5 món ăn đường phố nổi tiếng tại đất nước Campuchia làm mê mẩn khách du lịch

0
3540
Vật Phẩm Phong Thủy

Nhắc đến ẩm thực Vùng Đông Nam Á thì chắc chắn Thái Lan và Việt Nam sẽ là hai cái tên được nhắc đến nhiều nhất. Còn về ẩm thực Campuchia thì thường không được du khách chú ý đến, nhưng nếu đã một lần được nếm thử, ắt hẳn bạn sẽ bị ấn tượng bởi những hương vị độc đáo của xứ sở này. Sau đây là danh sách 10 món ăn mà du khách nên thử khi đến thăm Campuchia.

  1. Cá amok

    Món cá Amok không chỉ là món ăn truyền thống mà còn là món ăn đặc trưng của đất nước Cambodia. Thành phần chính của món cá Amok tất nhiên sẽ là cá, nhưng loại cá được sử dụng ở đây chủ yếu là cá nước ngọt.Hương vị quyết định của món Amok này không thể không kể đến hỗn hợp Kroeung – một loại nước sốt đặc biệt của Cambodia – được làm từ nghệ, chanh, hành tím và nhiều loại gia vị đặc trưng khác tạo nên hương vị lạ miệng hơn hẳn các món cá mà bạn từng thưởng thức. Cách chế biến món cá Amok của Cambodia cũng có nhiều điểm thú vị không chỉ thu hút thực khách mà còn khiến món ăn trông lạ mắt hơn. Cách làm chín cá Amok chỉ đơn giản là hấp, tuy nhiên thay vì hấp trong khuôn kim loại thì cá Amok sẽ được cho vào khuôn nhỏ như chiếc bát được làm bằng lá chuối. Do đó, cá Amok sau khi được hấp xong chắc chắn sẽ có thêm mùi hương được hấp thụ từ lá chuối nên lại càng hấp dẫn hơn.

2. Cà ri đỏ Khmer

Cũng khá giống các loại cà ri thông thường, cà ri Khmer cũng sử dụng các loại gia vị ở dạng lỏng hay được nghiền nát để giúp món ăn mau ngấm gia vị và ngon hơn. Tuy nhiên, với các món cà ri bình thường, nguyên liệu chính sẽ là thịt gà hay heo nhưng người Khmer còn dùng thịt dê, cá sấu, cá,… Các phụ gia ăn kèm cũng gồm có khoai tây, khoai lang, cà rốt giống cà ri bình thường. Cà ri đỏ thường được ăn kèm với bánh mì – bị ảnh hưởng từ thời Pháp. Món ăn này thường dùng để phục vụ tại các dịp đặc biệt ở Campuchia như đám cưới, họp mặt gia đình và các ngày lễ tôn giáo như Pchum Ben, hoặc ngày tổ tiên – là dịp người dân Campuchia làm những món ăn để dâng lên các nhà sư thay mặt những người đã khuất.

Cách chế biến cà ri đỏ Khmer cũng rất đơn giản. Đầu tiên là rửa sạch các loại thịt để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau đó sẽ ướp thịt với cà ri, hành, tỏi, xả,… Một vài gia vị khác mà người Campuchia thêm vào như là điều đỏ, nước cốt dừa, cỏ chanh. Tiếp đó, người ta sẽ đun nóng chảo lớn trên lửa vừa rồi cho hành tây, tỏi và bơ vào cho đến khi hành chuyển sang màu vàng có mùi thơm thì đổ cà ri, ớt bột và muối vào rồi trộn chúng. Giai đoạn tiếp theo, người ta sẽ đậy nắp thật chặt và đun với lửa nhỏ trong vòng 20 – 30 phút để thịt mềm và thấm đậm vị ngọt của nước cốt dừa. Tiếp đến, 1 chén nước cốt dừa cùng với một ít đậu phộng đã được giã nhuyễn được thêm vào nồi cà ri và khuấy thêm khoảng 10 phút nữa thì món ăn sẽ hoàn chỉnh. Không thể phủ định rằng mùi đặc trưng của xả, đậu phộng và nước dừa sẽ tạo nên một mùi hấp dẫn đến thế nào cho món ăn.

3. Num Sang Khya l‘peou

Đây là món tráng miệng độc đáo được làm từ quả bí ngô khá phổ biến tại Campuchia. Một phần bí đỏ được nạo và thay cho khoảng trống đó là hỗn hợp lòng đỏ trứng, đường cọ và nước cốt dừa. Sau đó, miếng bí sẽ được cho vào hấp trong khoảng 30 phút. Khi hoàn thành, món ăn sẽ được cắt miếng với những lớp màu riêng biệt. Vị béo béo của trứng và nước cốt dừa cùng vị ngọt thanh của đường cọ đã tạo nên một Num Sang Khya L’peou quyến rũ, không ai có thể chối từ sức hấp dẫn của nó.

4. Món côn trùng

Côn trùng có lẽ là món ăn khiến nhiều du khách quốc tế sợ nhất khi đến Campuchia. Tuy nhiên, đây lại là món ăn ngon lành và bổ dưỡng được người dân đất nước này yêu thích. Đặc biệt, từ món ăn của con nhà nghèo, ngày nay, côn trùng còn giúp một số người dân ở Campuchia đổi đời nhờ săn bắt để xuất khẩu.

Các loại côn trùng được người Campuchia ăn nhiều nhất là con dế, cua hay châu chấu, gián, nhện bắt về rửa sạch chiên giòn hoặc tẩm muối đường chiên. Ngày nay, việc ăn côn trùng trở nên phổ biến hơn, không chỉ quán nhậu vỉa hè mà thậm chí trên bàn tiệc của các nhà hàng, khách sạn cũng có. Nhiều thực khách sau khi vượt qua nỗi sợ hãi, thưởng thức các món côn trùng thì trở nên thích thú với món ăn này.

5. Kdăm Chaa (cua chiên)

Cua chiên là một món ăn đặc sản tại các thị trấn ven biển ở Campuchia. Thành phần chính của món Kdam Chaa là Cua cùng với một số loại nguyên vật liệu khác như bột bắp, sả, tỏi, hành, dầu mè,…Một loại gia vị đặc trưng không thể thiếu của món ăn này chính là tiêu Kampot – loại gia vị nổi tiếng trong giới sành ăn trên toàn thế giới. Mặc dù du khách có thể tìm thấy loại tiêu này ở dạng khô có sẵn nhưng chỉ có thể thưởng thức hương vị độc đáo của những hạt tiêu xanh non này ở Campuchia.

Sau khi đã có đầy đủ nguyên liệu, người dân Campuchia bắt đầu chế biến món ăn một cách công phu. Cua sau khi được bắt lên và rửa sạch, người Campuchia sẽ dùng một vật nặng như cán dao để gõ nhẹ cho nứt lớp vỏ cua nhằm giúp gia vị thấm đều, ngon hơn cũng như tạo sự thuận tiện hơn cho khách trong quá trình lột vỏ. Sau đó, người ta sẽ trét bột bắp lên một bên của cua, bên còn lại sẽ là nước sốt được làm từ các nguyên liệu, gia vị như gừng, nước mắm, dầu hào,… Tiếp theo, người nấu sẽ sử dụng chảo để phi hành trong khoảng 1 phút với lửa vừa, tiếp tục cho xả băm vào ngay sau đó và xào thêm tầm 2 phút nữa là được. Lúc này, một mùi thơm nhẹ đã toát lên. Hỗn hợp nước sốt đặc chế cùng với Cua đã được ướp sẽ được thêm vào ngay sau đó và nhanh chóng được trộn đều bởi những đôi bàn tay điêu luyện của những người đầu bếp. Đậy nắp lại trong khoảng 5 phút. Sau cùng, ngay khi cua đã chín và các gia vị đã hòa trộn đều với nhau, cua sẽ được bày ra dĩa cùng với một ít hành lá được thêm vào để tạo nên màu xanh bắt mắt cho món ăn.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN