Top 6 bộ phim chuyển thế từ tác phẩm văn học Việt Nam hay nhất mà bạn nên xem

0
2334
Vật Phẩm Phong Thủy

Một bộ phim hay đôi khi cũng giống như một viên ngọc ẩn, có thể rạp phim gần bạn không chiếu hoặc tấm poster đã không làm bạn phải hút mắt. Nhưng cũng vì thế nên một khi đã khám phá được thì trải nghiệm thưởng thức phim sẽ thú vị hơn nhiều. Để bắt đầu, bạn có thể tham khảo 6 bộ phim chuyển thế từ tác phẩm văn học Việt Nam hay nhất mà bạn nên xem

1 Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Câu chuyện là những trang nhật ký về cuộc sống thường ngày và tâm tư của cậu bé Thiều. Thiều đang là học sinh lớp 7 sống ở một vùng quê nghèo, cùng với người em trai tên Tường. Tường là một cậu bé dễ thương, hiền lành, bao dung, rất yêu mến anh trai và thích chơi đùa với nhiều loài động vật gồm cả sâu bọ, rắn rết. Cậu bé sống nội tâm, ham đọc sách và rất say mê những câu chuyện cổ tích, đặc biệt là truyện Cóc tía, chính vì vậy mà cậu nuôi nấng một con cóc dưới gầm giường và đặt tên cho nó là “Cu Cậu”. Trong khi đó Thiều vốn là một người hướng ngoại, khá tinh quái, đã nhiều lần vô tình để em mình chịu tai bay vạ gió sau những trò nghịch phá do chính mình bày ra. Thiều cũng nhiều lần tỏ ra hẹp hòi, nhưng trong thâm tâm cậu vẫn rất thương em mình và là một người hào hiệp. Hai anh em Thiều và Tường thả hồn vào những trò chơi cảm giác mạnh và nhiều kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của những đứa trẻ làng quê. Truyện cũng mở rộng ra mối quan hệ giữa hai anh em và những người dân trong ngôi làng, gồm cả người thân của mình và những bạn học cùng lớp. Ba của Thiều được miêu tả là một người giảo hoạt và được dân làng yêu mến nhưng hay nổi nóng và thường xuyên đánh đòn hai anh em vì nhiều lý do, trong khi mẹ cậu tỏ ra dịu dàng với các con hơn dù bà cũng không tránh khỏi việc trách mắng khi các con làm điều sai quấy.

Chú Đàn là em trai của ba Thiều, bị mất một tay do tai nạn nhưng vẫn luôn yêu đời và thường kể chuyện ma cho hai anh em Thiều và Tường nghe. Nỗi muộn phiền duy nhất của chú có lẽ nằm ở chuyện tình nhiều trắc trở do cánh tay cụt gây ra. Chú Đàn yêu chị Vinh, một cô gái cùng xóm và là con của thầy giáo chủ nhiệm lớp của Thiều, người thầy mà lúc nào cũng làm cho Thiều sợ chết khiếp. Vào lúc mở đầu câu chuyện, Thiều cảm thấy thích một cô bạn cùng lớp ngồi kế bên cậu tên là Xin. Xin hay bị Thiều trêu chọc và từng có lần vô tình làm cho Thiều bẽ mặt trước lớp. Một bạn học khác của Thiều là Sơn, lớn hơn cậu ba tuổi nhưng học lực rất yếu và phải ở lại lớp liên tục 5 năm liền. Sơn được miêu tả là một đứa đô con, suốt ngày phá làng phá xóm và có những cử chỉ và lời nói khiếm nhã, thô tục. Về sau, Thiều nhận ra mình đã có tình cảm với Mận, là một cô bạn cùng lớp lớn hơn cậu một tuổi. Mận xinh xắn và ngây thơ nhưng học không được tốt do phải chăm sóc người cha mắc căn bệnh phong, đang bị mẹ cô bé giam trên gác nhà. Bí mật này chỉ có Thiều và Tường biết, và hai anh em đã phải ẩu đả với Sơn chỉ để bảo vệ Mận trước những âm mưu đen tối.

2 Tấm Cám: Chuyện chưa kể

Nước Đại Việt cổ xưa, có nàng Tấm xinh đẹp sống chung với Cám và mụ dì ghẻ. Tấm bị mẹ con Cám đối xử tệ bạc. Tấm đem con cá bống về nhà nuôi trong giếng nhưng cá bống bị mẹ con Cám bắt lên ăn thịt. Ông Bụt hiện ra bảo Tấm lấy xương cá bống bỏ vào lọ đem chôn.

Lúc đó triều đình thông báo tuyển vợ cho Thái tử, tất cả các cô gái đều có thể vào cung cho Thái tử xem mặt. Tấm cũng muốn đi nhưng dì ghẻ bắt Tấm lựa đậu đen và đậu trắng. Tấm khóc, ông Bụt lại hiện ra bảo Tấm đào bốn lọ xương cá bống lên. Ông Bụt biến ra bộ đồ đẹp và con ngựa cho Tấm vào cung. Trên đường đi Tấm làm rơi chiếc giày xuống sông.

Thái tử vô tình đi ra bờ sông rồi nhặt được chiếc giày của Tấm. Thái tử truyền lệnh ai mang vừa chiếc giày sẽ được làm vợ Thái tử. Các cô gái thay phiên nhau thử giày, trong đó có cả Cám, nhưng không ai mang vừa. Đến khi Tấm bước vào và mang vừa giày, Thái tử đồng ý cưới Tấm. Tấm làm vợ Thái tử trước sự ghen tức của mẹ con Cám.

Ngày giỗ cha, Tấm về nhà ăn giỗ. Lúc Tấm đang hái cau thì dì ghẻ chặt cây làm Tấm té xuống chết. Cám được đưa vào cung, thay thế Tấm phục vụ Thái tử. Lúc này lão Thừa tướng đang có âm mưu tạo phản để cướp ngôi vua, ông ta được sự trợ giúp của Cám và Tướng quân Thạch Biền. Linh hồn Tấm biến thành chim vàng anh, chim vàng anh bảo vệ Thái tử không bị Cám ám sát. Cám liền giết chim vàng anh, xác của chim biến thành cây xoan đào. Cây xoan đào lại bảo vệ Thái tử không bị Thạch Biền ám sát.

3 Vợ chồng A Phủ

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm hay nhất trong tập Truyện Tây Bắc được nhà văn Tô Hoài viết năm 1952. Hai nhân vật chính là A Phủ và Mỵ – một đôi nam nữ thanh niên nghèo bị thống lý Pá Tra, một chúa đất gian ác, cấu kết với Pháp, áp bức bóc lột đến cùng cực. Hắn bắt Mỵ về làm vợ lẽ cho con trai là A Sử, và bắt A Phủ đến ở không công suốt đời để trả nợ. Khi A Phủ bị trói vì tội đánh mất trâu, sắp chết đau, chết đói, chết rét, Mị cắt dây trói cứu thoát anh. Hai người trốn đến Phiềng Sa rồi nên vợ nên chồng. Sau này, nhờ có Đảng lãnh đạo, A Phủ và Mỵ đã vùng dậy, đấu tranh để tự giải phóng, cùng nhân dân xây dựng một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

4 Chị Dậu

Chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết hiện thực phê phán rất nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố Tắt đèn, phim Chị Dậu là những hình ảnh cuộc sống cùng khổ của người nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, phải chịu tầng tầng lớp lớp áp bức bóc lột, gia đình tan nát vì sưu cao thuế nặng.
Chị Dậu (Lê Vân) tất tả chạy ngược chạy xuôi trong cảnh khốn cùng để lo kiếm tiền đóng thuế thân cho người chồng đau yếu. Chị phải bán tất cả những gì còn lại trong nhà, và dứt ruột bán nốt đứa con gái của mình cho nhà địa chủ Nghị Quế, nhưng vẫn không được yên, cho đến lúc không thể chịu đựng được nữa, chị phải vùng dậy. Sự nổi loạn ấy đã dẫn cuộc đời chị sang một hướng khác, nhưng vẫn không kém phần tăm tối…

5 Làng Vũ Đại ngày ấy

Làng Vũ Đại ngày ấy là một bộ phim nổi tiếng được xếp vào hàng những tác phẩm kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam thế kỷ 20. Phim được sản xuất năm 1982 bởi đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Văn Khoa. Cùng với phim Chị Dậu (1980) cũng được đạo diễn bởi Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Văn Khoa thì Làng Vũ Đại ngày ấy được đánh giá là 2 trong số ít các tác phẩm điện ảnh Việt Nam đạt được thành công lớn về nhiều mặt khi khắc họa cuộc sống nông thôn cũng như nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội thực dân nửa phong kiến của Việt Nam trước Cách mạng Tháng tám (1945). Phim Làng Vũ Đại ngày ấy dù là một tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ các tác phẩm văn học vốn đã nổi tiếng trước đó của nhà văn Nam Cao (gồm Sống mòn, Chí Phèo và Lão Hạc) nhưng đạo diễn Phạm Văn Khoa vẫn cho thấy cá tính sáng tạo và đột phá trong nghệ thuật dựng phim của ông.

6 Cánh đồng bất tận

Cánh đồng bất tận (tựa tiếng Anh: The Floating Lives) là một bộ phim điện ảnh Việt Nam của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình thực hiện, khởi quay 23/11/2009, khởi chiếu 22/10/2010 trên toàn quốc Việt Nam. Phim dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Phim mở đầu với cảnh một nhóm phụ nữ đánh ghen trên xóm nhà ven sông. Người bị đánh ghen, đổ keo vào chỗ kín là Sương (Đỗ Thị Hải Yến), một cô gái điếm với lý do là đã quyến rũ chồng người khác. Điền (Võ Thanh Hòa), một cậu bé động lòng thương đã ra tay giải cứu và đưa Sương về nhà mình, là một con thuyền trên sông. Trên thuyền còn có ông Út Võ (Dustin Nguyễn), ba của Điền và Nương (Ninh Dương Lan Ngọc), chị gái của Điền.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN