Với những bạn học sinh, sinh viên chuyên ngành thiên chúa giáo hoặc đơn giản là những ai đam mê bộ môn học này thì đây chính là 8 cuốn sách chuyên ngành thiên chúa giáo hay và bán chạy nhất hiện nay bạn không thể bỏ qua
1 Mẹ Teresa – Nguồn Sáng Từ Trái Tim
Với cuốn sách Mẹ Teresa – Nguồn Sáng Từ Trái Tim, chúng ta sẽ khám phá bí ẩn cuộc đời Mẹ Teresa từ lúc thiếu thời với tên gọi Agnes Gonxha Bojaxhiu cho tới khi trở thành Mẹ Teresa nổi tiếng khắp thế giới. Chúng ta cảm động trước lòng quyết tâm phi thường của vị nữ tu nhỏ bé, khiêm nhường nhưng với một tình thương bao la, đã dành trọn cuộc đời mình yêu thương những con người khốn khổ, bần hàn. Chúng ta nghiêng mình cảm phục trước một tấm lòng cao cả, một trái tim ngời sáng tình yêu dành cho những con người bất hạnh ở mọi nơi. Người đã dành trái tim nhỏ bé của mình sưởi ấm trái tim hàng triệu con người trên khắp trái đất.
Cuốn sách là một bảng tóm tắt sống động về cuộc đời của mẹ Teresa, chân thật và bình dị. Qua cuốn sách ta hiểu phần nào về tâm hồn và trái tim bao dung của Mẹ. Ta hiểu được nhân cách của một người phụ nữ bình thường nhưng có thể làm say mê và mang đến sự bình an trong tâm hồn cho hàng triệu con người đủ các màu da, sắc tộc, tôn giáo và trở thành một trong những tượng đài lớn nhất của thời đại. Hơn thế nữa, Dòng Thừa Sai Bác Ái do chính Mẹ thành lập đã phát triển không ngừng tại hàng chục quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) với sứ mệnh chia sẻ nỗi đau khổ, bệnh tật của con người.
2 Về Đạo Cơ Đốc
Tôn giáo xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người và đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội. Cùng với sự phát triển của nhân loại, nhiều tôn giáo, giáo phái mới xuất hiện, tín đồ của các tôn giáo tăng lên, hoạt động, nghi lễ tôn giáo diễn ra với nhiều hình thức phong phú.
Trong số các tôn giáo phổ biến ở Việt Nam, cơ đốc giáo (hay kitô giáo) là một tôn giáo lớn, có số lượng tín hữu đông. Nó bắt nguồn từ tên gọi của Đức Giêsu Kitô.
3 Ngôn Ngữ Của Chúa
Trong lịch sử loài người có những câu hỏi lớn luôn đặt ra như: nguồn gốc của vũ trụ và loài người là gì? Vũ trụ được hình thành từ một vụ nổ lớn hay do bàn tay sắp đặt của một Đấng sáng tạo? Con người hình thành như thế nào? Đâu là yếu tố quyết định khiến con người trở thành tác phẩm hoàn thiện nhất, phát triển nhất trong trường sử tiến hoá của vật chất nói chung và thế giới sinh vật nói riêng?
Qua nhiều thế kỷ, các khoa học và tôn giáo đều tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi đó, và đây cũng là một trong những vấn đề lớn gây ra xung đột giữa hai quan niệm về thế giới. Cuộc xung đột kéo dài cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng.
Cuối thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu lập bản đồ gen người. Bản phác thảo đầy đủ đầu tiên về bản đồ bộ gen người – một trong những sự kiện lớn nhất mang tính đột phá trong lịch sử khoa học nhân loại từ trước đến nay – đã được công bố vào tháng 6 năm 2000. Việc công bố bản đồ bộ gen người mở đường cho các nhà khoa học bắt tay vào tìm hiểu rất nhiều bí ẩn về nguồn gốc sự sống và về chính bản thân con người.
Trong thời đại hiện nay, rất nhiều người cho rằng khoa học và tôn giáo khó có thể hòa hợp. Với họ, điều đó chẳng khác gì việc ép hai cực của một thanh nam châm phải gặp nhau tại một điểm. Tuy nhiên, mặc dù định kiến này vẫn luôn tồn tại nhưng rất nhiều người Mỹ dường như thích kết hợp giá trị của cả hai quan điểm trên vào cuộc sống thường nhật của mình. Những cuộc thăm dò gần đây cho thấy 93% người Mỹ thừa nhận họ có niềm tin dành cho Chúa. Vậy mà hầu hết họ đều là những người biết lái xe, sử dụng điện và quan tâm tới các bản tin thời tiết. Họ cũng quan niệm rất rõ ràng rằng, khoa học nào nghiên cứu về những hiện tượng này, nhìn chung là đáng tin cậy.
Thế còn niềm tin tâm linh của các nhà khoa học thì sao? Thực tế cho thấy, số lượng những nhà khoa học có niềm tin này lớn hơn so với nhiều người vẫn nghĩ. Năm 1916, một cuộc nghiên cứu đưa ra câu hỏi cho các nhà sinh học, vật lý học và toán học. Liệu có tin vào một Đức Chúa, người chủ động giao tiếp với loài người hay không và họ sẽ cầu nguyện ai khi muốn có một câu trả lời. Khoảng 40% số người được hỏi đã trả lời có và sẽ cầu nguyện Chúa. Vào năm 1997, một cuộc khảo sát tương tự cũng đặt ra câu hỏi y hệt và các nhà nghiên cứu đã thực sự ngạc nhiên khi thấy tỷ lệ đó hầu như không thay đổi.
Vì vậy, có vẻ như “cuộc chiến” giữa khoa học và tôn giáo không nằm ở hai thái cực như nhiều người vẫn nghĩ. Thật không may, bằng chứng về sự hòa hợp có thể tồn tại giữa khoa học và tôn giáo lại thường bị che mờ bởi những tuyên bố có sức ảnh hưởng lớn từ những người đứng đầu hai thái cực. Chẳng hạn, để khiến 40% những người có đức tin ngừng tin tưởng, nhà nghiên cứu về tiến hóa học xuất chúng Richar Dawkins đã xuất hiện với vai trò người phát ngôn hàng đầu ủng hộ quan điểm rằng niềm tin vào thuyết tiến hoá đòi hỏi phải có sự vô thần. Một trong số những lời phát biểu đáng ngạc nhiên của ông là: “Đức tin chính là một lời bào chữa vĩ đại, một sự chối bỏ trách nhiệm để không phải suy nghĩ hay đánh giá một sự việc. Đức tin chính là niềm tin bất chấp hoặc thậm chí có thể vì… thiếu bằng chứng. Đức tin, khi là sự tin tưởng không dựa trên cơ sở thực tế, chính là tội lỗi lớn nhất của bất kỳ tôn giáo nào”.
Vì vậy, câu hỏi trọng tâm cho cả cuốn sách này chính là: liệu có thể có cơ hội cho sự hòa hợp giữa những quan điểm của giới khoa học và giới tâm linh khiến cả hai đều cảm thấy hoàn toàn hài lòng trong kỷ nguyên mới của vũ trụ học, của sự tiến hóa và của hệ gen người hay không? Tiến sỹ Collins đưa ra một cách giải quyết hoàn hảo cho tình trạng khó xử của những người vừa tin vào Chúa, vừa coi trọng khoa học. Đức tin vào Chúa và niềm tin vào khoa học có thể hòa hợp trong một thế giới xung quanh. Đức Chúa mà ông đặt niềm tin vào có thể lắng nghe lời cầu nguyện và quan tâm đến phần hồn của chúng ta.
Và giờ đây, trong cuốn sách tuyệt vời này, Collins lý giải quan điểm đó cho chúng ta. Ngôn ngữ của Chúa ủng hộ mạnh mẽ cho cả khoa học và Chúa. Tiến sỹ Collins xem xét và phản đối một số quan điểm từ chủ nghĩa vô thần đến sáng tạo luân về thế giới mới, cả Thuyết bất khả tri và thuyết thiết kế thông minh. Thay vào đó, ông đề xuất một sự kết hợp mới, cách thức mới để nghĩ về một Đức Chúa đầy quan tâm, người đã sáng tạo ra loài người thông qua quá trình tiến hóa.
Ông từng biết rất nhiều lập luận chống lại Đức tin từ những nhà khoa học, và ông đã phản biện lại những lập luận đó. Ông cũng biết sự phản đối vô lý những chân lý khoa học từ những người có đức tin và ông cũng có thể phản biện họ. Ông chia sẻ với độc giả hành trình của chính mình từ một người vô thần tới có đức tin, sau đó dẫn dắt độc giả vào chuyến đi đầy kinh ngạc của khoa học hiện đại để chứng minh rằng vật lý, hoá học và sinh học đều hòa hợp được với đức tin vào chúa và kinh thánh. Ngôn ngữ của Chúa là cuốn sách không thể thiếu cho bất kỳ ai luôn băn khoăn về những câu hỏi vĩnh cửu: tại sao chúng ta có mặt trên cõi đời? Chúng ta đến cuộc đời này bằng cách nào? Và đâu là ý nghĩa đích thực của cuộc sống?
4 Kẻ Phản Ki-Tô
“Thực sự, chỉ có một Ki-tô, và ngài đã chết trên thập giá. “Phúc âm” đã chết trên thập giá. Cái được gọi là “phúc âm” từ khoảnh khắc đó thực ra là cái đối nghịch với phúc âm mà ngài đã sống: là “tin xấu”, một phản phúc âm (dysangelium). Thật là giả trá tới mức phi lí khi tìm ra dấu ấn của người Ki-tô trong “đức tin”, chẳng hạn, niềm tin vào sự cứu chuộc qua đấng Ki-tô: chỉ có sự thực hành Ki-tô giáo, sống như một con người đã chết trên thập giá, mới thật là người Ki-tô.
“Đức tin” trong mọi thời đại, chẳng hạn, với Luther, chỉ là cái áo khoác, một cái cớ, một tấm bình phong mà đằng sau là những bản năng đang diễn trò – một sự mù quáng, giảo hoạt về sự thống trị của những bản năng nhất định. “Đức tin” – tôi đã từng gọi nó là sự giảo hoạt đặc thù của Ki-tô giáo – người ta luôn nói về đức tin, nhưng người ta luôn hành động theo bản năng”.
5 Tình Bạn – Bí Quyết Thăng Tiến Đời Sống Thiêng Liêng
Trong cuốn sách này tôi quả quyết rằng tình bạn khuyến khích chúng ta thăng tiến đời sống thiêng liêng. Việc tìm kiếm ý nghĩa của chúng ta liên quan mật thiết đến tình bạn – với chính mình, người khác và với Chúa. Những tương quan này gắn chặt vào đời sống thiêng liêng của chúng ta và sắp đặt những ưu tiên của chúng ta . Tình bạn nở hoa trong bối cảnh trợ giúp của cộng đoàn. Cộng đồng dân sự, cộng đoàn tu sĩ và những nhóm nhỏ “có ý định trước” tuyệt đối cần thiết cho tình bạn của chúng ta lớn mạnh. Tình bạn cho chúng ta thực thể và định hướng, và giúp chúng ta tập trung vào cái gì quan trọng nhất.
6 Như Hồn Trong Xác
“Tôi xin nói đơn giản rằng: hồn ở trong xác thế nào, thì các Kito hữu sống giữa thế gian cũng vậy(…) Linh hồn vô hình được giữ gìn trong thân xác hữu hình, thì người ta nhìn thấy các Kito hữu sống trong thế gian, nhưng không thấy lòng đạo đức của họ. Xác thịt thù ghét và gây chiến với linh hồn, dù linh hồn không làm hại gì cho xác thịt, mà chỉ ngăn không cho nó hưởng lạc thú[tội lỗi]; thế gian cũng ghét các Kito hữu như vậy, dù họ không gây thiệt hại gì cho nó, mà chỉ chống lại các lạc thú.
“Linh hồn yêu thân xác, nhưng thân xác và các chi thể lại ghét linh hồn; các Kito hữu cũng yêu những kẻ ghét mình. Linh hồn bị giam giữ trong thân xác, nhưng thực ra chính linh hồn chứa đựng trong thân xác…”
7 Tự Do Và Lề Luật
Con người là một tạo vật của Thiên Chúa, nhưng là một tạo vật đặc biệt trong vũ trụ. Giữa tất cả những tạo vật hữu hình, chỉ con người mới có sự thông minh và chỉ có con người mới có những hoạt động được thực hiện nhờ lý trí và lòng muốn. Chính bởi điều đó mà sự sống của con người khác xa với sự sống của các tạo vật khác trong vũ trụ. Giữa tất cả các tạo vật hữu hình, chỉ có con người mới có thể có suy nghĩ và làm việc với bàn tay và khối óc. Giữa tất cả các sinh vật sống động trong vũ trụ tồn tại theo bản năng (bản năng ăn uống, bản năng tự vệ, bản năng sinh dục hay còn gọi là bản năng bảo tồn giống nòi), chỉ có con người mới có thể dùng lý trí để điều khiển các bản năng của mình.
8 Giáo Dục, Huấn Luyện Và Đồng Hành – Một Sư Phạm Giúp Một Người Thể Hiện Ơn Gọi Mình
Tác giả cha Amadeo Cincim, một nhà huấn luyện rất được ưa thích ở Ý, rung chuông báo động: tất cả những nền huấn luyện không có một nền giáo dục cần thiết đi trước, đều có nguy cơ trở thành vô ích.
Cuốn sách này là một lời mời gọi: qua việc giáo dục, để biết mình, để đi đến nguồn gốc của cái tôi.
Tác giả chỉ cho thấy, người bước vào hành trình nội tâm này, từ cách xử sự đến thái độ, đi qua những tình cảm và động cơ, sẽ khám phá ra sự bất nhất trong thế giới của mình như thế nào. Không những người đó đi theo con đường dẫn tới biết mình hơn, nhưng còn tạo điều kiện để tự thanh tẩy mình, tạo điều kiện để thuần nhất nội tâm.