Top 6 tựa sách hay về thiền định được nhiều người mua nhất hiện nay

0
1816
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về thiền định được nhiều người mua nhất hiện nay

1 Thiền Và Nghệ Thuật Bảo Dưỡng Xe Máy​​​​​

Tác phẩm là một thành công đáng mơ ước với bất kỳ tác giả nào: hàng triệu bản đã được bán ra, được phiên dịch sang hơn 20 thứ tiếng và biết bao bài báo ca ngợi là “cuốn tiểu thuyết triết học được nhiều người đọc nhất từ xưa đến nay”.

Hành trình xuyên nước Mỹ bằng mô tô của hai cha con tác giả chỉ là một ẩn dụ đương đại về cuộc hành trình tâm linh khởi đi từ những truy vấn nền tảng về ý nghĩa của mọi sự trên đời. Đối với nhiều người, những cuộc truy vấn này dường như vô nghĩa, lạc lõng trong một thế giới hoàn toàn bị chi phối bởi internet và điện thoại di động. Ngay cả những truy cầu tri thức trong truyền thống vốn đặt trọng tâm vào suy tư và chiêm nghiệm bây giờ cũng có thể gói gọn trong một từ duy nhất: Google. Tác phẩm được viết ra trong thập niên 1960, thời chưa hề có internet hay smartphone và thái độ ung dung tự tại của hai con người lang thang trên các nẻo đường đi tìm chân lý và sự giác ngộ viên mãn (chẳng phải đây chính là mục đích tối hậu của thiền hay sao?) có vẻ xa lạ, thậm chí hơi quá lãng mạn trong cõi đời xô bồ, bon chen hiện tại. Nhưng chính ở điểm xa lạ này mà tác phẩm đã đem đến cho người đọc sức mạnh lớn nhất của nó. Tác giả của “Thiền và nghệ thuật bảo dưỡng xe máy” mời gọi chúng ta hãy can đảm quay lưng với cuộc sống thực dụng, tiền bạc, danh vọng, kèn cựa hơn thua, để một lần hồn nhiên dấn thân vào cõi suy tư tìm kiếm những giá trị nhân sinh đích thực vẫn chìm khuất đâu đây trong cuộc đời vô tận.

2 Ba Trụ Thiền​

Ba Trụ Thiền – cuốn sách được đánh giá là “cuốn sách có giá trị vô song với những người nghiêm túc quan tâm đến Thiền”. Ra đời vào cuối Thế kỷ XX, trong hơn ba mươi năm qua, cuốn sách vẫn tiếp tục truyền cảm hứng bất tận cho những hành giả toạ Thiền ở Phương Tây. Ấn bản mới này được cập nhật và hiệu chỉnh, được bổ sung các ảnh tư liệu mới cùng lời bạt mới của Bodhin Kjolhede, người truyền thừa và là Viện trưởng kế nhiệm của Lão sư Philip Kapleau ở Rochester Zen Center, Thiền viện lâu đời nhất và có ảnh hưởng lớn nhất Hoa Kỳ. Đây chắc chắn sẽ là món ăn tinh thần có ý nghĩa dành cho độc giả vào dịp năm mới này.

Ba cột trụ của Thiền, đó là Giáo lý, Tu tập, và Giác ngộ. Lão sư Philip Kapleau, người đóng vai trò chính trong việc đưa Phật giáo Thiền về châu Mỹ, đã trình bày trong cuốn sách này một tổng quan hàm súc về lịch sử và quy luật của Phật giáo Thiền. Tác phẩm kinh điển còn được cập nhật và hiệu chỉnh, được bổ sung các ảnh tư liệu mới cùng lời bạt mới của Bodhin Kjolhede, người truyền thừa và là Viện trưởng kế nhiệm của Lão sư Philip Kapleau ở Rochester Zen Center, Thiền viện lâu đời nhất và có ảnh hưởng lớn nhất Hoa Kỳ.

The Three Pillars of Zen (Ba Trụ Thiền) của Thiền sư Philip Kapleau là một trong hai bản văn dạy phương pháp tu Thiền chánh truyền có ảnh hưởng rất sâu rộng trong giới tu Thiền ngày nay trên thế giới, nhất là ở Hoa Kỳ. Nó đã được dịch sang rất nhiều thứ tiếng khác nhau của các nước trên thế giới như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ý, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Trung Quốc, Nga…

Việc xuất bản cuốn sách này sẽ đem lại lợi ích cho độc giả Việt Nam, nhất là những độc giả và hành giả thích tìm học, nghiên cứu và tu tập Thiền để cải thiện sức khỏe thể xác và tinh thần hoặc tìm cầu Giác ngộ như Đức Phật và các Thiền sư đã làm qua phương pháp tọa thiền đúng cách. Tập sách này, như một cẩm nang, sẽ đáp ứng được các nhu cầu đó đến một mức độ nào đó của các mục tiêu vừa nêu, nhất là mục tiêu thứ nhất, cải thiện sức khỏe thể xác và tinh thần, khi không có một bậc chân sư giác ngộ ở bên cạnh trực tiếp chỉ dẫn. Ngoài ra, cuốn sách cũng hết sức thú vị với những độc giả yêu thích sự khám phá, giúp họ bước chân vào một lĩnh vực mới mẻ vốn vẫn chìm dưới tấm áo huyền bí, để mở mang tầm hiểu biết, hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.

3 Kinh Nghiệm Thiền Quán
Một trong những nhóm Peace Corps đầu tiên, uống rượu sâm-banh ở 30 ngàn dặm trên mặt biển Thái Bình, chúc mừng Tây phương sang gặp gỡ Đông phương. Vì tôi chưa đầy 21 tuổi, Pan Am không bán rượu cho tôi. Những gì tôi biết về Phật giáo không đủ làm đầy những chiếc ly nhỏ bé làm bằng plastic ấy: một người đàn ông mỉm cười với cái bụng phệ, một ý niệm về tĩnh lặng, thở vào trong mọi vật.

Tháng Bảy, năm 1974. Một khóa mùa Hè tại viện Naropa, Boulder, Colorado, một thứ “đại hội nhạc trẻ Woodstock” đón mừng Đông phương sang gặp gỡ Tây phương. Lễ trao truyền chức giáo thọ cho tôi ở Hoa Kỳ. Giữa những phấn khởi, thèm khát muốn học hỏi của tất cả mọi người. Tôi cảm thấy gió tụ về, nâng cao tất cả lên, và tôi nghĩ, “Đây là sự khởi đầu của một việc gì đó.”

Tháng Giêng, năm 1993. Một thế hệ sau, giáo pháp của đức Phật thổi đều đặn, nhẹ nhàng vào trong văn hóa Tây phương. Khóa tu ba tháng vừa chấm dứt, khóa tu thiền quán thứ 18 kể từ năm 1975. 100 người bước về với thế giới bên ngoài, một vài người mỉm cười lặng lẽ, một số khác bừng cháy với ngọn lửa kinh nghiệm được chân lý. Giữa đêm đông vắng lặng, màn ảnh máy điện toán của tôi sáng lên với những thắc mắc câu hỏi của họ.

Tiếng gầm của con sư tử lớn kêu gọi chúng ta hãy thức dậy. Nếu biết nhìn cho sâu sắc, ta sẽ khám phá ra được tuệ giác và tình thương, chân tánh của chính mình. Khích lệ bởi tiềm năng này, nhiều người trong chúng ta đã học cách nhìn, biết thắc mắc, và biết tự khám phá chính mình.

4 Nhà Lãnh Đạo Thiền

Nhà Lãnh Đạo Thiền không khuyến khích bạn nhắm đến “yên ổn”. Nó cũng không khuyên bạn làm việc chăm chỉ hơn, nhanh hơn, hay phớt lờ áp lực. Hoàn toàn ngược lại: Cuốn sách là cách sử dụng áp lực để đẩy tới các “cú lật” trong ý thức nhằm tạo nên những nhà lãnh đạo đầy tính cách tân, những nhà lãnh đạo tạo ra tương lai với niềm vui thú tràn đầy nhiệt huyết, chứ không phải là những nhà lãnh đạo dẫn bản thân họ và nhân viên của mình đến sự kiệt quệ cả về sức khỏe lẫn tinh thần.

5 Thiền Luận – Daisetz Teitaro Suzuki
“Thiền là gì?”. Đó là một câu hỏi rất khó trả lời, không thể trả lời cho vừa ý người hỏi; vì Thiền từ khước tất cả, cả ý định mô tả hoặc định nghĩa Thiền. Vậy, để hiểu Thiền, phương pháp hay nhất hẳn là phải học thiền và hành Thiền ít nhất vài năm tại Thiền đường. Thế nên dầu đem hết tâm trí nghiền ngẫm thiên cảo luận này e bạn đọc vẫn không khỏi hoang mang về đại nghĩa của Thiền pháp.

Thật vậy bản chất của Thiền thoát ngoài tất cả định nghĩa và giải thích; nói một cách khác, không bao giờ chuyển hóa Thiền thành khái niệm được, hoặc mô tả được bằng ngôn từ hợp lý. Vì lý do đó, các Thiền sư tuyên bố thiền độc lập với chữ nghĩa – bất lập văn tự – vì đó là một sự truyền riêng ngoài tất cả giáo lý chánh thống – giáo ngoại biệt truyền.

Dầu vậy, mục đích của bài luận này không nhằm chứng minh suông Thiền là cái không thể hiểu được, và như vậy không ích gì bàn nói đến. Chủ tâm của tôi, trái lại, là thử tận lực làm sáng tỏ ra, dầu kết quả phải thiếu sót và lệch lạc. Muốn vậy, có năm bảy đường, vì về Thiền, ta có thể đề cập đến dưới nhiều phương diện khác nhau, về tâm lý, hoặc bản thể, hoặc hình tướng, hoặc dõi theo dòng lịch sử như tôi đã trình bày phần nào ở những bài trước. Phương diện nào cũng đặc biệt quan hệ như nhau, muốn thông suốt hết phải nhiều năm chuẩn bị. Ở đây, điều tôi định làm chỉ nhằm vào phương diện thực tiễn của vấn đề nêu lên vài khía cạnh hành Thiền theo như chư sư đã thực hành để khai thị môn đồ. Sự tham cứu những tài liệu ấy sẽ giúp ta đi sâu vào tình thần đạo Thiền và đạt đến chỗ tột cùng có thể đạt tới được.

6 Dưới Ánh Sáng Của Thiền

Thiền định là con đường dẫn đến sự thông thái, giúp khám phá vẻ đẹp của tâm hồn; từ đó khơi dậy nguồn sức mạnh nội tâm và nhận thức rõ mục đích sống thật sự. Trong bầu không khí thế giới ngày càng nặng nề như hiện nay, khi mà stress đã trở thành “căn bệnh thời thượng” thì thiền chính là cách rèn luyện tâm trí nhẹ nhàng bằng nghệ thuật tập trung, cho ta cơ hội lắng sâu vào suối nguồn bình yên nội tâm mà vẫn có thể tập trung hoàn thành tốt công việc thường nhật.

Thực hành thiền mở mắt theo phương pháp thiền Raja Yoga sẽ giúp bạn dễ dàng tạo trạng thái ý thức đúng trong khi vẫn nhận thức về sự việc diễn ra xung quanh; vẫn giữ được bình an nội tâm trong khi mọi người xung quanh đang hoảng loạn, sợ hãi; cho ta khả năng nhìn rõ đâu là sự thật và đâu là giả dối; đồng thời giúp ta đưa ra những quyết định đúng, không bị ảnh hưởng từ người khác hoặc từ những cảm xúc “phá bĩnh” của chính mình.

Mọi người đến với thiền vì nhiều lý do. Phần đông mong muốn có được bình an nội tâm, một số người xem thiền là một phần trong hành trình tìm kiếm chân lý, còn số khác lại ấp ủ niềm hy vọng khám phá kho báu hạnh phúc đích thực. Nhìn chung, thiền có thể đáp ứng tất cả những ước mong đó. Thế nhưng chúng ta thường mắc phải sai lầm khi cho rằng có thể học thiền đơn giản bằng cách nghe giảng qua băng, đĩa hay là đọc sách về thiền. Bằng lý trí, ta có thể hiểu được các bước thực hành và lợi ích của thiền, tuy nhiên những lợi ích đó chỉ phát huy giá trị khi ta luyện tập và trực tiếp trải nghiệm đều đặn mỗi ngày. Dưới Ánh Sáng Của Thiền được soạn thảo và trình bày dưới dạng một khóa học thiền với mục đích giúp bạn dễ dàng đạt được trải nghiệm bình an, hạnh phúc… như mong muốn. CD kèm theo sẽ giúp bạn dễ dàng tập luyện hơn.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN