Top 6 tựa sách hay về hà nội được nhiều người mua nhất hiện nay

0
1191
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình, bạn sẽ phải làm những điều khác biệt. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vài cuốn sách truyền cảm hứng cũng có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn của bạn và khiến cuộc sống của bạn bước sang trang mới. Dưới đây là 6 tựa sách hay về hà nội được nhiều người mua nhất hiện nay

1 Hà Nội 36 Phố Phường

Với nhiều nhà văn, Thăng Long – Hà Nội là một đề tài vô tận để họ thả hồn mình theo ngòi bút. Từ xa xưa, mảnh đất kinh kì Thăng Long đã đi vào những câu ca dao mê đắm lòng người. Cho đến hôm nay và mãi về sau, chắc chắn sẽ có nhiều tác phẩm nữa ngợi ca vẻ đẹp của Hà Nội.

Là người Hà Nội, cả cuộc đời sống ở Hà Nội, nhà văn Thạch Lam có cái cảm nhận rất riêng về chốn thủ đô ngàn năm tuổi. Trong tác phẩm HÀ Nội 36 phố phuờng, ông không đề cập đến những vấn đề to tát. Ông nhìn Hà Nội không qua con mắt của một nhà nghiên cứu, mà qua con mắt của một nhà thơ, một người yêu Hà Nội như máu thịt . Tất cả Hà Nội hào hoa và thanh lịch, Hà Nội bình dị mà lại quý phái hiện lên dưới ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà văn. Dưới cái nhìn đọc dáo của ông, Hà Nội của một thời hiện ra thật thú vị. Nó thú vị ngay từ những chủ đề mà tác giả tìm hiểu. Từ những quán hàng nổi tiếng với những món ăn chơi của nhà giàu cho đến những món ăn vô cùng bình dân nhưng dưới ngòi bút của tác giả, tất cả vẫn hiện lên đầy quyến rũ. Hà Nội ba sáu phố phường của Thạch Lam dành phần lớn số trang viết về nét văn hoá ẩm thực của người Hà Nội, đặc biệt là các loại quà Hà Nội. Đây là những trang viết đặc sắc nhất của ngòi bút Thạch Lam. Ông cho rằng: “Quà Hà Nội xưa nay vẫn có tiếng là ngon lành và lịch sự. Bao nhiêu ý tốt, tình hay gửi vào trong một chút quà nơi đô hội, món quà đem đến cho khắp nơi vị sành và trang nhã của ba sáu phố phường”. Ông khẳng định: “Quà… tức là người”. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà ngòi bút của ông miêu tả thật kỹ lưỡng cái cách mà người Hà Nội làm các loại quà và thưởng thức chúng ra sao. Riêng một thứ quà của lúa non là cốm, ông viết: “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê, nội cỏ Việt Nam”. Rồi về cách thưởng thức cốm, ông viết: “Cốm không phải là thức quà của người ăn vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ, người ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ; trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi thơm ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ.”

Trong tác phẩm của mình, nhà văn còn đề cập đến những số phận con người Hà Nội một thời, những con người bình dị mà vẫn toát lên vẻ hào hoa thanh lịch. Từ bà cụ bán xôi, cô Dần bán nước chè cho đến các cô me, tức là những cô lấy chồng Tây, họ dù ở nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng vẫn hiện lên cái phẩm chất đặc trưng của người đất kinh kì kẻ chợ. Rồi thì những phongn tục tập quán một thời mà cho đến ngày nay đã lùi vào quá khứ, đã nhạt phai theo năm tháng, tác giả cũng kể ra những trang viết đặc sắc của mình. Còn rất nhiều, rất nhiều điều thú vị không thể kể hết ra ở đây.

2 Đi Xuyên Hà Nội

Nguyễn Ngọc Tiến là nhà văn, nhà báo gắn liền với Hà Nội. Ông viết về Hà Nội với một niềm say mê lớn, với cái nhìn chân thực mà nhiều khi cũng rất thi vị. Có lẽ bởi vậy chủ đề Hà Nội với ông chưa khi nào cũ kỹ. Sau cuốn tản văn 5678 bước chân quanh Hồ Gươm, Đi dọc Hà Nội, Đi ngang Hà Nội, ông tiếp tục cho ra mắt cuốn khảo cứu Đi xuyên Hà Nội. Vẫn viết về mảnh đất Hà thành với những con phố xuyên ngang lắt léo, vẫn là những con người với những số phận khác nhau nhưng dưới góc nhìn và ngòi bút của ông, những câu chuyện vẫn mang nét hấp dẫn mới mẻ.

Trong Đi xuyên Hà Nội độc giả sẽ bắt gặp những nét rất riêng của Hà thành: từ những ngôi nhà mang đậm chất Pháp đến các quán hàng rong của những người Kẻ Chợ, những chuyện nhỏ về thời giao thông Hà Nội bắt đầu có đèn tín hiệu, cầu Long Biên khởi dựng ra sao, ăn mày Hà Nội hay chợ búa thế nào…Tác giả cũng nhắc tới những phận người: có khi là một ông Tây vì say mê văn hóa bản địa mà trở thành nhà Hà Nội học, hay một nhà nho thất thế…

Cuốn sách cố gắng đi xuyên vào bản chất của đô thị nhưng ở khía cạnh nhân văn gần gũi, có sự khảo cứu sâu rộng các nguồn tư liệu, bởi vậy nó vừa hấp dẫn, vừa quen thuộc, vừa giản dị mà cũng thật thanh cao.

3 Con Giai Phố Cổ

Bằng giọng văn hóm hỉnh, hài hước nhưng không kém phần chân thành, Nguyễn Việt Hà chinh phục độc giả bởi những câu chuyện dí dỏm tưởng chừng rất quen thuộc với từng người con sinh ra và lớn lên trên đất Hà thành.

Dẫu các nhân vật trong tập tản văn xuất thân từ nhiều thành phần, độ tuổi, dẫu là những gã cao bồi già, hay đàn ông viết tạp văn, đàn ông hoài cổ hay đàn ông lao động nghệ thuật…, dẫu tính cách sang hay hèn, bị mọc sừng, hay có tính phản bội, Con giai phố cổ vẫn đậm đà nét đặc sắc riêng cực kỳ độc đáo của một nhóm người tiêu biểu cho lớp thế hệ xưa từng sinh sống ở Hà Nội.

Phải những ai từng sống đủ lâu ở Hà Nội mới thấm thía và như nhận thấy rõ hình bóng mình từ những câu chữ nhởn nhơ của Nguyễn Việt Hà: “Bọn họ thong thả ăn, tinh tế mặc, chầm chậm sống. Có bọn họ, Hà Nội hôm nay mới có nổi dăm bảy hàng phở ngon, vài ba quán cà phê thị dân sâu lắng. Bọn họ chẳng chịu là gì, sống bạc nhược nghệ sĩ nửa mùa, rồi trả ơn Hà Nội bằng cách quyết liệt tự nuôi cho mình những thói quen của bao đời Hà Nội”.

4 Phố Phường Hà Nội Xưa

Nhà văn hóa, nhà hoạt động xã hội Hoàng Đạo Thúy xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Cha của ông – Hoàng Đạo Thành là quan triều đình Nhà Nguyễn. Hai cha con đều được lấy tên đặt cho đường phố Hà Nội. Anh trai của ông là cử nhân Hoàng Đạo Phương, một thương gia giàu có ở Hà Nội ngày xưa. Chị gái ông là nữ sĩ Hoàng Thị Uyển, tức bà Cả Mọc, Hội trưởng Hội Tế sinh Bắc Việt. Chính bởi thế, Hoàng Đạo Thúy có một tình yêu đặc biệt với phố phường Hà Nội, nơi ông sinh ra và lớn lên.
Những hiểu biết, cảm xúc, ghi chép và cảm nhận của ông về phố phường Hà Nội xưa được tập hợp trong cuốn sách “Phố phường Hà Nội xưa” do NXB Hà Nội ấn hành năm 2016 chắc chắn sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin thú vị qua góc nhìn Hoàng Đạo Thúy. Cuốn sách đưa người đọc về với cảnh sắc, con người và hoạt động của phố phường Hà Nội từ thưở hình thành mảnh đất Thăng Long. Vẫn những câu chuyện lịch sử ấy, nhưng qua cách hành văn dẫn giải mộc mạc, người đọc nào cũng thấy cuốn hút.

“Dạo một chút qua Hồ Tây, nơi xưa kia là rừng lim dày đặc, quán Trấn Võ được dựng lên để trấn yểm tinh cáo 9 đuôi. Rẽ xuống Bưởi có rừng bàng, nuôi người làng Trích Sài – tức là Hái Củi. Để từ đó mà đi hết 13 trại, 61 phường của đất Thăng Long. Hình dung một chút để thấy tháp Báo Thiên 12 tầng bên Hồ Gươm. Cái náo nhiệt của phố Hàng Đàn, Hàng Hòm, Hàng Trống, Hàng Kèn phía Đông Nam, nhưng phía bờ Đông hồ Gươm lại toàn là ruộng dâu hiu quạnh. Lịch sử từng làng nghề, phố nghề được thong thả kể: Phố Hàng Gai không bán gai, thừng mà bán sách. Song cũng có những phố hàng hóa gắn liền với cái tên như phố Hàng Nón, Hàng Điếu, Hàng Hòm”.

Ông viết: “Làm nên những phố thị náo nhiệt là những người Thăng Long nho nhã, khéo léo, cần cù. Những ông đồ, những bác thợ gò, những chị gánh sách. Có ai đi qua phố Hàng Đào, để mà thấy biểu tượng của người Hà Thành thanh lịch. Hàng Đào gốc là nơi nhuộm màu đỏ, cho đủ thứ vải vóc, lụa là. Con người Hàng Đào tiếng là hào nhoáng, kiểu cách. Các cô Hàng Đào được nhiều thanh niên để ý, vì cô nào cũng ăn mặc đẹp đẽ cả. Bởi các cô con nhà buôn rất giàu, quan rất to. Nhưng đi sâu vào một tí, khách xa sẽ được chỉ dẫn, lại có một số lớn bà và cô làm thuê. Có những gia đình rất đạm bạc, ông dạy học, bà mở cửa hàng nhỏ. Không nói thách, không nói dối khách hàng, vì vậy mà được bà con tin cậy”.

5 Lịch Sử Hà Nội

Đền chùa, cung điện, biệt thự thời Pháp và những công trình kiến trúc Liên Xô, lịch sử Hà Nội từ xưa đến nay, từ vinh quang đến đau khổ, luôn diễn ra giữa hai thế giới Á, Âu. Sau một thời gian dài dưới chế độ Bắc thuộc, năm 1010, Thăng Long đã vươn mình bay lên. Trong các thế kỷ sau đó, qua những triều đại nối tiếp nhau, Thăng Long đã thực sự trở thành một kinh đô phát triển rực rỡ vào thế kỷ thứ XV, dưới thời Lê, đánh dấu đỉnh cao của Nhà nước Nho giáo. Trí thức và quan lại tấp nập ra vào trong triều, chi tiêu, mua sắm làm giàu cho khu thị dân, trong khi tiếng tăm của các viện sĩ thuộc Hàn lâm Viện lan rộng tới cả ngoại bang.

Mặc dù luôn có những biến cố trong hoàng cung, kinh đô của Bắc Kỳ đã khắc sâu trong tâm tưởng của những lữ khách phương Tây bỏ neo bên bờ sông Hồng vào thế kỷ XVII. Rồi Hà Nội là thành phố của “ba sáu phố phường”, của những người buôn bán và thợ thủ công với những phố Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Trống, Hàng Giầy. Thành phố đánh mất vai trò thủ đô vào đầu thế kỷ XIX để rồi, trớ trêu thay, lại trở thành thủ đô dưới thời Pháp thuộc. Trong hơn nửa thế kỷ, Hà Nội là thủ phủ của toàn cõi Đông Dương. Giai đoạn này đã để lại cho Hà Nội những công trình hoành tráng, những biệt thự xinh đẹp giờ đây trở thành di sản của thành phố bên cạnh các làng, các phường, cùng đền chùa và Văn Miếu.

Philippe Papin là cựu học sinh khoa sử trường Đại học Sư phạm Saint-Cloud, từng là thành viên của Viện Viễn Đông Bác cổ, đã sống ở Hà Nội từ năm 1991 đến năm 2004, hiện nay là giáo sư trường Cao học Thực hành thuộc trường Đại học Sorbonne.

6 Hà Nội Chỉ Nam

Bạn muốn biết các đường phố Hà Nội với tên cũ từ thời Pháp, và sự tích còn xưa hơn nữa của chúng?

Bạn muốn biết Hà Nội cách nay hơn một thế kỉ khí hậu nhu hòa ra sao?

Bạn muốn biết những cửa hiệu, những địa chỉ, những tiệm buôn nổi tiếng của một thời, song biết đâu ai đó vẫn thấy quen, hoặc chí ít vẫn còn liên hệ?

Và bạn có muốn biết những di tích, những hàng hóa, sản vật khiến Hà Nội luôn là Hà Nội?

Vậy thì Hà Nội chỉ nam sẽ là cuốn guidebook xinh xắn mà thế kỉ trước vẫn cất để dành cho bạn.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN