Top 6 điều cần phải lưu ý khi mua ô tô cũ chơi tết năm 2019

0
1143
Vật Phẩm Phong Thủy

Vào dịp cuối năm nhu cầu mua ô tô tăng mạnh, vì vậy không ít đại lý kinh doanh ô tô rơi vào cảnh “cung không kịp cầu”. Người mua nóng lòng sở hữu một chiếc ô tô để đi lại trong dịp Tết, trong khi lượng đơn đặt hàng tăng nhanh khiến nhiều đại lý kéo dài thời gian bàn giao xe cho khách đặt mua. Đây là một trong những lý do, khiến những người eo hẹp về tài chính chuyển sang phương án mua ô tô đã qua sử dụng, vừa nhanh lại vừa tiết kiệm tiền.
Tuy nhiên, giữa bạt ngàn những mẫu xe cũ được rao bán trên thị trường ô tô đã qua sử dụng, làm sao mua được một chiếc xe chất lượng tốt là nỗi băn khoăn lớn của đa số người mua.

1 Kiểm tra thông tin về xe
Theo lời khuyên của những người có kinh nghiệm, việc đầu tiên khi bạn có ý định mua ô tô cũ là phải kiểm tra thông tin về chiếc xe dựa theo các tiêu chí như kiểu xe, hãng sản xuất, mẫu xe, năm sản xuất và giá cả. Việc này giúp bạn hiểu thêm về mẫu xe bạn mua, giá cả và không bị hớ khi mua oto cu.

Nhưng bạn cũng nên cẩn thận với những chiếc xe có giá quá thấp so với mặt bằng chung của thị trường. Có thể tình trạng của chiếc xe đó không còn tốt nữa, nên hãy kiểm tra thật cẩn thận trước khi quyết định.

2 Tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ xe
Đây là vấn đề quan trọng số một đối với một chiếc xe ôtô đã qua sử dụng. Bạn cần kiểm tra những giấy tờ liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của chiếc xe bạn định mua như giấy đăng ký, sổ đăng kiểm đầy đủ, sổ bảo hiểm (nếu có),…

Việc này không chỉ cho biết những người chủ sở hữu trước đó, mà còn liên quan đến hàng loạt các vấn đề trong quá trình hợp thức hóa để chiếc xe về với chủ nhân mới và còn là điều kiện để lưu hành xe về sau.

3 Về đặt cọc khi mua xe ô tô

Thông thường, khi xe chưa có sẵn tại đại lý, đại lý bán xe sẽ yêu cầu người tiêu dùng đặt cọc một khoản tiền để xác nhận việc mua xe. Khoản đặt cọc, theo Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định, là để “đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng” (Điều 328 – Bộ Luật Dân sự 2015). Tuy nhiên, trên thực tế trong thời gian qua, đã xuất hiện sự việc khi không có xe để giao theo hợp đồng đã ký, đại lý giải quyết bằng cách đơn giản là trả lại số tiền đặt cọc cho người tiêu dùng.
Theo quy định tại Điều 328 Bộ Luật Dân sự năm 2015: “Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Như vậy, trong quá trình đặt cọc và ký hợp đồng đặt cọc, người tiêu dùng nên đọc kỹ các quy định trong biên bản thỏa thuận đặt cọc giữa hai bên. Trong trường hợp không có thỏa thuận nào khác, khi đại lý đã nhận tiền đặt cọc mà không có xe để bán cho người tiêu dùng, thì đại lý phải trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương với số tiền mà người tiêu dung đã đặt cọc. Ví dụ: trường hợp người tiêu dùng đặt cọc 100 triệu đồng để mua xe ô tô mà đại lý không thực hiện đúng giao dịch, đại lý phải trả người tiêu dùng khoản tiền tương ứng 200 triệu đồng.

4 Về thay đổi giá khi giao xe
Trong thời gian vừa qua, nhiều trường hợp người tiêu dùng đã có phản ánh về tình trạng phải mua ban oto với giá cao hơn giá quy định trong hợp đồng khi đặt cọc. Trên thực tế, khi gặp những tình huống trên, người tiêu dùng thường làm theo hướng dẫn của đại lý như: viết đơn tự nguyện rút tiền đặt cọc hoặc chấp nhận mua xe với giá cao hơn giá được quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, làm như thế là người tiêu dùng đã chấp nhận cho các đại lý xâm hại quyền lợi chính đáng của mình.
Theo quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ người tiêu dùng thì doanh nghiệp không được phép quy định trong các hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung khi giao kết với người tiêu dùng các điều khoản có nội dung: Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Chính vì vậy, trước khi ký hợp đồng với đại lý, người tiêu dùng cần đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng, nếu phát hiện các điều khoản với nội dung cho phép thay đổi giá tại thời điểm giao xe, người tiêu dùng có thể yêu cầu đại lý loại bỏ các điều khoản này ra khỏi hợp đồng.

5 Tránh mua phải ô tô bị ngập nước
Đây chính là yếu tố cần lưu ý hàng đầu bởi trong thời gian gần đây, một số đô thị lớn tập trung nhiều xe ô tô trên cả nước liên tục xảy ra tình trạng ngập lụt nặng khiến hàng loạt ô tô chìm trong biển nước. Điều này có thể dẫn đến những chiếc xe cũ bị thủy kích được sửa chữa lại và bán tháo ra thị trường.

Gần đây, có thể kể đến là đợt mưa lớn gây ngập lụt nặng ở TP Hồ Chí Minh do cơn bão số 9 vào thời điểm cuối tháng 11 vừa qua khiến hàng loạt ô tô biến thành “tàu ngầm” trên đường phố.
Theo một số tin tức về ô tô, hàng loạt xưởng sửa chữa ô tô tại TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận hàng loạt xe bị ngập nước chết máy trong những ngày xảy ra mưa lớn.

Cụ thể, trong hai ngày 25 và 26/11, đại diện một xưởng sửa chữa xe hạng sang cho biết: “Từ đêm qua, lượng ô tô chết máy kéo về garage mỗi lúc một nhiều. Hiện tại, garage đã tiếp nhận hơn 20 chiếc và đang bị quá tải”. Một garage tư nhân tại đường Trần Não, quận 2 chia sẻ: Trong một buổi sáng, garage tiếp nhận 4 xe bị thủy kích và có 4 chiếc xe bị chết máy khác đang chờ kéo về garage. Đây chỉ là hai trong số rất nhiều cơ sở sửa chữa ô tô ở TP Hồ Chí Minh ghi nhận hàng loạt xe bị ngập nước và hỏng hóc.

6 Kiểm tra nội thất xe
Đầu tiên kiểm tra nội thất của xe trước khi quyết định mua bán oto cũ, nếu có mùi ẩm mốc bốc ra thì chắc chắn chiếc xe có thể từng bị thủy kích. Thông thường, các cơ sở phục chế sẽ phải phun một lượng lớn hóa chất cũng như nước hoa để tránh mùi ẩm mốc.

Bạn chỉ cần bước lên xe đóng kín cửa và tắt điều hòa, nếu không gian bên trong xe có mùi ẩm mốc hoặc mùi nước hoa quá nồng nặc thì nên bỏ qua chiếc xe đó.

Và đặc biệt, nên kiểm tra kỹ dây đai an toàn của xe, nếu thấy phần cuối của dây đai an toàn có hiện tượng ố mốc, xuất hiện màu khác lạ thì không loại trừ khả năng xe đã từng chìm trong nước.

7 Kiểm tra động cơ xe
Khởi động xe và để ý tới những đặc điểm: âm thanh máy có sự khác lạ hay không? Có mùi lạ khi động cơ hoạt động hay không? Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, đèn ở bảng điều khiển, đèn xi nhan… Kiểm tra cần gạt nước có hoạt động đúng hay không. Dùng thử hệ thống âm thanh xem có có hiện tượng nhiễu hay âm thanh bị rè hay không.

Động cơ cũng như các hệ thống trên xe khi được phục chế sau khi ngập nước có thể sẽ không hoạt động tốt như bình thường.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN