5 mẹo chữa trị vết thương tại nhà an toàn tránh, nhiễm trùng

0
2248
Vật Phẩm Phong Thủy

Bạn đã biết xử lý, chăm sóc vết thương sao cho nhanh cầm máu, nhanh lành và không gây biến chứng? Những bí quyết đơn giản dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn bị thương nhẹ tại nhà.

  1. Cầm máu

 

Băng ép: dùng băng với các vòng băng siết tương đối chặt, đè ép mạnh vào các bộ phận bị tổn thương, tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông để cầm máu. Biện pháp này thích hợp với các vết thương không có thương tổn mạch máu lớn.

Băng chèn: là băng ép nhưng có vật chèn lên các vị trí ấn động mạch, vật chèn được đặt trên đường đi của động mạch, giữa vết thương và tim, càng gần vết thương càng tốt, sau đó băng cố định vật chèn bằng nhiều vòng băng siết tương đối chặt theo kiểu vòng tròn hoặc vòng số 8.

Băng đút nút: là cách băng ép có dùng thêm bấc gạc để nhét nút vào vết thương. Biện pháp này thích hợp với các vết thương chảy máu động mạch ở sâu, giữa các kẽ xương, vết thương vùng cổ, vùng chậu.

Dùng kẹp để kẹp mạch máu, áp dụng đối với vết thương rộng, nông, kẹp mạch máu rồi để kẹp tại chỗ sau đó chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.

Khâu mép vết thương, sau khi đã nhét gạc chặt vào vết thương, khâu ghì chặt  mép vết thương lạ

Đây là bước rất quan trọng để làm sạch đồng thời ngăn ngừa không cho vi khuẩn trên da tấn công và xâm hại vết thương, hạn chế thấp nhất tình trạng nhiễm trùng hoặc mưng mủ.

2. Lau rửa vết thương


Khi bị vết thương nên bình tĩnh, điều cần làm đó là cầm máu vết thương, khi vết thương được cầm máu, nếu có nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để rửa và vệ sinh vết thương là tốt nhất. Nước muối sinh lý có tính sát khuẩn tốt, mà không gây tổn thương tế bào lành hay gây nhiễm độc như cồn iod. Rửa vết thương hở cần nhẹ nhàng lau xung quanh vết thương cho sạch, sau đó cẩn thận làm sạch phần bị thương. Chú ý khi rửa cần nhẹ nhàng, cẩn thận tránh mạnh tay gây tổn thương thêm tế bào lành.

3. Dùng thuốc kháng sinh


Có thể sử dụng thuốc kháng sinh dạng gel bôi trực tiếp lên vết thương hoặc sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân nếu tình trạng nhiễm trùng vết thương nặng.

4. Nha đam

Nha đam có chứa nhiều thành phần chống viêm giúp giảm kích ứng da, giúp cho vết thương loại bỏ vùng da chết rõ rệt. Nha đam còn có thể làm giảm sưng, chữa lành da tổn thương, tái tạo da mới khỏe mạnh hơn. Chúng có thể tác động sâu vào da để dưỡng ẩm cho da và làm tăng lượng collagen có trong da để đẩy nhanh quá trình liền vết thương.

Bạn nên cắt một lá nha đam, vỏ và nạo lấy phần dịch nhờn (gel) của chúng để đắp lên vết thương. Tuy nhiên, đối với các vết thương do phẫu thuật, bạn không nên thoa gel này vì chúng làm vết thương lâu lành.

5. Nghệ

Những tổn thương này trên da nếu không được điều trị có thể gây nên mủ. Bạn chỉ cần giã nát củ nghệ tươi, đắp vết thương thường xuyên hàng ngày hoặc trộn hỗn hợp nước với bột nghệ thành hỗn hợp đặc sệt và thoa trực tiếp lên các vùng da bị ảnh hưởng, cách này sẽ giúp điều trị nhiễm trùng và viêm và đẩy nhanh quá trình liền da, không để lại sẹo.

 

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN