Top 8 cuốn sách về danh nhân văn hóa được mua nhiều nhất hiện nay

0
1707
Vật Phẩm Phong Thủy

Hãy tạo cho mình thói quen đọc sách thường xuyên. Đọc sách giúp chúng ta giảm căng thẳng, kích thích trí não,.. và hơn hết đó là giúp chúng ta ngẫm lại những việc mình làm là đúng hay sai,.. rất nhiều lý do để bạn lên đọc sách. Topxephang.com chia sẻ với các bạn 8 cuốn sách về danh nhân văn hóa được mua nhiều nhất hiện nay

1 Bác Hồ Với Miền Nam
Cuốn sách Bác Hồ Với Miền Nam nói lên tình cảm của Bác dành cho đồng bào và chiến sĩ miền Nam, cũng như tấm lòng của những người con miền Nam đối với Bác.

Với nguồn tư liệu phong phú, cuốn sách cung cấp, bổ sung thêm cho kho tàng sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giúp độc giả có cái nhìn đầy đủ và hoàn thiện hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh, môt bậc vĩ nhân của nhân loại, một hình ảnh trường tồn trong mọi thời đại, “Vị Cha Già” yêu quý của dân tộc Việt Nam.

2 Nguyễn Cư Trinh (1716 – 1767) – Quê Hương, Thời Đại Và Sự Nghiệp
Nguyễn Cư Trinh (1716 – 1767): Quê Hương, Thời Đại Và Sự Nghiệp gồm 21 bài tham luận của các tác giả là nhà nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử, nội dung tham luận xoay quanh quê hương, gia thế, thời đại cũng như sự nghiệp chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, văn chương của danh nhân Nguyễn Cư Trinh, để từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản lịch sử văn hóa Nguyễn Cư Trinh đối với tỉnh Thừa Thiên Huế và nhiều địa phương liên quan.

3 Phạm Quỳnh – Con Người Và Thời Gian
Cuốn sách PHẠM QUỲNH – CON NGƯỜI VÀ THỜI GIAN, tuy chỉ chưa đến 200 trang, nhưng đã viết về toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của một con người Hà Nội gốc, ít nhất bốn đời, sinh ra lớn lên và sống ở đây.

Nhà văn hóa, học giả, nhà báo Phạm Quỳnh đã qua đời cách đây 72 năm. Những người từng một lần thấy, nghe hoặc đọc Phạm Quỳnh trên Tạp chí Nam Phong của ông giờ này hầu hết đã thuộc hàng U80! Những thế hệ 7x, 8x, 9x hầu như hoàn toàn không biết gì về ông. Nay, có trong tay cuốn sách nhỏ này, các bạn trẻ có dịp làm quen với một nhân vật lớn trong lịch sử nước ta, nhất là lịch sử văn hóa, văn học nửa đầu thế kỷ XX.

Giáo sư Sử học Văn Tạo đã viết: “Phạm Quỳnh không có hành vi nào tàn ác với nhân dân, không đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân như nhiều quan lại nhà Nguyễn, không ra lệnh bắt bớ tù đày các nhà yêu nước (…). Nhưng mặt khác ông lại có công chuyển tải văn hóa Đông Tây trên văn đàn, báo giới Việt Nam, góp phần làm phong phú them cho ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Việt Nam thời đầu thế kỉ XX, công lao đó đáng được ghi nhận”.

4 Học Giả Nguyễn Văn Vĩnh – Chuyện Nghiệp, Chuyện Đời
Nguyễn Văn Vĩnh (sinh 15-6-1882) là một con người có tài năng. Ông không xuất thân từ một gia đình thế gia vọng tộc nào cả. Bố mẹ chỉ là những nông dân nghèo ở làng Phượng Vũ, phủ Thường Tín (nay là Phú Xuyên, Hà Tây), một vùng chiêm trũng nghèo đói phải bỏ quê ra Hà Nội kiếm ăn. Vì thế, từ nhỏ Nguyễn Văn Vĩnh đã phải làm nghề kéo quạt thuê ở trường Thông Ngôn (College des Interprètes). Vừa làm vừa học lỏm cũng đủ cho ông giỏi hơn cả học viên là những nho sinh nhất thế, quay sang học tiếng Tây. Ông hiệu trưởng thấy vậy cho Nguyễn Văn Vĩnh vào học đặc cách. Và ông đã đỗ đầu khóa thông ngôn 1893 – 1895 khi mới có 14 tuổi. Sau đó, ông lần lượt làm thư ký ở các tòa công sứ Lào Cai, Kiến An, Bắc Ninh và cuối cùng là ở tòa Đốc lý Hà Nội. Sau khi được tham gia Hội chợ Triển lãm Thuộc địa ở Marseille về, Nguyễn Văn Vĩnh xin thôi cuộc đời công chức đang rất hanh thông của mình để làm một nhà báo tự do. Năm ấy, 1906, ông mới có 24 tuổi.

Mặc dù vào làng báo rất sớm, Nguyễn Văn Vĩnh chỉ thực sự ra khỏi bóng tối của người giúp việc để trở thành một nhà báo đàn anh, một ngự sự văn đàn, khi ông làm Đông Dương tạp chí. Đây là một diễn đàn quy tụ được những cây bút tinh hoa của thời đại bấy giờ. Dù họ là cựu học như Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, hay tân học như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn. Từ đây, quốc văn Việt Nam không còn chỉ dựa vào tư tưởng tam giáo, trình bày những đề tài đạo đức hay tình cảm mông lung giữa trời trên đất dưới. Những bài báo trên Đông Dương tạp chí đều xuất phát từ nhu cầu trình bày, phân tích giải đáp các vấn đề thời cuộc. Đó là sự phê phán các học thuyết giường mối xưa, các lâu đài văn hóa cũ và truyền bá các tư tưởng Ánh sáng của phương Tây hoặc trực tiếp từ Pháp hoặc qua bộ lọc Tân thư Trung Hoa. Có thể nói, Đông Dương tạp chí đã kế thừa và phát huy thái độ này của Phong trào Duy tân trước đó. Với việc áp dụng các lối viết có lý luận, cả tư duy lẫn cú pháp, các lối viết xưa đã bị đẩy lùi. Trên cở sở đó, nền văn xuôi nảy nở và dần trở nên phồn thịnh.

5 Chí Sĩ Yêu Nước Thái Phiên Qua Các Tư Liệu Mới
Cuộc đấu tranh ở làng Nghi An năm 1904 – biểu hiện tập trung về ý chí quật cường bất khuất của người dân xứ Quảng chống ách nô dịch thực dân

6 Bộ Sách Chân Dung Những Người Thay Đổi Thế Giới – Walt Disney Là Ai?
Hãy cùng đọc bộ sách “Là ai? – Chân dung những người làm thay đổi thế giới” để hiểu được những thăng trầm, những biến cố, những thành công trong cuộc đời của mỗi thiên tài. Từng câu, từng chữ miêu tả một cách chân thực nhất nội tâm cảm xúc nhân vật cũng những hình ảnh minh họa sống động giúp cho bất kỳ ai cũng có cảm nhận như chúng ta đang được chính những vị danh nhân ấy kể chuyện cho nghe vậy. Biết đâu trong số chúng ta sau khi đọc xong bộ sách này sẽ có người sẽ trở thành những Albert Einstein, Newton, Edison thế hệ tiếp theo!

7 Những Tấm Gương Hiếu Học Xưa Và Nay
Quyển sách Những Tấm Gương Hiếu Học Xưa Và Nay giới thiệu những tấm gương hiếu học tiêu biểu của Việt Nam thời trung đại, cận đại, hiện đại. Đó là những con người đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn của gia đình, đất nước để học tập và đạt được thành tích nổi bật, vang danh trong lịch sử dân tộc, làm rạng danh dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế

8 Chuyện Tình Các Danh Nhân Việt Nam
Trong hơn bốn ngàn năm giữ nước và dựng nước, dân tộc ta đã sinh ra những người con ưu tú trên nhiều lãnh vực. Nói như nhà chính trị thiên tài Nguyễn Trãi, hào kiệt không bao giờ thiếu và thời nào cũng có. Ở lãnh vực quân sự, chúng ta có thể kể đến những anh hùng kiệt xuất như Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung, Đề Thám… Ở lãnh vực văn hóa, chúng ta có thể tự hào với đại thi hào Nguyễn Du, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm…, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Tản Đà, Tú Xương, Nguyễn Khuyến… Và dân tộc ta cũng là con dân của một đất nước có truyền thống hiếu học, chúng ta làm sao quên những bậc tài danh như Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo, Hứa Tam Tỉnh, nhà đạo học Cao Xuân Huy…

Tuy nhiên, từ trước đến nay, công đức của các bậc danh nhân này, nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến nhưng chưa mấy ai chú ý đến cuộc đời riêng, cụ thể là chuyện tình của họ. Chính vì lý do đó, chúng tôi cho xuất bản tập sách Chuyện tình các danh nhân Việt Nam do nhà thơ Lê Minh Quốc biên soạn cũng không ngoài mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm tình cảm sâu kín – những tình cảm rất thật trong đời thường và rất đáng cho hậu thế chúng ta trân trọng cũng như cần biết khi nghiên cứu, tìm hiểu sự nghiệp của họ.

Nhân đây cũng xin nói rõ nội hàm của từ “danh nhân” trong tập sách này, Đại từ điển tiếng Việt (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 1998, trang 510) định nghĩa là “người có danh tiếng”. Không những thế, những “người có danh tiếng” ấy với tài năng, công đức, tài hoa… đã có những đóng góp tích cực trong lãnh vực chuyên môn của họ.

Với ý thức “Tình yêu – đó là thơ ca của cuộc đời. Cuộc sống thiếu tình yêu, không phải là cuộc sống mà chỉ là sự tồn tại. Không thể sống thiếu tình yêu, vì con người sinh ra, có một tâm hồn chính là để mà yêu” (Maxim Gorky) và “Thế giới không có người biết yêu thì mặt trời sẽ tắt” (Victor Hugo), chúng tôi hy vọng tập sách này sẽ đáp ứng được phần nào sự quan tâm của bạn đọc. Trong khuôn khổ có hạn của tập sách, chúng tôi chỉ mới đề cập trên 100 danh nhân trong lịch sử nước nhà. Những danh nhân còn lại, chúng tôi sẽ tiếp tục viết ở những tập sau.

Qua đó, chúng ta có thể thấy được những tình cảm trong sáng, những rung động đầu đời rất mãnh liệt; những mối tình thủy chung son sắt đáng cho đời sau nhớ mãi. Làm sao chúng ta có thể quên được những giai nhân đã góp phần không nhỏ cho các bậc danh nhân làm nên sự nghiệp lớn? Có thể khẳng định, họ là những người lặng lẽ đứng phía sau, nhiều lúc không ghi lại tuổi tên, nhưng công đức của họ thật lớn lao. Nếu không có những phụ nữ biết quên mình, biết chịu đựng để lo toan cho chồng như bà Dương Như Ngọc (vợ Ngô Quyền), bà Ba Cẩn (vợ Đề Thám), bà Lê Thị Tỵ (vợ Phan Châu Trinh), bà Lê Thị Lễ (vợ Lương Văn Can), v.v… liệu các danh nhân này có để lại sự nghiệp hiển hách như ngày nay?

Điều khiến chúng ta cảm động, dù không lưu lại tuổi tên như người tình đầu, người vợ của Vũ Khâm Lân, Cao Bá Quát, Tú Xương v.v… nhưng họ mãi mãi là hình ảnh đáng tự hào của phụ nữ nước Nam ta. Và cũng qua các mối tình này, ta thấy được tấm lòng thủy chung son sắt của bà Đặng Thị Cẩn, Lê Ngọc Hân, Bùi Thị Xuân, Trương Thị Sáu, v.v… khi dành cho người tình đầu, người chồng của họ.

Có thể nói, các bậc tài danh này cũng yêu và biết sống trọn vẹn cho tình yêu không khác thế hệ chúng ta. Điều này, giúp ta thấy họ thêm gần gũi và qua đó, chúng ta có thể lấy làm gương cho mình. Bởi lẽ, trong tình yêu của những danh nhân này, ta không thấy sự lọc lừa, phản trắc mà thấy ở đó là sự quên mình vì sự nghiệp của người mà mình đang yêu. Nhân đây, chúng tôi cũng xin nói rõ, khi đề cập đến tình yêu – một vấn đề khá tế nhị – nên chúng tôi không hư cấu thêm. Bất cứ mối tình nào trong tập sách này đều được căn cứ vào những tài liệu sử học, văn học đáng tin cậy. Bạn đọc có thể kiểm chứng lại qua mục “Tài liệu tham khảo”.

Bất cứ danh nhân nào đối với thế hệ sinh sau đẻ muộn như chúng ta cũng đều đáng ngưỡng mộ và học tập, do đó, trong tập sách này, chúng tôi xin được sắp xếp theo thứ tự năm sinh. Và để bạn đọc tiện tra cứu, chúng tôi còn xếp tên danh nhân theo thứ tự A, B, C… Ngoài ra, khi đề cập đến từng danh nhân, chúng tôi cố gắng in kèm thêm ảnh của họ và người vợ hoặc người tình đầu (nếu có), bằng không chúng tôi sẽ in lăng mộ hoặc phong cảnh quê hương đã sinh ra danh nhân đó. Rất mong được bạn đọc đồng tình và chia sẻ nỗ lực của chúng tôi.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN