Top 5 quốc gia nghèo chậm phát triển nhất trên thế giới

0
1475
Vật Phẩm Phong Thủy

Danh sách này dựa trên GDP tổng sản phẩm quốc gia (PKP) tương đương GDP (PPP). Và sau đây là 5 quốc gia được xem là nghèo nhất thế giới.

1.Democratic Republic of Congo
Cộng hòa Dân chủ Congo (Tiếng Việt: Cộng hòa Dân chủ Công-gô[5]; tiếng Pháp: République Démocratique du Congo, viết tắt là DR Congo, DRC, RDC) là một quốc gia ở Trung Châu Phi. Cộng hòa Dân chủ Congo còn được gọi là Nhà nước Tự do Congo, Congo thuộc Bỉ, Congo-Leopoldville, hay Congo-Kinshasa vì thủ đô là Kinshasa, hay Zaire.

Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ hai ở châu Phi. Mặc dù nằm ở tiểu vùng Trung Phi theo cách xác định của Liên Hiệp Quốc, song quốc gia này hay được xem thuộc vùng Nam châu Phi vì là một thành viên của Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC). Quốc gia này có biên giới với Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan ở phía Bắc, Uganda, Rwanda, Burundi, Tanzania ở phía Đông, Zambia và Angola ở phía Nam, và Cộng hòa Congo ở phía Tây. Quốc qia có đường bờ biển dài chỉ 40 km ở Muanola, trong đó có tới khoảng 9 km là cửa sông Congo đổ vào vịnh Guinea ở Đại Tây Dương. Cái tên Congo (nghĩa đen: Người đi săn) được đặt theo tên sắc tộc Kongo sống ở lưu vực sông Congo.

Vốn là một thuộc địa của Bỉ (Congo thuộc Bỉ), quốc gia này giành được độc lập vào năm 1960, mang tên “Cộng hòa Congo” cho đến ngày 01 tháng 10 năm 1971 thì được tổng thống Mobutu đổi tên thành Zaire, phát âm từ Bồ Đào Nha của chữ Nzere hay Nzadi của Kikogo, được dịch là “Dòng sông nuốt chửng tất cả các dòng sông”. Sau cuộc chiến Congo lần thứ nhất lật đổ Mobutu vào năm 1997, đất nước này lại được đổi tên là Cộng hòa Dân chủ Congo. Từ năm 1998 đến năm 2003, đất nước đã chịu nhiều đau khổ từ sự tàn phá của cuộc chiến Congo lần thứ hai (đôi khi được gọi là Chiến tranh thế giới ở châu Phi).

Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC) Congo nằm trong số những nước nghèo nhất thế giới, với GDP thấp đứng hàng thứ 2 CHDC Congo được nhiều nước giàu có chú ý tới bởi nguồn tài nguyên phong phú của quốc gia này; các mỏ nguyên liệu khoáng thô chưa được khai thác của quốc gia này có trị giá hơn 24 tỷ đô la.
2.Zimbabwe
Zimbabwe (tên chính thức là: Cộng hòa Zimbabwe, phát âm: Dim-ba-bu-ê, trước đây từng được gọi là Nam Rhodesia, Cộng hòa Rhodesia và sau đó là Zimbabwe Rhodesia) là một quốc gia không giáp biển nằm ở phía nam lục địa Phi, bị kẹp giữa hai con sông Zambize và Limpopo. Zimbabwe có chung đường biên giới với các nước Nam Phi ở phía nam; Botswana ở phía tây nam; Mozambique ở phía đông và Zambia tây bắc. Zimbabwe đã được đặt tên theo thành phố được xây bằng đá nổi tiếng vào thế kỷ XIV – Đại Zimbabwe nằm ở đông nam quốc gia này. Zimbabwe nổi tiếng với thác Victoria ở trên sông Zambezi và nhiều khu bảo tồn hoang dã. Quốc gia này có 16 ngôn ngữ chính thức,trong đó tiếng Anh, tiếng Shona, và tiếng Bắc Ndebele được sử dụng phổ biến nhất.
Zimbabwe là nước có tiềm năng kinh tế, giàu tài nguyên thiên nhiên với crom và vàng là khoáng sản chính của nước này. Thuốc lá, bông và đường là những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Zimbabwe.

Du lịch từng là một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, nhưng đã sụt giảm trong những năm gần đây. Zimbabwe Conservation Task Force đã ra một bản báo cáo vào tháng 7 năm 2007, ước tính 60% đời sống hoang dã tại Zimbabwe đã mất từ năm 2000 vì tình trạng săn bắn trộm và phá rừng. Báo cáo cảnh báo rằng sự mất mát đời sống hoang dã cộng với tình trạng phá rừng trên diện rộng có nguy cơ phá huỷ ngành công nghiệp du lịch.

3.Liberia
Cộng hòa Liberia là một quốc gia nằm ở Tây Phi, giáp giới với các nước Sierra Leone, Guinée, và Côte d’Ivoire.

Nguồn tài nguyên ở Liberia tương đối đa dạng nông sản nhiệt đới gồm có dầu cọ, cà phê, ca cao, cao su; khoáng sản gồm có kim cương, vàng và nhất là quặng sắt, khai thác gỗ ở các khu rừng rậm. Vận tải tàu biển cửa Liberia là một ngành quan trọng, đứng hàng thứ hai trên thế giới. Cuộc nội chiến từ năm 1990 đã tàn phá nền kinh tế đất nước.

Công nghiệp chiếm 15%, nông nghiệp 50% và dịch vụ 35% GDP.

Hoạt động ngoại thương của Liberia khá phát triển, năm 2006, Liberia xuất khẩu được 1,19 tỷ USD đến các nước Malaysia 22,1%, Nam Phi 18,1%, Ba Lan 14,9%, Đức 9,2%, Mỹ 8,4%, Tây Ban Nha 6,6%, Hàn Quốc 4,8%, Na Uy 4,4% với các mặt hàng chính là cao su, gỗ, thép, kim cương, ca cao, cà phê… Tuy nhiên nhập khẩu của Liberia có kim ngạch khá lớn so với xuất khẩu, hơn 7,143 tỷ USD gồm các mặt hàng xăng dầu, hoá chất, máy móc thiết bị, lương thực thực phẩm, các bạn hàng nhập khẩu chính của Liberia là Hàn Quốc 38,2%, Singapore 19,4%, Nhật 13,1%, Trung Quốc 10,2%.


4.Burundi
Burundi ( /bəˈɹʊndɪ/ or /bəˈrʌndi/), tên chính thức Cộng hòa Burundi (tiếng Kirundi: Republika y’Uburundi, [buˈɾundi]; tiếng Pháp: République du Burundi, [buʁundi] hoặc [byʁyndi]) là một quốc gia ở đông châu Phi.

Trong giai đoạn năm 1993 – 1999, do các cuộc nội chiến liên miên và lệnh cấm vận của nước ngoài (1996), GDP của Burundi giảm đi 20%, tỷ lệ vốn đầu tư giảm từ 18% xuống còn 6% và lạm phát năm 1999 lên tới 21%. Cuộc nội chiến kết thúc cùng với tình hình chính trị ổn định đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và sự giúp đỡ từ bên ngoài. Tuy nhiên, nước này vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tình trạng nghèo đói, thất học, sự yếu kém trong quản lý hành chính và hệ thống luật pháp còn lỏng lẻo.

Burundi là nước nghèo tài nguyên, công nghiệp kém phát triển. Kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt (cà phê, ngô, đậu, lúa miến, chè, bông vải, dầu cọ) và chăn nuôi (dê, cừu, bò). Khoảng 90% dân số sống nhờ vào nông nghiệp. Các mặt hàng xuất khẩu gồm cà phê, chè và chuối. Kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu cà phê (chiếm đến 80% ngoại tệ thu được) Vì vậy khả năng thanh toán hàng hóa nhập khẩu không ổn định, tùy vào thị trường cà phê thế giới. Từ tháng 10 năm 1993, đất nước này trải qua những cuộc bạo động, xung đột lớn về sắc tộc làm khoảng 250.000 người chết và 800.000 người mất nhà cửa. Thực phẩm, thuốc men, điện nước không đủ đáp ứng.


5.Eritrea
Eritrea (Tiếng Việt: Ê-ri-tơ-rê-a; phát âm tiếng Anh: /ˌɛrɨˈtreɪə/, tiếng Ả Rập: إرتريا Iritriya), tên chính thức Nhà nước Eritrea, là một quốc gia châu Phi, giáp Sudan về phía tây, Ethiopia về phía nam và Djibouti về phía đông nam. Phần phía đông và đông bắc Eritrea còn có các đảo ven bờ trong biển Đỏ. Quần đảo Dahlak và rất nhiều đảo thuộc quần đảo Hanish thuộc lãnh thổ Eritrea. Eritrea có diện tích 118,000 km² và dân số ước tính khoảng hơn 6 triệu người người. Thủ đô là Asmara.

Giống như phần lớn các quốc gia Phi Châu khác, nền kinh tế Eritrea chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp với 80% dân số làm việc trong ngành trộng trọt và chăn nuôi. Hạn hán là nguyên nhân thiên tai chủ yếu tác động đến nền nông nghiệp nước này.

Hiện nay, tương lai của kinh tế Eritrea phụ thuộc vào khả năng giải quyết của Chính phủ trong các vấn đề xã hội như nạn mù chữ, thất nghiệp, trình độ kỹ năng tay nghề yếu kém cũng như thực sự thúc đẩy quá trình tư nhân hóa nền kinh tế và chỉ có thực hiện như vậy mới có thể tạo ra các nguồn lực để phát triển nền kinh tế.

Năm 2009, tổng sản phẩm quốc nội của Eritrea đạt 4,1 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2008.

Hiện nay, nông nghiệp thu hút tới 80% lực lượng lao động nhưng chỉ đóng góp vàp khoảng 17,3% GDP của nước này (2009). Các nông sản chính của Eritrea là lúa miến, đậu lăng, rau, ngô, bông, sợi bông, thuốc lá, cà phê, sợi sidan, vật nuôi, dê..

Công nghiệp của Eritrea khá nhỏ bé, đóng góp vào 23,2% GDP. Các ngành công nghiệp chính của nước này là: chế biến thực phẩm, bia, ngành dệt may, sản xuất xi măng, muối, sửa chữa tàu thương mại.

Dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP với tỉ trọng hiện nay là 59,5% (2009).

Về ngoại thương, năm 2009, Eritrea xuất khẩu 12 triệu USD hàng hoá các loại. Trong đó các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của đất nước này là vật nuôi, lúa miến, hàng dệt may, thực phẩm, và các sản phẩm sơ chế khác. Các thị trường xuất khẩu chính của Eritrea là Ireland, Mỹ, Italia và Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu của Eritrea đạt 590 triệu USD. Các mặt hàng mà nước này thường nhập là máy móc thiết bị, sản phẩm dầu lửa, thực phẩm và đồ tiêu dùng khác. Các đối tác nhập khẩu lớn của Eritrea là Ả Rập Xê Út, Ý, Ai Cập, Ấn Độ, Đức, Trung Quốc.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN