Top 10 tên lửa chống hạm đang được sử dụng bởi quân đội nước ta hiện nay

0
1200
Vật Phẩm Phong Thủy

Trải qua những năm tháng bị xâm lược trong quá khứ , cho nên hiện nay nước ta đang trong quá trình tái thiết cũng như có khả năng tăng cường những vũ khí hiện đại giúp bảo vệ lãnh thổ . Và dưới đây là top 5 tên lửa chống hạm đang được sử dụng bởi quân đội Việt Nam.

1.P-15 Termit
P-15 Termit (tiếng Nga:П-15 “Термит”) là loại tên lửa chống hạm được phát triển bởi viện thiết kế Raduga của Liên Xô những năm 1950. GRAU gọi thiết kế này là 4K40, tên báo cáo trong các tài liệu của NATO là Styx hay SS-N-2 nên thường gọi thành SS-N-2 Styx. Hiện tại chúng đôi khi được gọi là Rubezh trong quân đội Nga. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã mua lại thiết kế năm 1958 và đã tạo ra các phiên bản là: HY-1, SY-1 và FL-1.

Mặc dù có kích thước lớn nhưng hàng ngàn tên lửa P-15 đã được chế tạo để gắn trên nhiều lớp tàu chiến cũng các bệ phóng trên đất liền và thậm chí được thả từ máy bay. P-15 khá thành công trong các cuộc xung đột mà nó được mang ra sử dụng.

2.P-5 Pyatyorka
P-5 Pyatyorka (Tiếng Nga: П-5 hay Пятёрка, định danh NATO: SS-N-3 Shaddock) là loại tên lửa có cánh chống tàu do Liên Xô sản xuất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Phòng Thiết kế Chelomey (OKB-52) chịu trách nhiệm thiết kế. Ký hiệu của Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên bang Nga(GRAU) là 4K48. Nó được đưa vào biên chế Quân đội Liên Xô từ năm 1959. Pyatyorka thường được gọi là tên lửa số 5 tương ứng với chữ P-5 tương tự là tên lửa R-7 Semyorka thường được gọi là tên lửa số 7.


3.Kh-35
Zvezda Kh-35 (tiếng Nga: Х-35) (Mã GRAU: 3M24, NATO gọi là AS-20 ‘Kayak’) là phiên bản phóng từ máy bay phản lực của một loại tên lửa chống tàu do Nga sản xuất. Cùng một loại tên lửa có thể phóng từ trực thăng, các tàu mặt nước và các khẩu đội phòng thủ bờ biển với sự trợ giúp của tầng đẩy phản lực, trong trường hợp đó nó được gọi là Uran (‘uranium’;SS-N-25 ‘Switchblade’; GRAU 3M24) hay Bal (‘whale’;SSC-6 ‘Stooge’;GRAU 3K60). Loại tên lửa này cũng có biệt danh Harpoonski vì trông bề ngoài khá giống loại tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon của Mỹ. Nó được thiết kế để tấn công các tàu thuyền có tải trọng lên tới 5000 tấn.[1]. Loại tên lửa này được dùng để thay thế cho các tên lửa P-15 Termit bị lỗi thời cũng như dùng cho việc xuất khẩu.


4.P-800 Oniks
P-800 Oniks (Tiếng Nga: П-800 Оникс có tên khác là Яхонт (Yakhont) là tên để xuất khẩu, “Oniks” có nghĩa là ngọc mã não (Onyx), “Yakhont” là hồng ngọc) là tên lửa hành trình siêu thanh do NPO Mashinostroyeniya của Nga (tiền thân là Liên Xô) phát triển. Đây là phiên bản sử dụng động cơ phản lực thẳng của P-80 Zubr. Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên bang Nga (GRAU) gọi nó là 3M55. Việc thiết kế loại tên lửa này theo báo cáo là bắt đầu từ năm 1983 đến năm 2001. Nó có thể phóng từ đất liền, trên biển, trên không hay từ tàu ngầm. Tên NATO của loại tên lửa này là SS-N-26. Loại tên lửa này theo báo cáo là loại thay thế cho P-270 Moskit nhưng cũng có thể thay thế cho P-700 Granit luôn. P-800 Oniks đã được dùng làm nền tảng để phát triển tên lửa PJ-10 BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển.


5.3M-54 Klub
3M-54 Klub là một tổ hợp tên lửa hành trình đa năng do Phòng thiết kế Novator (OKB-8) của Nga phát triển. Tên ký hiệu NATO của tổ hợp tên lửa này là SS-N-27. Hiện nay đã có các phiên bản phóng từ máy bay, tàu mặt nước, tàu ngầm và bệ phóng trên xe tải.

Tổ hợp này được thiết kế để có thể sử dụng nhiều loại đầu đạn khác nhau, cho phép nó tiêu diệt được nhiều loại mục tiêu, từ các tàu chiến hải quân như tàu nổi mặt nước, tàu ngầm cho tới các mục tiêu cố định trên đất liền. Đối với biến thể chống hạm 3M-54 (Sizzler), ở pha cuối tên lửa bay với vận tốc siêu âm tới mục tiêu, khiến cho các hệ thống phòng thủ của mục tiêu không có đủ thời gian kịp phản ứng. Biến thể tấn công đất liền 3M-54T có vận tốc cận âm có tính năng giống như tên lửa hành trình Tomahawk và ASROC của Mỹ, nhưng có tầm bắn xa hơn và có thể gắn trên nhiều phương tiện phóng hơn.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN