Top 8 cuốn sách chuyên ngành luật thương mại được mua nhiều nhất hiện nay

0
3473
Vật Phẩm Phong Thủy

Với những bạn học sinh, sinh viên chuyên ngành luật thương mại hoặc đơn giản là những ai đam mê bộ môn học này thì đây chính là 8 cuốn sách chuyên ngành luật thương mại hay và bán chạy nhất hiện nay bạn không thể bỏ qua
1 Luật Thương Mại
Chương I: Những quy định chung.
Chương II: Mua bán hàng hóa
Chương III: Cung ứng dịch vụ
Chương IV: Xúc tiến thương mại
Chương V: Các hoạt động trung gian thương mại
Chương VI: Một số hoạt động thương mại cụ thể khác
Chương VII: Chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại
Chương VIII: Xử lý vi phạm pháp luật về thương mại
Chương IX: Điều khoản thi hành

2 So Sánh Những Điều Mới Luật Thương Mại 1997
Luật Thương mại đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thứ IX kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/05/1997 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1998 nhằm điều chỉnh các hành vi thương mại, xác định địa vị pháp lý của thương nhân và quy định những nguyên tắc, nội dung và các chuẩn mực trong hoạt động thương mại tại Việt Nam. Sau 8 năm vận hành Luật Thương mại (1997) đã đóng góp quan trọng cho hoạt động quản lý nhà nước về thương mại và cũng đã bộc lộ ra được những hạn chế nhất định cùng với xu thế hội nhập kinh tế trong khu vực, quốc tế cũng như để thực hiện Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ. Chính vì thế Luật Thương mại đã được Quốc hội xem xét sửa đổi một cách toàn diện. Luật Thương mại Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006 nhằm thay thế Luật Thương mại (1997).

Công ty Luật hợp danh Việt Nam (Vinalaw firm) đã tập trung thực hiện cuốn sách “Những sửa đổi cơ bản của Luật Thương mại năm 2005” với mục đích cung cấp cho độc giả;
– Về sự cần thiết sữa đổi bổ sung, về những điểm mới của Luật Thương mại (2005) so sánh với Luật Thương mại (1997).
– Với bảng so sánh hai Luật Thương mại nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu có được công cụ hữu hiệu khi so sánh hai văn bản luật cũng như tìm ra một cách nhanh nhất những điểm mới trên bảng so sánh.
– Với mục lục của hai Luật Thương mại giúp ích cho độc giả và người áp dụng pháp luật có thể tra cứu một cách nhanh nhất những điều luật cần tìm.

Hy vọng cuốn sách này sẽ góp phần hữu ích cho các giới nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng pháp luật.

3 Bảo Hiểm Và Giám Định Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Vận Chuyển Bằng Đường Biển
Phần 1: Lịch sử bảo hiểm
Phần 2: Bảo hiểm hàng hải
Phần 3: Giới thiệu một số điều khoản bảo hiểm hàng hải
Phần 4: Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu
Phần 5: Một số loại hàng tổn thất thường được yêu cầu giám định

4 Cẩm Nang Nghiệp Vụ Kế Toán – Kiểm Toán – Tài Chính – Thuế – Dành Cho Các Loại Hình Doanh Nghiệp
Phần I: Những quy định mới nhất về đăng ký doanh nghiệp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn, kích thích phát triển doanh nghiệp.

Phần II: Những quy định mới nhất về kế toán, kiểm toán trong doanh nghiệp.

Phần III: Quy định mới về chế độ khấu hao tài sản cố định.

Phần IV: Quy định về quản lý tài chính, giám sát, sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp.

Phần V: Chính sách thuế mới liên quan đến doanh nghiệp.

Phần VI: Chế độ mới về lao động, tiền lương trong doanh nghiệp.

5 Giáo Trình Thuế
Chương 1: Tổng quan về thuế

Chương 2: Thuế giá trị gia tăng

Chương 3: Thuế tiêu thụ đặc biệt

Chương 4: Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu

Chương 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân

Chương 7: Thuế sử dụng đất nông nghiệp

Chương 8: Thuế nhà đất

Chương 9: Tiền sử dụng đất và tiền thuê đất

Chương 10: Thuế tài nguyên

Chương 11: Phí và lệ phí

Chương 12: Lệ phí môn bài và lệ phí trước bạ

Chương 13: Hóa đơn

Chương 14: Hiệp định tránh đánh Thuế hai lần

Chương 15: Thuế và các vấn đề chuyển giá

Chương 16: Xu hướng vận động và điều chỉnh chính sách thuế ở Việt Nam

Chương 17: Tổ chức bộ máy thu thuế ở Việt Nam

Chương 18: Xử lý vi phạm về thuế

Chương 19: Luật quản lý thuế

6 Luật Thương Mại Quốc Tế

Trong văn kiện của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần IX và các Hội nghị Trung ương khoá IX, cũng như văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc khoá X, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO trong thời gian sớm nhất. Việc thực hiện chủ trương, chiến lược này đòi hỏi sự nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện các qui định, thiết chế của Thương mại quốc tế.

Hiện nay đã có những cuốn sách, giáo trình về Luật thương mại quốc tế nhưng trong cuốn sách này các tác giả sẽ có một cách thức tiếp cận khác khi đề cập đến khái niệm Thương mại quốc tế và Luật thương mại quốc tế. Các tác giả đi sâu phân tích những lĩnh vực mà các qui định của WTO, BTA (Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ) tập trung điều chỉnh như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, các khía cạnh thương mại của sở hữu trí tuệ, các biện pháp khắc phục thương mại, đầu tư quốc tế, giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế… Các tác giả cũng xem xét, đề cập đến các nguyên tắc và qui chế pháp lý trong lĩnh vực thương mại quốc tế của Việt Nam.

7 Các Hợp Đồng Thương Mại Thông Dụng
Trong một nền kinh tế thị trường vài trò của hợp đồng hết sức quan trọng, đó là một công cụ pháp lý thông dụng nhất trong việc kinh doanh buôn bán.

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều người nhằm mục đích xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt nghĩa vụ.
Theo định nghĩa trên thì hợp đồng được thành lập do sự hợp tác của hai hay nhiều bên, khi đó giữa các đương sự đã có sự thỏa thuận, sự thoả thuận đủ để tạo lập hợp đồng. Sự thoả thuận tuy cần phải được biểu lộ ra ngoài nhưng trên nguyên tắc cần phải thể hiện dưới một hình thức nào cả, chỉ trong những trường hợp đặc biệt, luật pháp mới đòi hỏi hợp đồng phải theo một hình thức nhất định. Nguyên tắc này được các luật gia gọi là nguyên tắc thoả thuận ý chí, một nguyên tắc cơ bản trong luật hợp đồng và được mặc nhiên công nhận tại Điều 401 BLDS 2005: “hợp đồng có thể đựơc giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể”.

Hợp đồng vô hiệu nếu không hội đủ các điều kiện về hình thức và nội dung do pháp luật quy định; một hợp đồng vô hiệu thì không phát sinh hiệu lực gì cả. Nói như vậy có vẻ đơn giản, song thực tế vấn đề rất phức tạp bởi vì một hợp đồng mặc dù vô hiệu nhưng đã hiện hữu, nhiều khi hợp đồng đã được thi hành rồi hoặc bắt đầu thi hành.Vấn đề đặt ra là việc hủy bỏ hợp đồng vì lý do vô hiệu có xoá bỏ mọi hiệu lực do hợp đồng đã phát sinh không, và sự vô hiệu đó có thể khắc phục được không?

8 Pháp Luật Chống Bán phá Giá Hàng Nhập Khẩu Tại Việt Nam
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bán phá giá hàng nhập khẩu trong thương mại quốc tế
1. Bản chất của hành vi bán phá giá
2. Phân loại bán phá giá hàng hoá
3. Cơ sở xác định yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hành vi bán phá giá hàng nhập khẩu
Chương 2: Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam – thực trạng và hướng hoàn thiện
1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề xây dựng pháp luật chống bán giá tại Việt Nam
2. Pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam
3. Những vấn đề đặt ra khi áp dụng pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu tại Việt Nam
4. Một số đề xuất trong việc hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN