Top 6 nhân vật mạnh nhất trong phim Tam Quốc Diễn Nghĩa

0
2290
Vật Phẩm Phong Thủy

Có thể nói thời kỳ Tam Quốc cuối thời Hán là một trong những thời kỳ xuất hiện nhiều anh hùng mãnh tướng nhất, võ nghệ cao cường, dũng mãnh thiện chiến. Trong “Tam Quốc diễn nghĩa” thì có “tam anh chiến Lữ Bố” ý chỉ ba người Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi chiến Lữ Bố; trong dân gian thì có câu nói nhất Lữ nhị Triệu tam Điển Vĩ, tứ Quan, ngũ Mã lục Trương Phi, thất Hoàng bát Hứa cửu Khương Duy. Trong bài này chúng ta sẽ nói đến 6 mãnh tướng được đánh giá là mạnh nhấ thời kỳ này, không nói trong “diễn nghĩa”, cũng không nói đến năng lực thống binh, mà chỉ nói đến võ nghệ và lực chiến cá nhân.

1 Lữ Bố

Lã Bố (chữ Hán: 呂布; 160-199) còn gọi là Lữ Bố tự là Phụng Tiên, là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã tham gia cuộc chiến quân phiệt cuối thời Đông Hán và cuối cùng bị thất bại.

Lã Bố người đất Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay là thành phố Bao Đầu, Nội Mông Cổ). Ông được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này, Lã Bố xuất hiện từ hồi 3 đến hồi 19. Lã Bố được mệnh danh là Chiến Thần, phần lớn độc giả xem Lã Bố là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam quốc, hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Mã Siêu. Hình ảnh Lã Bố có thể liên hệ tới vị anh hùng Hy Lạp Achilles về sức mạnh[cần dẫn nguồn]. Lã Bố đã từng một mình đánh với cả ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi.

Trên chiến trường, ông chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi Ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Người ta thường nói “Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố” (Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố) để tôn vinh 2 cực phẩm nhân gian này. Ngoài ra trong những bức ảnh xưa hay ở các tác phẩm liên quan đến nhân vật này, ông được miêu tả là rất tuấn tú.

2 Quan Vũ (Nước Thục)

Quan Vũ (chữ Hán: 關羽, ? – 220),[1] cũng được gọi là Quan Công (關公), biểu tự Vân Trường (雲長) hoặc Trường Sinh (長生) là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Ông cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán theo cách nói của tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.

Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v… với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-618). Ông cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt và/hoặc cưỡi ngựa xích thố, đặc biệt là ở Hồng Kông. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng 49 kg ngày nay). Dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành, nhưng các nhà sử học cũng phê phán ông vì tính kiêu căng, ngạo mạn.

3 Triệu Vân (Nước Thục)

Triệu Vân (chữ Hán: 趙雲, bính âm: Zhao Yun. 168?-229 ), tên tự là Tử Long (子龍), người vùng Thường Sơn, là danh tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán. Ông cũng được Lưu Bị xem như “người anh em thứ tư” tiếp theo trong 3 anh em kết nghĩa tại vườn đào.

4 Trương Liêu (Nước Ngụy)

Trương Liêu là người huyện Mã Ấp, Nhạn Môn, nay là khu Sóc Thành, thành phố Sóc Châu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Tổ tiên của ông vốn mang họ Nhiếp, là phú hộ ở Mã Ấp, vì tránh kẻ thù nên đổi sang họ Trương.
Trương Liêu (chữ Hán: 張遼; 169-222) tự là Văn Viễn, là tướng nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong những vị tướng giỏi nhất của phe Tào Ngụy từng tham gia nhiều trận đánh lớn và nổi tiếng nhất qua trận Hợp Phì với quân Đông Ngô.

5 Tiểu Bá Vương Tôn Sách (Nước Ngô)

Tôn Sách (175-200), là con trai trưởng của lãnh chúa Tôn Kiên thời Đông Hán, anh trai của Tôn Quyền. Tôn Sách cũng là người cùng Chu Du và Trương Chiêu góp công lớn cho sự ra đời của Đông Ngô. Sau này Tôn Quyền lên làm vua.

Tôn Sách là người thông minh tài giỏi, võ thuật và sức khỏe hơn người, là một mãnh tướng có tài thao lược biết dùng người. Tôn Sách được ví như Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ thời Tần nên được gọi là Tiểu Bá Vương.​

6 Trương Phi (Nước Thục)

Trương Phi là một trong Ngũ hổ tướng nước Thục “cao 8 thước, đầu báo, mắt tròn, râu hùm, hàm én”, tính tình khảng khái, bộc trực, rất nóng nảy. Trương Phi nổi tiếng với lòng dũng cảm, sức địch muôn người.

Trương Phi thật sự là nỗi khiếp đảm của quân thù. Ông từng đấu với Lữ Bố 2 trận với 150 hiệp mà bất phân thắng bại, trong tay có vài chục binh lính mà đánh mấy trăm vạn quân Tào khiếp sợ bỏ chạy.​

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN