Top 6 quyển sách về văn học của tác giả Chu Lai được mua nhiều nhất hiện nay

0
1180
Vật Phẩm Phong Thủy

Luôn có những danh sách các bộ phim hay nhất do các nhà phê bình phim bầu chọn, vậy còn sách thì sao? Sự hay dở của một cuốn sách vốn không dựa trên thước đo nào cố định mà dựa vào cảm tính của người đọc rất nhiều. Vậy sách do ai viết cũng là một yêu tố khách quan để đánh giá sách hay dỡ. Topxephang.com gợi ý danh sách 6 quyển sách về văn học của tác giả Chu Lai được mua nhiều nhất hiện nay

1 Chỉ Còn Một Lần
“ Sau khi viết xong cuốn Ba lần và một lần, không hiểu sao trong tôi cứ thấy điều gì bất ổn. Dường như tất cả mới chỉ dừng lại ở nữa vời. Giống như ăn xong một bữa cơm mà lại không có chén trà đặc để uống. Nó bứt rứt lắm! Cái gì dừng lại còn tạm được, cuộc hành trình đi tìm cái ác, đề cao cái thiện bằng hồn vía con chữ mà dừng lại thì coi như chưa tìm, chưa đề cao được gì cả. Và như thế, cả tuyến truyện lẫn các số phận nhân vật, cả ý tưởng lẫn các tình huống, sự kiện nó mới nói được một phần. Trong khi dòng đời nó có khi nào trôi chảy một đoạn rồi dừng đâu.

Cũng có người bảo dừng ở đó là vừa, là tuân theo thi pháp mở, tức là một cái kết mở để cho người đọc suy tưởng tiếp. Song cũng có người nói, dừng thế là chưa đã, là chưa thật sự tôn trọng độc giả trong khi ai cũng biết rằng, một cuốn sách đọc được là cuốn sách dám đi đến tận cùng các tình huống, các vấn đề xã hội và các số phận nhân vật. Tôi lắng nghe cả hai và lắng nghe cả lòng mình. Con tim tôi mách bảo nếu thấy cần thiết thì cứ viết tiếp đi! Viết vì những bức xúc mới mẻ do chính cuộc sống nóng rẫy, sôi động không ngừng đặt ra chứ không phải viết vì một lý do có tính học thuật hay không có tính học thuật gì cả.

Và thế là tôi ngồi vào bàn để viết tiếp phần hai. Gọi là phần hai cho nó liền mạch chứ thực ra nó là một câu chuyện hoàn toàn riêng biệt với các sự kiện, các số phận riêng biệt được đẩy cao hơn mà phần viết trước chỉ đóng góp như một cái nền.” Chu Lai

2 Khúc Bi Tráng Cuối Cùng
Chiến tranh đã qua đi nhưng âm hưởng của những cuộc chiến đấu đẫm máu thì vẫn còn sâu trong tâm trí của những người trực tiếp cầm súng và cả của cả bao thế hệ về sau. Đau thương, mất mát nhưng cuộc trường chinh giải phóng dân tộc đã đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Nhà văn Chu Lai là người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu nên đã vẽ nên bức tranh chân thực hình ảnh của những người lính đầy kiên cường và bất khuất, hình ảnh của anh bộ đội Cụ Hồ qua rất nhiều cuốn tiểu thuyết của ông. Khúc bi tráng cuối cùng là một trong những tác phẩm đó.
Tính hấp dẫn trong văn Chu Lai còn được thể hiện qua những tác phẩm kịch và phim được chuyển thể sống động từ tiểu thuyết; trước đó đã có Phố từ văn để thành một Người Hà Nội của phim và Hà Nội đêm trở gió của kịch, hay Ba lần và một lần là vở kịch Ám ảnh xanh rồi Ăn mày dĩ vãng mang tên bộ phim Người đi tìm dĩ vãng; thì nay tiểu thuyết Khúc bi tráng cuối cùng cũng đang được dựng thành những thước phim Tiếng cồng định mệnh với nhiều ý tưởng mới…

3 Phố
Những sợi mưa mỏng đan xiên xiên vào nắng nhẹ, ngọt ngào chui sâu xuống lòng cát mịn mềm. Gió lao xao. Cả bãi biển cũng lao xao cảnh yên bình, thơ thới. Và xanh. Xanh đến ngút ngát. Tưởng chừng những làn gió mặn mòi hơi biển kia cũng mang màu xanh từ khoảng trời nào xa lắm về đây. Chỉ có những cánh buồm tần tảo ngoài xa và thân thể những con người ở gần đang nô rỡn, hoà nhập tận cùng với thiên nhiên nguyên thuỷ là phết vào một sắc màu khác.

Phải có tới hàng ngàn con người. Người đông đặc trên bãi, người lô xô dưới mép nước, người ngả nghiên nhào ra sóng và người rủ nhau dong phao ra xa bờ. Càng xa càng tốt. Càng xa sóng càng lặng; những đôi vợ chồng trẻ, những cặp tình nhân đủ mọi trang lứa càng thoả mãn cảm hứng phiêu diêu được độc quyền cái hoang sơ của vũ trụ, được tạm quên lãng cái ngột ngạt, chen chúc của thế giới loài người, được chỉ riêng có nhau. Họ nằm ngửa trên phao vuông, họ chạm tóc nhau trong phao tròn, họ đờ đẫn trong những vòng tay ôm chìm dưới lòng nước, họ chẳng cần biết có ai, chẳng lưu tâm tới cái gì ngoài sóng và những va đụng nóng rực do sóng đẩy xô.

Chính lúc đó biển bắt đầu có động. Động bất thần và hờn dỗi như tính khí ngàn năm khôn dò của các nữ thuỷ thần. Vách sóng cao hơn. Lưng sóng dồn đuổi nhau dày hơn. Con thuyền cứu hộ gắn cờ đuôi theo đằng đuôi bừng tỉnh , vội sủi máy chúi qua chúi lại the thé phát loa nhắc nhở mọi người vào bờ.

Bỗng thét lên một tiếng kêu thất thanh của ai đó trên ghềnh đá! Tiếng thét lạc lõng chìm hút vào không gian toàn tiếng sóng và tiếng cười rất đổi vô tư của hàng ngàn con người. Tiếng thét không lôi được lá cờ cứu hộ bay ngược trở lại, song nó cũng đủ độ vang để cho người con trai có nét mặt phong trần đang ngồi im sững trên chiếc xe máy phân khối lớn màu đen ở gần đó nghe thấy, hay đúng hơn, chính đôi mắt suốt từ sáng đến giờ luôn dõi về cánh phao kia với vẻ buồn đã kịp nhìn thấy, Thoắt rùng mình một cái, đôi mắt ấy căng lên: trong vành phao, hai cái chấm đen đã biến mất một! Chấm còn lại lang đi, quay lại, nhô lên, ngụp xuống như mê hoảng, trả lại cho chiếc phao sự nhẹ nhõm để lênh tênh giạt nhẹ vào bờ…”.

4 Ăn Mày Dĩ Vãng
“Tên người đàn bà ấy là Sương, Ba Sương, đã chết rồi, chết rõ mười mươi ngay trước mắt tôi, chính tay tôi đã đào mồ chôn cất để rồi từ đó, đằng đẵng suốt mười mấy năm sau, cứ mỗi lần bất chợt nhớ đến, hình ảnh Sương lại xoáy buốt vào tôi những nuối tiếc khắc khoải và cả những day dứt ngọt ngào.

Vậy mà Sương lại không chết, không hề chết!

Trời ơi!… Nếu tôi không có chuyến đi vào Nam như cánh chim trốn rét muộn màng ấy, nếu như tôi không vô tình gặp lại, nếu như con người ấy đừng sống lại thì có lẽ cuộc đời tôi…

Đó là vào một đêm hè oi ả, dự báo những trận mưa triền miên buồn không dứt sắp đổ xuống vùng rừng mới được phục sinh bên dòng sông Hậu.

Tôi vừa mới chân ướt chân ráo ở ngoài kia vào để thực hiện một hành vi ngang trái và tội tình: Đi tìm việc làm, đi tìm nơi trú ngụ chót cùng của cuộc đời. Vâng! Đã ngót nghét bước sang cái tuổi năm mươi rồi mà còn lận đận bỏ xứ xa quê để tìm kiếm công ăn việc làm thì thật là tội tình! Nhưng hỡi ôi, biết làm sao được! Cuộc đời vốn dĩ vãng nó vẫn cứ hững hờ trôi chảy như thế cũng như tự trong cái thâm tâm đã quá chán chường mệt mỏi của tôi, tôi đâu có tính ngồi viết lại những dòng này, một việc làm mà chỉ cần nhắc tới thôi là cũng đủ thấy rùng mình, quá đỗi dớ dẩn rồi. Viết lại! Động từ ấy mới sáo rỗng làm sao! Viết lại có nghĩa là sống lại, Sống lại cái cuộc sống nửa chết ấy thì coi như chết hai lần! Viết lại! Chao ôi, cái hành vi ấy mới bốc mùi ngầy ngụa làm sao! Vậy mà tôi vẫn phải kể lại, viết lại như một thứ ma đưa lối quỷ dẫn đường, có cố tình lãng quên đi cũng chẳng được…”.

5 Nắng Đồng Bằng
“…. Thấy đồng đội cứ dần dần thay nhau nằm lại trạm xá dọc đường vì sốt rét. Linh ngạc nhiên không hiểu. Anh vẫn đi hăm hở và suốt dọc đường nêu kỷ lục không té ngã một lần nào. Bạn bè nhìn anh leo dốc trơn nhãy với hai cái ba lô trên vai mà lắc đầu. Nhưng rồi cái “nghĩa vụ” đó cũng đến với anh trong một giờ giải lao. Tự dưng ăn miếng cơm vắt thấy đắng chát. Đầu óc vàng vất, chân tay oải ra như sau một lần chạy thi.
“Nó” chăng? Anh nghi ngờ và thích thú chờ đợi xem “nó” ra làm sao. Mình mà lại sốt à? Vô lý! Cũng có thể, nhưng chắc cũng chỉ chơi bời thôi. Chân bước cứ nặng dần… Sao không thấy mồ hôi tuôn ra như hôm qua? Anh nhìn xuống: cánh tay đang nổi da gà. Anh bật cười, vẫn bước những bước dài. Chính “nó”! Nhưng ăn thua gì?… Những hàng cây bỗng chao nghiêng, quay cuồng trước mắt anh. Đường gì mà tròng trành như thuyền vậy? …. Anh như bị đập mặt xuống nước….Chính cái lúc thỉu đi dưới gốc cây, anh kịp nhìn thấy cô gái. Cái miệng không thấy cười nữa, và đôi mắt nhìn anh như có nước….

Ngày hôm sau, Linh hoàn toàn là một người khác. Ban đầu còn mang được ba lô, được súng. Sau chỉ còn thắt được cái bình toong, cục cơm vắt. Cuối cùng phải chống một gậy, rồi hai tay hai gậy…. Tiểu đoàn quyết định anh nằm lại, Linh cắn môi lắc đầu. Miếng ăn chưa vào tới bụng đã ói ra. Anh súc miệng ăn nữa. Cứ vậy anh lẻo khẻo đi như mê… Và khi tỉnh táo trở lại thì anh không thấy cô gái ấy đâu nữa. Nghe nói cô đã cùng với người yêu rẽ ngang về một miền đất nào đó ở Nam Trung Bộ…

Tổ yểm trợ đã dìu chú Tư vào tới bờ. Năm Thuý còn đang nhấp nhô giữa những đợt sóng. Mái tóc ướt bết lấy khuôn mắt bầu bầu xinh xắn. Bờ bên, đại đội cuối cùng tiến ra sông…

Bỗng Linh lạnh người. Từ phía trên, một cây gỗ to, đen trùi trũi như con trâu điên, lao ầm ầm xuống. Nó chồm lên quật xuống, nước réo vù vù hai bên sườn. Chết! Dây mây không chịu nổi rồi! Cách sợi dây mươi sải tay, cây gỗ hơi lạng vào bờ. Trước nó là một tảng đá ngầm hơi nhú lên. Linh nín thở. Chỉ cần tảng đá hích nó vào một tí thôi…

Ră…ă…ắc! Cây gỗ húc sạt miếng đá rồi văng ngang ra giữa dòng. Gặp sợi dây chặn ngang đầu, nó hơi nhổng đít lên, bật lại lấy đà, húc tới. Sợi dây mỏng manh căng chằng chằng, rung bần bật. Cách đầu dây gỗ một sải tay, cái đầu cô gái cứ muốn bứt ra xa….

Kiêu chạy loay hoay quanh gốc cây săng lẻ, hát the thẽ

– Đứt! Đứt mất thôi! Ai cứu…. Ai ra cứu….

Linh lao xuống dốc trong khi có mấy người chạy xuống dưới chặn hậu. Bỗng anh khựng lại. Tùng ở đâu đã đâm đầu nhảy xuống nước. Anh đã bám được vào dây song, cái đầu có mái tóc mềm của anh cũng đang nhô lên hụp xuống theo từng con sóng…. Sắp tới được chỗ Thuý thì cây gỗ lại húc mạnh. Tùng tuột tay văng ra. Anh cố rướn người trở lại, nhưng sóng đã trào lên, đẩy anh ra xa. Tùng bất lực lái người vào bờ. Sợi mây vẫn nghiến vào gốc cây ken két.

Đột nhiên, ngay trên đầu, chiếc L.19 như nương theo đám mây nào trôi đến, hiện ra bất thần. Nó đang dừng lại “bói”. Có lẽ đã bắt được mồi, nó chúi hẫng xuống, dừng lại “bói” nữa. Mọi người đã núp cả vào chỗ kín. Chỉ còn cô gái yếu đuối với cây gỗ trùng trục cứ nhổng đít giụi đầu điên cuồng vào sợi mây. Nút buộc tuột dần…. tuột dần…Ai cũng rõ số phận cô gái đang được định đoạt trong giây phút. Sợi dây đứt, lũ sẽ cuốn con người bé nhỏ ấy đi biệt tăm. Chậm hơn, chỉ cần một trái rốc-két của con “đầm già”…Đằng nào cũng vậy!…..”

6 Nhà Lao Cây Dừa
Nhà lao Cây Dừa là nơi quân thù tập trung nhiều nhất những tên khát máu tàn bạo, thâm hiểm và hèn hạ. Chúng có nhiều kinh nghiệm khủng bố tù nhân, nhiều thủ đoạn tra tấn, hành hạ con người. Biết rằng về tinh thần, về ý chí không thể nào khuất phục nổi tù binh, chúng tìm mọi cách kềm kẹp khắc nghiệt nhất, bày mọi trò hình phạt dã man nhất để làm chết dần chết mòn, và hoạ chăng moi được một vài sơ hở của một số người yếu đuối để chúng lấy đó làm thành quả thắng lợi ở đây.

Nhà lao Cây Dừa là nơi tập trung điển hình về tội ác của chế độ Mỹ – Ngụy ở miền Nam Việt Nam. Ở đây kẻ thù tự đặt ra nhiều kiểu hành hạ con người một cách cực kì dã man, tàn bạo cả về tinh thần lẫn thể xác tù nhân tưởng chừng như loài người chưa nghe thấy trên hành tinh này. “Nhất nhật lao tù thiên thu tại ngoại”, bởi vậy đây cũng là nơi trui rèn, hun đúc và sản sinh những tấm gương, những con người cực kỳ dũng cảm và thông minh mà sự thật đến bàng hoàng nhưng huyền thoại!

Ở đây, ta thấy “lửa càng đỏ tuổi vàng càng cao”, đó là sự nổi bật khi tiết cực kỳ cũng cảm và trung thành của người chiến sỹ cách mạng. Tình đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau; tính chiến đấu, tính tổ chức kỷ luật cao xoay chung quanh sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng được thể hiện rõ nét nhất cũng tại nơi đây.

Qua ngòi bút dẫn chuyện của nhà văn Chu Lai, một mặt chúng ta sẽ hình dung được cái tổng thể về nhà lao Cây Dừa; phác hoạ được hình ảnh của những bộ mặt điển hình về sự thâm độ, tàn bạo và man rợ của những tên tay sai cho đế quốc Mỹ, mặt khác chúng ta bắt gặp những tâm hồn, ý chí đầy khí phách hiên ngang, đầy thông minh can đảm của những chiến sĩ cách mạng kiên trung, cả khi anh dũng chiến đấu trên chiến truờng lẫn khi sa cơ vào tay giặc. Bạn cầm giam, tù đày, họ đấu tranh với ý chí sắt đá vì lý tưởng cộng sản, vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc, của giai cấp.

Nhiều con người bị giam cầm trong một trại giam, một nhà lao và nhà lao đó nằm trên một vùng đất đảo, bị cô lập với đất liền. Anh em trong nhà lao chiến đấu kiên cường, vượt rào, trên trại đều có phần tác động, hỗ trợ tích cực của các tổ chức Đảng, của quân và dân Phú Quốc. Ngược lại, các tổ chức Đảng, quân và dân Phú Quốc, lực lượng vũ trang và các cơ quan, đoàn thể được bổ sung sức mạnh, góp phần làm cho phong trào cách mạng ngày một lớn mạnh, phải nói là có không nhỏ sự cống hiến, hy sinh của anh em tù nhân vượt trại từ nhà lao Cây dừa. Những nhân chứng sống của Phú Quốc, của nhà lao Cây Dừa còn đó! Trải qua hơn 30 năm, nhưng những vết đau thương còn đậm nét, với ngòi bút thông minh, với nghệ thuật ghi chép hấp dẫn của nhà văn Chu Lai đắt chúng ta đi mãi trong những hoàn cảnh sự việc, những tâm tư con người có dính dáng mặt này mặt khác chung quanh Nhà lao cây Dừa một cách có hệ thống. Và chúng ta cũng thấy được đây là một địa điểm chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, dũng cảm điển hình của dân tộc Việt Nam bất khuất.

Đây là một cuốn sách ký sự lịch sử. Câu chuyện có thật, địa danh thật, con người có thật và thời gian có thật. Tuy cốt truyện được sắp xếp tình tự văn chương nhưng truyện hoàn toàn không hư cấu. Chúng ta còn có những nhân chứng đang hiện diện và đáng tin cậy.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Top 10 trường dạy ngành nông lâm ngư nghiệp dễ xin được việc nhất Hà Nội
Top 10 trường cao đẳng dạy ngành kiến trúc dễ xin được việc nhất miền nam
Top 6 quyển sách văn học nước ngoài của tác giả Greenrosetq được mua nhiều nhất hiện nay
Top 6 quyển sách thường thức và đời sống của tác giả Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân được mua nhiều nhất hiện n...
Top 6 quyển sách ngoại ngữ của tác giả Andrew Betsis được mua nhiều nhất hiện nay
Top 6 tựa sách hay về giảm cân được nhiều người mua nhất hiện nay
Top 6 tựa sách hay về nghệ thuật sống đẹp và hạnh phúc được nhiều người mua nhất hiện nay
Top 5 người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng
Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN