Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay nên đọc trước tuổi 30 được nhiều người mua nhất hiện nay
1 Câu Chuyện Dòng Sông
Tôi tặng chị bạn một bản cuốn Siddhartha – Câu chuyện dòng sông với những lời khen ngợi vô song. Chị đọc được nửa cuốn gửi email nói rằng cũng chưa thấy gì thú vị. Tôi bèn reply lại với giọng tự tin rằng để rồi tôi sẽ viết một bài phân tích những cái hay của câu chuyện cho chị.
Một thời gian sau, khi có thời gian rảnh rỗi, tôi ngồi đọc lại cuốn sách say mê như mới đọc lần đầu. Thực ra thì không thể như lần đầu được, vì lần đầu còn tò mò, đọc còn hay lướt qua các con chữ, bị cuốn theo các tình tiết của truyện. Nhưng niềm say mê thì đúng là vẫn còn nguyên vẹn, hệt như gặp lại người thương sau bao lâu xa cách.
Tôi đọc từng trang sách, nhâm nhi chậm rãi những đoạn văn mà mình hứng thú, nghiền ngẫm chúng. Nghiền ngẫm với tôi không hẳn là suy nghĩ, mà chỉ là cách vùi những hạt giống ý tưởng vào trong mảnh đất vô thức của mình và hy vọng, chờ mong một ngày những hạt giống ấy sẽ nẩy mầm thành cây tuệ giác xanh tươi.
Khi đã đọc xong, thật lạ là tôi cảm thấy mình không có một ý tưởng nào để phân tích những cái hay của cuốn sách cho chị bạn như đã dự định. Lúc đó tôi chợt nhớ đến điều một lần Osho đã nói. Đại ý rằng bạn không thể phân tích một bài thơ và bài thơ cũng không phải là để bạn phân tích. Lúc bạn dùng tri thức của mình để phân tích nó cũng có nghĩa là bạn đang chia chẻ nó ra thành nhiều mảnh vụn. Làm như vậy là bạn đã phá nát bài thơ mất rồi. Thơ chưa bao giờ cần phải phân tích cả, thơ là để cảm. Với câu chuyện đầy minh triết này của Hermann Hesse, có lẽ cũng không cần phân tích gì cả. Bạn hãy đọc và để tâm tự nhiên của bạn cảm nhận những gì được viết trong sách.
Còn lý do tôi thích câu chuyện này thì có lẽ là bởi vì đường đời của chàng Siddhartha trong câu chuyện hình như cũng chính là đường đời mà tôi đã, đang và sẽ phải đi qua. Tôi thấy mình trong chàng trai Bà la môn ấy, trong những dằn vặt nội tâm, những đắm say dục vọng của chàng.
Một lý do nữa là trong câu chuyện về hành trình đi đến giác ngộ này, tôi đã thấy một con người đã gặp gỡ, ngưỡng mộ và yêu mến Đức Phật, nhưng người đó cũng đã từ chối giáo lý của Ngài để tự đi trên con đường của riêng mình. Bởi chàng trai đó tin rằng không ai và không một giáo lý nào bên ngoài có thể giúp mình chứng ngộ được. Chàng đã ra đi và cuối cùng cuộc đời chàng đã chứng minh rằng niềm tin ấy là đúng đắn. Và theo tôi, những người như Sidhartha mới thực sự là những người đệ tử chân chính của đức Phật, chứ không phải là những người đã quy y theo Ngài. Chẳng phải chính đức Phật cũng đã nói “hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi” hay sao?
Tôi yêu đạo Phật, yêu cả những con người, những nền văn hóa bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Phật giáo. Tôi cũng tụng kinh niệm Phật và đọc nhiều sách Phật giáo. Nhưng có lẽ kiếp này tôi sẽ chẳng bao giờ đi tu cả, bởi tôi muốn tìm tòi, tự vạch ra con đường của riêng mình chứ không thể nhắm mắt bước theo ai khác, cho dù đó là đức Phật. Tôi rất thích hai câu thơ mà thiền sư Quảng Nghiêm đã viết từ hơn tám trăm năm trước:
2 Tội Ác Và Trừng Phạt
Tội ác và hình phạt (tiếng Nga : Преступление и наказание) là một
tiểu thuyết của nhà văn Nga Fyodor Mikhailovich Dostoevsky. Tiểu thuyết
này cùng với Anh em nhà Karamazov là hai tác phẩm nổi tiếng nhất của
Dostoevsky. Tạp chí Time đã bình chọn Tội ác và trừng phạt là một trong
số những cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời đại.
Tội ác và hình phạt là cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh và hay nhất
của toàn bộ hệ thống tác phẩm Dostoevsky, là một trong những tác phẩm
có nội dung bi thảm nhất của nền văn học nhân loại. Với tấm lòng nhân
đạo vô bờ bến, tác giả đã dựng lên một bức tranh ảm đạm về số phận bế
tắc của lớp người dưới đáy xã hội Nga, nhất là tầng lớp trẻ trong trắng,
nhiều khát vọng. Tác phẩm còn là lời tố cáo mãnh liệt tầng lớp tư sản
hãnh tiến, giẫm đạp lên đạo đức, nhân phẩm, tài năng.
Nội dung sâu sắc như trên được chuyển tải bằng nghệ thuật phân tích
tâm lí sâu sắc, tinh tế đến mức kì diệu đào đến tận đáy sâu tâm hồn nhân
vật, tới cả đường gân thớ thịt dưới làn da con người; bằng sự đan xen
giữa tuyến cốt truyện trung tâm “tội ác và trừng phạt” với một số tuyến
độc lập khác, như tuyến cốt truyện gia đình Marmêlađôp, tuyến cốt truyện
Đunhia… Chính trong quan hệ đối chiếu đó mà chiều sâu xã hội cùng
những tâm tư phức tạp của con người có điều kiện được bộc lộ một cách
chân thật.
3 Cách Sống
Thứ I: Biến suy nghĩ thành hiện thực: “điều gì mà mình không muốn thì chắc chắn nó sẽ không đến với mình”. Phải không ngừng suy nghĩ ,ngay cả trong giấc ngủ, nếu tôi hình dung ra được mọi chi tiết của công việc thì tôi chắc chắn sẽ thành công với công việc của tôi.
Tôi học được không thể thành công nếu không lập kế hoạch chi tiết và chuẩn bị chu đáo. việc ngã bệnh giúp tôi học được nguyên tắc lớn của đời sống tinh thần: khi tâm tiêu cực thì sẽ gọi hiện thực tiêu cực đến. Nhận ra được một chân lý: Tâm quyết định vận mệnh. Và chỉ khi bị dồn vào đường cùng thì con người mới trở nên mạnh mẽ hơn. Cuộc đời của Tôi là do Tôi quyết định. Nếu sống hết mình cật lực cho ngày hôm nay thì sẽ nhìn thấy ngày mai.
Thứ II: Suy nghĩ từ nguyên lý và nguyên tắc.Cuộc đời hiện tại của Tôi chính là kết quả của các quyết định mà Tôi đã chọn.Tôi học được phải làm việc đến cùng mới thấu suốt ý nghĩa chứ chỉ hiểu biết thôi là chưa đủ. Đây chính là Phương trình cuộc đời mà tôi đã học được từ Ông.Cuộc đời và thành quả của công việc = Tư duy * Nhiệt huyết * Năng lực.
Cuộc đời là một màn kịch mà tôi vừa làm đạo diễn ,tác giả ,diễn viên.Do đó cách duy nhất để tôi sống trong cuộc đời là tự sáng tạo kịch bản và tự diễn để mỗi ngày trôi qua thật đáng sống. Tôi đã học được: không học được gì nếu không đổ mồ hôi ở nơi làm việc. Tôi phải là con người tự bốc cháy để bùng cháy ngọn lửa nhiệt tình trong tôi, luôn luôn tự động viên “Mình đang làm một công việc thật là tuyệt vời”.
Thứ III: Mài giũa nhân cách nâng cao tâm hồn. Người có vị trí cao hơn người khác phải là người hội đủ ba tư chất nhân cách, dũng khí và cuối cùng mới là năng lực. Phải luôn mình lại chính mình không ngừng mài giũa nhân cách. Tôi học được rằng địa vị càng cao thì nhân cách càng lớn. Và bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng nói câu “xin cảm ơn”. Nếu cần thay đổi bản thân hãy làm ngay hôm nay không đợi đến ngày mai.
Thứ IV: Sống với lòng vị tha. Tôi học được rằng chỉ khi nào sống hết mình vì người khác thì bản thân Tôi mới cảm thấy hạnh phúc. Lòng vị tha khiến cho tâm hồn của Tôi thêm rộng mở. Mỗi đêm hãy tự hỏi mình làm việc này với động cơ gì? Và hãy cống hiến cho xã hội. Việc nỗi lực để đạt được còn quan trọng hơn là đã đạt được.
Thứ V: Hoà hợp với dòng chãy vũ trụ. Tôi học được rằng số mệnh và luật nhân quả là sức mạnh chi phối cuộc đời của bất cứ ai.Phải luôn nghĩ điều thiện và làm điều thiện. Nhận ra được nghiệp có thể chuyển đổi được từ cách sống từ những việc Mình làm.và điều cuối cùng tôi không quên: hướng tới cách sống đúng với đạo làm người. Tương lai tươi sáng nằm trong tay Tôi.
4 Sức Mạnh Của Hiện Tại
Mọi người trong chúng ta ai cũng có những nỗi đau khổ. Cuộc đời là bể khổ, khổ nhiều đến nỗi chúng ta có cảm giác phàm là con người là khổ… Những nỗi đau khổ chất chứa của nhiều số phận qua nhiều thế hệ trở thành tâm thức tập thể, tâm thức cộng đồng. Những nghiên cứu mới đây của các nước phát triển về mức độ con người có cảm thấy hạnh phúc hơn không khi đời sống của họ được cải thiện cho thấy câu trả lời, rất tiếc, vẫn là không. Như vậy rõ ràng, chìa khóa của vấn đề không nằm ở thỏa mãn vật chất.
Với tác giả của “Sức mạnh của hiện tại”, Eckhart Tolle – một bậc thầy tâm linh của thế giới hiện đại, câu trả lời không những như vậy, mà còn xa hơn nữa: Nguồn gốc nỗi bất hạnh của con người ở chính trong mỗi con người. Chừng nào con người còn đi tìm hạnh phúc ở bên ngoài mình thì chừng đó, con người còn đau khổ.
Luận điểm cơ bản của Eckhart Tolle rất đơn giản, nhưng đầy thuyết phục: Ở mỗi con người đều có bản chất chân thật và thường hằng. Nhưng bản chất đó, giống như mặt trời, luôn bị mây mờ che phủ khiến họ không bao giờ nhận ra Thượng đế hay chân lý chính ở trong con người họ. Đám mây đó chính là dòng suy nghĩ miên man, vô cùng, vô tận, là lý trí, hay trí năng ở mỗi con người. Lý trí, trí năng thường bị nhầm lẫn là bản thân ta. Nó làm nên cái mà chúng ta gọi là “bản ngã”. Mọi đau khổ nội tâm xuất phát từ đây. Với “ngã”, luôn luôn có phân biệt đúng/sai, trắng/đen, phải/trái, đau khổ/hạnh phúc, địch/ta, bạn/thù, tốt/xấu, sinh/tử… “Ngã” luôn luôn phải tồn tại vì một sự nhầm lẫn vĩ đại của loài người là nếu không có nó thì làm gì có bản thân ta nữa. “Ngã” luôn phân tách con người như một cá thể không liên quan tới những gì ở ngoài nó. “Ngã” không thể mất bởi “ngã” được cho là bằng chứng của tồn tại, của sự hiện hữu của mỗi cá nhân. Nhưng thật ra, “ngã” hoàn toàn không phải là bản thân bạn.
Vậy thì bạn ở đâu? Theo tác giả, bạn hãy gạt đám mây mờ lý trí để ánh sáng lan toả khắp nơi – ánh sáng đó mới là bạn đích thực.
Vậy làm tan đám mây che phủ bầu trời bằng cách nào? Câu trả lời: Hãy thực hành an trú trong giây phút hiện tại! Hãy nhận diện sự có mặt của những dòng suy nghĩ miên man bất tận, hay lý trí, trí năng trong bạn, hãy chỉ quan sát nó trong tĩnh lặng như quan sát một đối tượng. Một khi bạn nhận diện được nó và chấp nhận nó, nó sẽ tan đi. Điều đó có nghĩa là, một khi bạn tỉnh thức, thôi đánh đồng bạn với nó, một khi bạn nhận ra thật ra đó không phải là bạn, thì dòng thác lũ của suy tư không ngừng trong bạn cũng tan biến. Khi ấy, dòng năng lượng tâm linh trong bạn sẽ không còn bị cản trở. Nó sẽ tuôn chảy và đưa bạn về với bản chất chân thật của chính bạn: đó là trạng thái an nhiên tự tại. Dòng năng lượng ấy cũng chính là bạn, là bản chất chân thật và không bao giờ mất đi của bạn, cho dù sẽ đến lúc thân xác của bạn tan hoại. Dòng năng lượng ấy sẽ chuyển hoá những nỗi đau của bạn, giúp bạn vượt thoát khỏi những đối cực, giúp bạn nhận ra bản chất Thượng đế, hay Phật tính trong con người mình.
5 Sức Mạnh Của Thói Quen
Chìa khoá quan trọng nhất để mở cánh cửa thành công chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn những thói quen tốt với nhau.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu? Thói quen có nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta hay không?
Với ba phần khá đầy đặn, “Sức mạnh của thói quen” cho bạn cái nhìn toàn diện không chỉ về thói quen cá nhân, của tổ chức mà còn là của toàn xã hội, cùng với lời khuyên để vận dụng các thói quen đó.
Muốn thay đổi thói quen, bạn phải phá vỡ những việc làm tuỳ hứng hàng ngày – câu “thần chú” này chỉ đường cho bạn tới thành công.
“Sức mạnh của thói quen” sẽ làm bạn say mê bởi những ý tưởng thú vị, những nghiên cứu ấn tượng, những phân tích thông minh và những lời khuyên thiết thực.Và những độc giả đã đưa cuốn sách này vào danh sách bestseller của Thời báo New York suốt 40 tuần đã kiểm chứng điều đó.
6 Khế Ước Xã Hội
Khế Ước Xã Hội là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong thời kỳ Khai sáng, mở đường cho Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền Pháp năm 1789.
Khế ước Xã hội gồm bốn quyển, mỗi quyển từ mười tới mười lăm chương. Trong lời mở đầu Rousseau viết: “Với bản chất con người như ta biết, và với tính chất có thể xảy ra của luật pháp, tôi muốn tìm xem trong trật tự của một xã hội dân sự có thể có một luật lệ cai trị nào chắc chắn và hợp tình hợp lý…”
Trong cuộc hành trình này, Rousseau cũng như các nhà tư tưởng trước ông như Thomas Hobbes và John Locke đều bắt đầu từ nguyên thủy, nhận diện con người trong trạng thái thiên nhiên của nó. Mở đầu chương thứ nhất Rousseau viết: “Con người sinh ra được tự do, nhưng ở đâu họ cũng bị xiềng xích.” Đối với Rousseau, tự do là điều kiện thiết yếu để con người là một con người. Trong trạng thái thiên nhiên mỗi con người là chủ của chính mình, nhưng từng cá nhân một không thể chống chọi với thiên nhiên để tự tồn mà phải cùng chung sống với nhau hầu có đủ sức để sống còn.