Mỗi quốc gia có hệ thống động vật cũng như những môi trường phù hợp cho sự phát triển cũng như sinh sống với các loài động vật và từ đó xuất hiện những loài động vật đặc hữu hay còn gọi là những động vật chỉ sinh sống tự nhiên ở một nơi . Và sau đây là top 10 loài động vật chỉ sinh sống tại nước ta.
1.Bọ cạp Thiên Đường
Bọ cạp Thiên Đường (tên khoa học: Vietbocap thienduongensis) là một loài bò cạp thuộc họ Pseudochactidae. Loài bò cạp mới được đặt tên khoa học: Vietbocap thienduongensis bởi Lourenco & Phạm Đình Sắc.
Tên Tiếng Việt là bọ cạp Thiên Đường (do được phát hiện trong động Thiên Đường). Nơi sống của hai loài bọ cạp này đang bị thu hẹp do các tác động bởi con người. Loài này đang bị đe dọa, có nguy cơ biến mất nếu không được bảo tồn.
Loài bò cạp này đã được hai nhà khoa học TS. Phạm Đình Sắc (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và TS. Wilson Lourenco (Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris – Pháp) phát hiện trong động Thiên Đường thuộc Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng Quảng Bình và công bố trên Tạp chí quốc tế C.R.Biologies, số 335, năm 2012.
2.Chà vá chân xám
Chà vá chân xám hay Voọc chà vá (danh pháp khoa học: Pygathrix cinerea) là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố ở khu vực trung Trường Sơn, trên địa bàn năm tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum và Gia Lai, Việt Nam. Số lượng của quần thể ước khoảng 550 – 700 con. Năm 2016, Tổ chức Động Thực vật Hoang dã Quốc tế Fauna & Flora International – Chương trình tại VIệt Nam (Ts. Benjamin Rawson vs cs., 2016) đã công bố việc phát hiện quần thể 500 cá thể chà vá chân xám tại Tây Nguyên Việt Nam và nâng tổng số lượng loài này lên 1000
3.Chuột chù Kẻ Gỗ
Chuột chù Kẻ Gỗ, tên khoa học Crocidura kegoensis, là một loài động vật có vú trong họ Chuột chù, bộ Soricomorpha. Loài này được Lunde, Musser & Ziegler mô tả năm 2005. Chúng là loài đặc hữu của Việt Nam, được phát hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh).
4.Dơi thùy tai to
Dơi thùy tai to (tên khoa học Paracoelops megalotis) là loài dơi thuộc họ Dơi mũi. Đây là loài duy nhất thuộc chi Paracoelops. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam. Loài dơi này đang bị đe dọa môi trường sống.
Đánh giá năm 2008 của các nhà khoa học nước ngoài công bố trên website của IUCN, cho biết cụ thể hơn. Theo đó, không có thông tin gì về số lượng, không rõ loài này có mặt trong các khu bảo tồn hay không. IUCN nhấn mạnh, đến nay, chưa có bất cứ biện pháp bảo tồn tại chỗ nào được thực hiện và khuyến cáo cần có thêm các nghiên cứu về loài chỉ thấy có ở Việt Nam này[1].
Tuy nhiên, theo một công trình nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Đình Thống cùng các cộng sự Anh, Pháp, Đức và Ireland được thực hiện vào năm 2010 thì loài dơi này thực chất là một loài động vật không hề tồn tại, và sự xuất hiện của phân loài “dơi thùy tai to” là dựa trên những sai sót trong quá trình phân tích một mẫu vật của loài dơi nếp mũi xinh (Hipposideros pomona), được thực hiện vào năm 1947 bời nhà sinh vật học người Pháp André David-Beaulieu.
5.Vịt Sín Chéng
Vịt Sín Chéng là nguồn gen vật nuôi bản địa, có từ lâu đời của người dân xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Đây là gen quý đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ bảo tồn, lưu giữ và đưa vào danh mục để khai thác và phát triển phục vụ phát kinh tế tại địa phương này.Vịt Sín Chéng là trọng lượng lớn, thịt ngọt; chu kỳ đẻ trứng liên tục khoảng ba tháng, trứng to, vỏ trứng có màu xanh, tỷ lệ lòng đỏ cao. Vịt có sức sống tốt, ít chịu ảnh hưởng của dịch, bệnh, hại. Hiện nay, tổng đàn vịt Sín Chéng toàn huyện Si Ma Cai có hơn 6.000 con.
6.Rùa Trung bộ
Rùa Trung bộ (danh pháp khoa học: Mauremys annamensis) là một loài rùa thuộc họ Rùa đầm (Geoemydidae = Bataguridae).
Có thể phân biệt loài rùa này với các loài họ hàng bởi các họa tiết màu: đầu có màu tối với ba hoặc bốn sọc vàng ở bên. Mai rùa có màu vàng hoặc màu da cam với vết đen trên các vảy
Rùa Trung bộ là loài rùa nước ngọt, con trưởng thành nặng khoảng 1 kg đến 2 kg, thường sống ở các đầm lầy và ao, hồ nhỏ.
Rùa Trung bộ là loài đặc hữu của một vùng nhỏ ở miền Trung Việt Nam. Loài này được thấy khá nhiều trong những năm 1930 nhưng tất cả các cuộc khảo sát sau năm 1941 đều không cho thấy một cá thể nào sống hoang dã.
Do hầu như không bắt gặp loài rùa này bị buôn bán để làm thực phẩm nên loài này hầu như không còn tồn tại trong tự nhiên.
Nam 2006, một quần thể rùa Trung bộ hoang dã đã được tìm thấy ở gần Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam. Mặc dù rất hiếm, các mẫu vật rùa Trung bộ vẫn được bán ở Trung Quốc và Hồng Kông, thậm chí còn được nhập cảnh trái phép vào Hoa Kỳ. Một số ít rùa Trung bộ đang được nuôi giữ ở đảo Hải Nam, Trung Quốc cũng như ở Trung tâm Bảo tồn rùa Cúc Phương đóng tại Vườn Quốc gia Cúc Phương ở miền Bắc Việt Nam. Loài này gần như đã tuyệt chủng trong tự nhiên do tình trạng săn bắt trái phép .
Một dòng lai giữa rùa Trung bộ với một loài khác thuộc họ Rùa đầm là rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis) đã được phát hiện. Ngoài ra, một loài mới được đề xuất là Ocadia glyphistoma, là con của rùa cổ sọc (Ocadia sinensis) đực với rùa Trung bộ cái, loài lai này có thể được lai ngoài tự nhiên hoặc trong môi trường nuôi giữ.
7.Ốc núi Bà Đen
Ốc núi Bà Đen hay còn gọi là ốc xu núi Bà hay còn được gọi là ốc Nàng Hai (Danh pháp khoa học: Cyclophorus saturnus) là một loài ốc cạn thuộc chi Cyclophorus sinh sống ở núi Bà Đen thuộc Tây Ninh, đây là loài đặc hữu của vùng núi Bà Đen. Ở núi Bà Đen có hai loài ốc là ốc nhọn và ốc bằng. Trong đó, ốc bằng được xem là loài đặc hữu của núi Bà Đen. Loài ốc nhọn phỏ biến hơn, ghi nhận phân bố ở Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam, huyện Định Quán (Đồng Nai), ở Tây Ninh loài ốc nhọn có số lượng rất lớn. Ốc núi Bà Đen là loài ốc cực kỳ quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng cao do khai thác quá mức.
8.Rắn khiếm côn đảo
Rắn khiếm côn đảo (danh pháp hai phần: Oligodon condaoensis) là một loài rắn khiếm thuộc họ Colubridae, được phát hiện tại quần đảo Côn Đảo, công bố trên tạp chí Zootaxa số 4139, phần 2 ngày 20/7/2016)
9.Nhái cây Bà Nà
Nhái cây Bà Nà (danh pháp: Kurixalus banaensis) là một loài ếch trong họ Rhacophoridae. Chúng là loài đặc hữu của Việt Nam.
Môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ẩm ướt đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.
10.Mi núi Bà
Mi núi Bà hay mi Langbiang (danh pháp hai phần: Laniellus langbianis) là một loài chim trước đây xếp trong họ Họa mi (Timaliidae), hiện nay xếp trong họ Kim oanh (Leiothrichidae) Mi núi Bà là loài đặc hữu của Việt Nam.
Mi Núi bà trưởng thành có hình dạng và kích thước giống với loài mi đầu đen gặp ở núi Bà, nhưng có màu lông khác và đuôi không bằng mà hơi nhọn. Phần dưới cơ thể phớt trắng có các vạch đen kéo dài dọc hai bên ngực & mỏ, tai và trước trán tạo thành dải mào đen rất rõ. Đỉnh đầu và gáy xám, có xen các vạch trắng nhạt. Lưng trên và dưới đuôi nâu hung đỏ với các vạch màu đen. Cánh màu xám lẫn đen và trắng. Đuôi xám với mút đuôi trắng.
Trên đây là top 10 động vật đặc hữu nổi bật nhất nước ta , bạn có thể tìm hiểu thêm những loài đông vật đặc hữu khác ở trên các nguồn khác.