Luôn có những danh sách các bộ phim hay nhất do các nhà phê bình phim bầu chọn, vậy còn sách thì sao? Sự hay dở của một cuốn sách vốn không dựa trên thước đo nào cố định mà dựa vào cảm tính của người đọc rất nhiều. Vậy sách do ai viết cũng là một yêu tố khách quan để đánh giá sách hay dỡ. Topxephang.com gợi ý danh sách 6 quyển sách văn học nước ngoài của tác giả Quỳnh Dao được mua nhiều nhất hiện nay
1 Bên Bờ Quạnh Hiu
Bạn đọc gần xa chắc đã quá quen thuộc với tác giả Quỳnh Dao; một nhà văn đã gắn liền tên tuổi của mình với những cuốn tiểu thuyết trữ tình lãng mạn nổi tiếng như: Xóm Vắng, Tân Nguyệt Cách Cách, Dòng sông ly biệt… Lần này tác giả Quỳnh Dao lại cho ra mắt bạn đọc một cuốn tiểu thuyết mới có tên Bên Bờ Quạnh Hiu.
Cuốn tiểu thuyết Bên Bờ Quạnh Hiu là câu chuyện kể về cuộc sống và những con người ở nông trại Lệ Thanh và Lệ Thu một cô gái thành thị được mẹ đưa đến gửi tại nhà một người bạn thân để tránh sự tranh dành quyền lợi nuôi cô sau vụ ly dị. Một cuộc sống mới tràn đầy những mới lạ đối với Lệ Thu, đó là chưa kể đến những nhân vật trong nông trại như bác Chương, bác Châu, Tú, Phong, Diễm Chi đều có những đời sống riêng tư lạ lùng giống như đám rừng xanh âm u chằng chịt dây leo. Và cũng chính những con người nơi đây đã giúp cho Lệ Thu trưởng thành rất nhiều.
2 Quận Chúa Tân Nguyệt
” Bấy giờ là vào thời Thuận Trị, triều Mãn Thanh. Đối với quận chúa Tân Nguyệt mà nói những tháng ngày của “Chiến dịch Kinh Châu” là những dấu ấn hãi hùng. Nó giống như một lưỡi dao sắc đã cắt cuộc đời nàng ra làm đôi.
Mười bảy năm trước, những tháng năm ngập đầy hạnh phúc, vui vẻ, cuộc sống vàng son, được cưng chiều bỗng chốc thành bóng mây. Chỉ trong vòng một ngày mọi thứ đã đổi khác. Tân Nguyệt đột ngột mất cha, mất mẹ, cô, dì, hai ông anh ruột và cả gia viên ấm cúng. Hạnh phúc như chiếc bóng vỡ tan, chẳng còn gì cả. Không có gì tồn tại cả. Trước mắt còn chăng là nỗi đau khôn cùng, và một tương lai mù mịt.
Nhưng phút giây ly biệt vẫn còn đó, hình ảnh rành rành không phai.
Hôm ấy thành Kinh Châu mịt mù khói lửa. Cảnh hỗn loạn chưa từng thấy. Dân chúng chạy tứ tán khắp nơi, tìm đường thoát thân. Trong thành nhập đầy tiếng khóc, tiếng kêu réo thảm thiết. Trong khi đó pháo ở ngoài cứ dập vào. Đại quân của bọn phiến loạn Ngô Thế Vương đã tấn công sát đến chân thành. Thụy Thân Vương với áo bào đẫm ướt máu, vội vã đi vào đại sảnh của Vương phủ, đẩy đứa con trai mới tròn tám tuổi là Khắc Thiện vào lòng của chị nó là Tân Nguyệt, gấp rút nói:
– Tân Nguyệt, cha và các anh sẽ ở lại đây chiến đấu đến phút cuối cùng! Gia đình ta chỉ còn lại giọt máu duy nhất để nối dõi tông đường là Khắc Thiện. Giờ ta giao trọng trách nặng nề này lại cho con. Con phải cố gắng bảo vệ lấy nó. Hai chị em con phải cải trang thành dân thường chạy nạn hòa lẫn vào đám đông và tìm cách thoát khỏi thành ngay!…”
3 Vòng Tay Kỷ Niệm
Đứng tựa vào lan can, Doanh lặng nhìn dòng nước đang chảy bên dưới. Con sông không rộng lắm, hai bên bờ xây bằng xi măng trông rất đẹp. Nước lững lờ, lòng sông cạn để lộ một vài hòn đá cản giữa dòng, tạo nên một khung cảnh nên thơ. Ánh nắng tháng năm chói chang, Doanh đứng yên nhìn dòng nước chảy, với tâm trạng bối rối. Khung cảnh quá đẹp, ở đây cách xa thành phố ồn ào. Một con đường nhỏ ngoằn ngoèo chạy thẳng về phía rừng thông, rừng trúc để rồi thẳng lên núi. Một bên là ruộng vườn với những mái nhà tranh…”.
4 Lao Xao Trong Nắng
Thanh Trúc quay mặt đi. Rõ ràng là ta đã đi nhanh quá. Chưa tìm hiểu chàng một cách rõ ràng, đã vượt quá giới hạn bạn bè… Nhưng mà chỉ mới nghĩ đến chuyện xa chàng, không gặp mặt Kỳ nữa là Trúc cảm thấy đau khổ. Trúc suy nghĩ một chút, rồi quyết tâm hỏi:
– Anh Kỳ, anh yêu em chứ?
– Vâng.
– Vậy thì… Thanh Trúc thấy đau lòng, nước mắt ứa ra mi – Em sẵn sàng làm người tình của anh.
Anh Kỳ bàng hoàng, vội ôm Thanh Trúc vào lòng, hôn lên mắt, trên mặt, trên môi Trúc.
– Anh chỉ đùa thôi, anh gạt em đấy, chứ anh có vợ có con bao giờ? Em khỏi phải làm nhân tình cho anh, anh sẽ cưới em một cách đàng hoàng, hợp lệ, em biết không?
– Cái gì? Thanh Trúc đẩy Kỳ ra. Nàng vui mừng, vừa giận vì cái đùa dai của chàng – Anh cứ đùa mãi làm em hết hồn. Tại sao anh mãi bỡn cợt như vậy? Anh làm em giận quá. Thứ thật với anh, em là gái đã có chồng!
– Vậy ư? – Vậy thì anh xin làm tình nhân lại cho em vậy.
– Anh rõ thật là quá quắt! Quá quắt lắm rồi!…”
5 Chiếc Áo Mộng Mơ
“… Nhã Tịnh lặng người bối rối liếc về phía hai anh em Khải, Hoàn cầu cứu. Hai anh em cũng đang tái mặt. Tịnh thấy khổ quá, tại sao họ lại không cho Quyên biết câu chuyện về chiếc áo mộng mơ? Phải biết tiên liệu mọi tình huống chứ, bây giờ chuyện xảy ra thế này rồi, phải làm sao đây? Tịnh thấy giận quá, giận run, giận đến mức không biết phải làm gì. Nàng quay lại nhìn bà cụ, bà cụ đang trừng trừng mắt nhìn chiếc đàn guitar. Tịnh không biết bà cụ đang nghĩ gì. Tịnh bối rối quay sang cô Lan nhưng không còn kịp nữa, Nghi Quyên đã đứng trước mặt Tịnh với cây đàn:
– Tang Tang hãy cầm đi, coi lại coi âm thanh có bị lạc không? Không biết họ chỉnh tốt chưa đấy.
Có tiếng hét của Khải, giọng chàng giận dữ:
– Nghi Quyên, đem cái đồ quỷ đó đi đi, đồ ngu!
Tiếng hét của Khải đã đánh thức Tịnh, phải có một hành động quyết định, không thể cù cưa như vậy mãi. Khải đã cứu nguy kịp thời, Tịnh làm bộ lảo đảo làm gì khác hơn nữa vì mặt nàng đã tái mét, tim như càng lúc càng đập nhanh hơn. Tịnh lắp bắp:
6 Tình Như Bọt Biển
“… Bích Hoàng với tình yêu càng ngày càng trở nên mặn mà hơn, chín mùi hơn. Và như đóa hoa hương sắc, ong bướm càng vây quanh nhiều hơn, nhiều đến độ nhiều khi Hạo Thiên phải bực nói:
– Cái bọn ếch nhái này không biết phận, dám đòi ăn thịt thiên nga chứ.
Bích Hoàng nghe nói cười.
– Anh cho người ta là ếch nhái, thế anh là gì?
Hạo Thiên tròn mắt.
– Em là thiên nga thì đương nhiên anh phải là thiên nga. Và cái bản chất đùa cợt của Hạo Thiên như tái phát. Thiên nói.
– Xem nào. Thiên Nga tỏ tình với người yêu ra sao? Đúng rồi, chắc không khác gì vịt nước đâu.
Thế là hôm ấy trong phòng của Bích Hoàng vang lên tiếng “Cạp, cạp, cạp” của Thiên và tiếng cười rộn rã của Hoàng.
Y Vân không hiểu sao lại không chịu được những tiếng cười đó. Nàng chạy về phòng, lấy đôi tay bịt kín tai. Ngồi trên giường mà Vân thấy mồ hôi ướt đẫm cả áo. Nàng chợt nhớ đến ngày nào có tiếng “choét! choét! choét!”. Rồi tiếng gầm “hừm! hừm”. Chuyện đó hình như xảy ra lâu lắm rồi thì phải. Có lẽ mấy trăm, mấy nghìn năm trước. Còn thời đại bây giờ là thời của tiếng “Cạp! Cạp! Cạp!”…”.