiên nhiên sông nước hữu tình, con người thân thiện. Hơn thế nữa, các lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa vùng miền sẽ là điểm nhấn thu hút khách đi du lịch miền Tây.

1 Lễ hội đua bò Bảy Núi

Lễ hội Đua bò được tổ chức vào lễ “Đôn ta” (lễ cúng ông bà), từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. “Đôn-ta” là một trong những lễ hội lớn mang tính truyền thống của người Khmer để biểu lộ lòng tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên và công lao của những người đã khuất.
Thuở xưa, vào các mùa vụ sản xuất nông nghiệp lúa ruộng trên, bà con dân tộc thiểu số Khmer ở tịnh Biên – Tri Tôn thường tổ chức lễ hội đua bò. Mùa gặt (mùa khô) thường có đua xe bò (đôi bò kéo theo một chiếc xe bánh nhỏ) trên lộ đất. Mùa cấy (mùa mưa) thường có đua bò kéo bừa trên nền ruộng trên.

Mỗi năm vào mùa cấy nhiều nông dân Khmer từ các phum, sóc kéo cày đến cày ruộng cho chùa. Dịp ấy, họ rủ nhau đua các đôi bò kéo bừa, dần dần thành thông lệ và được Sư cả từng chùa đứng ra tổ chức, tặng thưởng cho các đôi thắng cuộc và từ đó việc Đua bò Bảy Núi trở thành lễ hội Đua bò truyền thống hàng năm của người dân tộc Khmer.

2 Lễ hội Nghinh Ông

Nghinh Ông là lễ hội của ngư dân vùng biển, gắn liền với tục thờ cá ông phổ biến. Bằng nhiều tên gọi khác nhau như lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá “Ông”, lễ cúng “Ông”, lễ nghinh ông Thuỷ tướng, nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá “Ông” là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Lễ hội Nghinh Ông là một nét văn hóa đặc trưng của người dân ven biển như: Vũng Tàu, Khánh Hoà, Bình Thuận, Cà Mau, TP Hồ Chí Minh. Lễ hội vừa là dịp cho ngư dân cầu mong bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống được no ấm thịnh vượng, hạnh phúc trường tồn, vừa là dịp để các địa phương thu hút du khách trong và ngoài nước góp phần nâng cao doanh thu cho ngành du lịch. Lễ hội Nghinh Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tùy theo từng địa phương mà lễ hội Nghinh Ông sẽ diễn ra vào một thời điểm nhất định trong năm với nhiều nghi thức long trọng được đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh hưởng ứng. Tại Vũng Tàu điển hình là Lễ hội Nghinh Ông đình Thắng Tam được tổ chức vào ngày 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm.Tại thị trấn Cần Giờ TP.HCM người dân tổ chức lễ hội hàng năm từ 14-17/8 âm lịch. Còn tại Khánh Hòa lễ hội được tổ chức vào ngày 15/12 âm lịch. Cộng đồng người Hoa ở Bình Thuận thì lại tổ chức vào rằm tháng 7 âm lịch. Ở Cà Mau bà con nơi đây tổ chức vào ngày 14-16/2 âm lịch…

3 Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức vào cuối tháng 4 âm lịch hằng năm thu hút hàng triệu lượt người đến tham quan, chiêm bái, tạo nên một mùa lễ hội nhộn nhịp, sôi động tại miếu Bà Chúa Xứ, thị trấn Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Vào những năm 1820, quân Xiêm thường xuyên quấy nhiễu biên giới nước ta. Khi đến núi Sam, trông thấy tượng Bà, chúng hì hục dùng đủ mọi cách để khiêng tượng Bà xuống núi, nhưng khi vừa đi được một đoạn ngắn thì kì lạ thay, tượng Bà bỗng nặng trĩu đến cả chục binh sĩ trai tráng cũng không thể bê nổi. Khi đó, một tên trong đám giặc nổi giận, đạp vào cốt tượng làm gãy một phần cánh tay bên trái và ngay lập tức bị trừng phạt đau đớn.

Một thời gian sau, nhiều người trong làng luôn mơ thấy tượng Bà hiện về tự xưng là Bà Chúa Xứ, báo mộng dân làng khiêng bà xuống núi lập miếu thờ, bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, bảo vệ dân làng khỏi nạn giặc cỏ. Vậy là cả làng lên khiêng tượng Bà Chúa Xứ xuống núi để xây miếu thờ cúng, nhưng không hiểu sao tất cả thanh niên lực lưỡng trong làng cũng không thể bê tượng Bà lên. Khi ấy, một cô gái tự xưng là Chúa Xứ Thánh Mẫu và báo rằng Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh khiêng bà. Quả nhiên, 9 cô gái di chuyển Bà một cách dễ dàng và khi xuống đến chân núi, tượng Bà trở nên nặng không thể di chuyển được, dân làng hiểu rằng Bà đã chọn vị trí này để làm miếu cho mình.

4 Lễ tết Khmer Chol Chnam Thmay

Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer, mang ý nghĩa đón mừng năm mới, chấm dứt mùa khô, năng hạn để chuẩn bị cho vụ mùa mới, kéo dài trong 3 ngày. Theo lịch Khmer, Tết Chol Chnam Thmay diễn ra vào giữa tháng Tư Dương lịch và không có ngày cố định.

Tháng 4, lúc này người Khmer ở Nam Bộ đã gặt hái xong, bà con thảnh thơi, nghỉ ngơi sau những ngày lao động vất vả. Đây là thời điểm giao mùa, là lúc mùa khô vừa dứt và chuyển sang mùa mưa. Những cơn mưa đầu mùa làm cho cây cối xanh tươi, thiên nhiên trỗi dậy một sức sống mới. Trước Tết Chol Chnam Thmay khoảng nửa tháng, đồng bào Khmer tất bật chuẩn bị sửa sang nhà cửa, làm bánh trái, may quần áo mới. Bà Danh Thị Lan người Khmer ở Sóc Trăng, cho biết: Anh chị em ở xa cũng trở về gia đình để thăm cha mẹ. Trước thì thăm cha mẹ, còn an hem tập trung nhau lại làm cơm để cùng nhau ngồi ăn rồi hỏi thăm chuyện trò. Ở nhà cũng làm một măm cơm để cúng ông bà, rước năm mới, dọn bàn thờ, trang trí nhà cửa để đón con cháu về đầy đủ xong đem vô chùa, trước thì dâng cho sư sau mình cúng ông bà.

5 Lễ hội cúng trăng Ok Om Bok

Được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 âm lịch, lễ hội cúng trăng Ok Om Bok được người Khmer tổ chức để bày tỏ lòng biết ơn đến vị Thần Mặt Trăng cũng là thần bảo hộ mùa màng đã mang đến vụ mùa tốt đẹp. Lễ hội thường được tổ chức tại các hộ gia đình và chùa với quy mô lớn nhất ở Trà Vinh và Sóc Trăng. Trong ngày lễ này, du khách có thể vừa tham quan cuộc đua ghe ngo truyền thống sôi động tại sông Long Bình vừa tham gia các trò chơi dân gian hấp dẫn như: Thả đèn nước vào ban đêm, nhảy bao, kéo co, đập nồi,…

6 Lễ Tống Ôn

Lễ Tống Ôn là một trong những lễ hội lâu đời vẫn còn tổ chức tại những nơi thờ tự ở miền Tây Nam Bộ như: Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre,… Đây là lễ hội có ý nghĩa tống tiễn những ma quỷ, tà khí, thường gây ra dịch bệnh ám hại con người, có nguồn gốc từ thời khai hoang lập địa. Người ta sẽ chuẩn bị những chiếc thuyền để chở đồ vật cúng thần rồi đốt nhang khấn vái rồi theo thả trôi sông. Con thuyền sẽ mang đi những bệnh tật, tai nạn để hướng đến cuộc sống bình an và hạnh phúc hơn.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN