Top 10 phi công nổi tiếng bán rơi nhiều máy bay nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam

0
2944
Vật Phẩm Phong Thủy

Trận Điện Biên Phủ trên không có lẻ là một trong những sự kiện huyền thoại mà bất kì ai mang dòng máu Việt Nam sẽ không bao giờ có thể quên . Và mang ý chí của sự kiện huyền thoại ấy , chúng tôi xin giới thiệu đến bạn 10 top phi công xuất sắc nhất trong lịch sử Việt Nam .

1.Nguyễn Văn Cốc
Nguyễn Văn Cốc (sinh năm 1942) là một phi công Việt Nam nổi tiếng với thành tích kỷ lục bắn hạ 11 máy bay Mỹ (bao gồm 2 chiếc UAV trinh sát) và là người duy nhất trên thế giới dùng MiG 21 bắn rơi 9 chiếc máy bay Mỹ trên bầu trời Bắc Việt Nam. Ông trở thành một Trung tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Anh hùng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

2.Phạm Thanh Ngân
Phạm Thanh Ngân (sinh năm 1939) là một tướng lĩnh cấp cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông từng là một phi công nổi tiếng với thành tích bắn hạ 8 máy bay Mỹ trong những cuộc không chiến trong Chiến tranh Việt Nam và được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1969. Ông từng giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2001.

Trong thời gian từ 1966 đến 1968, ông đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu và trực tiếp bắn rơi 8 máy bay của Không quân Hoa Kỳ và chỉ huy đơn vị bắn rơi 8 máy bay khác. Một số chiến thắng của ông được ghi nhận lại như sau:

Ngày 4 tháng 5 năm 1967, bắn rơi một chiếc F-105 Thunderchief trên vùng trời Tam Đảo, Vĩnh Phúc trên chiếc MiG-21 số hiệu 4324;
Ngày 29 tháng 7 năm 1967, bắn rơi một chiếc F-4 Phantom II cùng với Nguyễn Ngọc Độ[3];
Ngày 16 tháng 9 năm 1967, bắn rơi một chiếc RF-101C (số hiệu 56-0181, thuộc Phi đoàn Trinh sát Chiến thuật 20, phi công Patterson);
Ngày 18 tháng 11 năm 1967, bắn rơi một chiếc F-105 Thunderchief trên vùng trời Phú Thọ, trên chiếc MiG-21 số hiệu 4324.
Ông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng 8 huy hiệu vì thành tích này. Tháng 7 năm 1968, ông được đi dự Đại hội Chiến sĩ thi đua tiêu biểu hai miền Nam Bắc.[4] Cùng tháng 12 năm 1968, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng một chiếc đồng hồ vì thành tích bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Ông được tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân ngày 18 tháng 6 năm 1969 khi đang là Đại úy, Đại đội trưởng thuộc Trung đoàn Không quân 921.

Điều đặc biệt là hai trong số các máy bay MiG-21 mà ông từng điều khiển, mang số hiệu 4324 và 4326, đều là những chiếc máy bay có số lần bắn hạ đối phương cao nhất (4324 với 14 lần và 4326 với 13 lần), đồng thời cũng có số lượng phi công từng điều khiển đạt đẳng cấp phi công ách chủ bài nhiều nhất, được phong anh hùng nhiều nhất và trở thành tướng lĩnh nhiều nhất.


3.Nguyễn Hồng Nhị
Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Hồng Nhị là một phi công lái máy bay MiG 21 và là Phi công Việt Nam đầu tiên dùng MiG 21 bắn rơi máy bay Mỹ thuộc Trung đoàn không quân tiêm kích 921 không quân Nhân dân Việt Nam.

Anh đã bắn rơi 8 máy bay không quân Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam trong đó có ba cái được đối phương thừa nhận. Tuy vậy, các phi công Mỹ thường nói rằng họ bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không hoặc súng phòng không vì họ cho rằng như thế sẽ “đỡ xấu hổ hơn” là thất bại trong một trận không chiến.

4.Nguyễn Văn Bảy (A)
Nguyễn Văn Bảy (sinh 1936), còn gọi Bảy A là Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, phi công không quân nhân dân Việt Nam. Ông là một trong mười sáu phi công Việt Nam đạt cấp “Ách” trong kháng chiến chống Mỹ.

Ông từng kể rằng: Tao toàn gặp số bảy: Tên Bảy, con thứ 7, đi bộ đội lúc 17 tuổi, học văn hóa 7 ngày lên 7 lớp, 7 lần bắn rơi 7 máy bay Mỹ bằng máy bay Mig 17, được phong Anh hùng năm 1967…
5.Nguyễn Đức Soát
Nguyễn Đức Soát (sinh ngày 24 tháng 6 năm 1946 tại xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), là Trung tướng – Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng là một phi công MiG-21 xuất sắc và được coi là một trong các Át chủ bài của Không quân Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam.

Theo báo cáo của phía Quân đội Nhân dân Việt Nam thì số máy bay của Không quân Hoa Kỳ bị phi công Nguyễn Đức Soát hạ trên chiếc MiG-21PFM Fishbed số hiệu 5020 là 6 (phía Hoa Kỳ xác nhận:3 chiếc F-4E, 1 chiếc F-4J, 1 chiếc A-7B).

Trong chiến đấu, phi công Nguyễn Đức Soát là sĩ quan không quân thuộc Trung đoàn Không Quân tiêm kích 927, là học trò của 2 phi công: Phạm Thanh Ngân (hạ 8 chiếc) và Nguyễn Văn Cốc (hạ 9 chiếc: 2 F-4D, 1 F-4B, 2 F-105F, 1 F-105D và 1 F-102A).

Ngày 23 tháng 5 năm 1972, ông lập chiến công lần đầu tiên khi bắn hạ chiếc A-7B Corsair II của Hải quân Hoa Kỳ bằng pháo 30mm, phi công Charles Barnett bị chết. Ngày 24 tháng 6 năm 1972, 2 chiếc MiG-21 của Nguyễn Đức Nhu và Hạ Vĩnh Thành cất cánh ở sân bay Nội Bài vào lúc 15 giờ 12 phút để đánh chặn một tốp F-4 lên không kích nhà máy gang thép Thái Nguyên. Đội hình hộ tống Mỹ nhanh chóng phản ứng và nghênh chiến. Nhưng hai chiếc MiG đó chỉ là mồi nhử, bất ngờ hai chiếc MiG-21PFM của Trung đoàn 927 xuất hiện: Nguyễn Đức Soát (biên đội trưởng hai chiếc) và Ngô Duy Thư (hộ vệ), lao tới tấn công đội hình F-4 hộ tống. Bằng quả tên lửa không đối không có đầu dẫn nhiệt R-3S Atoll, ông hạ chiếc F-4E của David Grant và William Beekman, Ngô Duy Thư cũng hạ một chiếc F-4 khác.

Ba ngày sau (ngày 27 tháng 6 năm 1972), ông cất cánh từ sân bay Nội Bài vào 11 giờ 53 phút để đánh chặn một tốp 4 chiếc F-4, biết rằng còn có 8 chiếc F-4 khác đang bay tới, nhưng họ không thể bị mắc kẹt lại ở giữa hai tốp đó. Cả hai phi công ngoặt lại, vọt lên độ cao 5000 mét và chờ đợi. Sau đó, họ phát hiện được cặp F-4 đi sau cùng. Cả Nguyễn Đức Soát và Ngô Duy Thư đều mỗi người hạ một chiếc bằng tên lửa R-3. Hai phi công Mỹ tên Miller và McDow bị bắt làm tù binh.

Ngày 26 tháng 8 năm 1972, Nguyễn Đức Soát tiếp tục lập chiến công khi bắn hạ một chiếc F-4J duy nhất của Lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Sĩ quan chống rađa của chiếc F-4J được cứu nhưng phi công Sam Cordova thì thiệt mạng. Nguyễn Đức Soát ghi chiến công cuối cùng của mình vào ngày 12 tháng 10 năm 1972, khi ông bắn hạ chiếc F-4E của Myron Young và Cecil Brunson (bị bắt làm tù binh).

6.Nguyễn Ngọc Độ
Nguyễn Ngọc Độ (01.11.1934) quê ở xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Là Giáo sư Khoa học Quân sự, Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt nam, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

Ông từng là phi công chiến đấu, trực tiếp bắn rơi 6 máy bay. Chiếc MiG-21 F-13 số hiệu 4420 do ông trực tiếp cầm lái.


7.Nguyễn Nhật Chiêu
Nguyễn Nhật Chiêu sinh năm 1934 tại thôn Đông Thôn, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương; là một trong những anh hùng phi công của Quân đội Nhân dân Việt Nam thuộc Trung đoàn Không quân 927, Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân. Ông là một trong số rất ít phi công chiến đấu và lập công trên cả hai loại máy bay là Mig 17 và Mig 21 của Liên Xô cũ.


8.Lê Thanh Đạo
Lê Thanh Đạo (sinh 1944) chính khách Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII, từng là một phi công lái MiG-21 của Trung đoàn Tiêm kích 927 không quân Nhân dân Việt Nam. Ông là một phi công “ách” trong chiến tranh Việt Nam với 6 máy bay tiêu diệt được.[1]


9.Nguyễn Tiến Sâm
Nguyễn Tiến Sâm là một trong các Anh hùng Phi công Quân đội Nhân dân Việt Nam của đất Hà Thành Thăng Long; nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kiêm Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.


10.Phạm Tuân
Phạm Tuân (sinh năm 1947) là phi công, phi hành gia người Việt Nam. Ông là người đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ vào năm 1980 trong chương trình Interkosmos của Liên Xô.

Phạm Tuân sinh ngày 14 tháng 2 năm 1947 tại xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông đi bộ đội, được tuyển vào binh chủng Không quân Nhân dân Việt Nam năm 1965, tốt nghiệp Trường phi công quân sự ở Liên Xô năm 1967 và trở thành sĩ quan lái máy bay chiến đấu của Trung đoàn Không quân Sao Đỏ, tham gia chiến đấu bảo vệ vùng trời Miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Giữa năm 1972, ông là một trong 12 phi công được chọn để đào tạo lái tiêm kích bay đêm, chuẩn bị cho việc đánh B-52 (tiêm kích bay đêm yêu cầu kỹ thuật cao hơn nhiều so với lái tiêm kích ban ngày).

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN