Top 6 đại danh trà nổi tiếng nhất Việt nam

0
1629
Vật Phẩm Phong Thủy

Có thể bạn là một người sành về trà và cách pha trà nhưng chưa chắc bạn đã biết hết những loại trà ngon nhất trên thế giới dưới đây. Trà ngon không chỉ nằm ở thổ nhưỡng mà còn ở kỹ thuật trồng – chăm sóc và đặc biệt nhất vẫn là cách chế biến trà.

Thật vậy, bởi tất cả những loại trà ngon nhất trên thế giới này đều xuất phát từ một loại cây họ trà có tên khoa học là Camellia Sinensis. Nhưng tại những vùng đất khác nhau lại có những cách chế biến khác nhau dựa trên truyền thống đã có từ lâu đời. Những vùng trà nổi tiếng cảu Việt Nam

1 Trà Shan Tuyết Cổ Thụ

Trà Shan tuyết Hà Giang Tây Côn Lĩnh gắn liền với huyền thoại Mạc trà. Truyền thuyết kể lại rằng, sinh thời Mạc Đăng Dung rất thích uống một thứ lá cây kỳ lạ được lấy từ trên đỉnh núi cao quanh năm mây phủ của dãy Tây Côn Lĩnh. Trong một lần mải mê đuổi bắt theo con cá khổng lồ, Mạc Đăng Dung đã quên cả thời gian và bị lạc vào chốn núi non hùng vĩ, đang lúc cơ thể mệt mỏi vì đã nhiều ngày lao lực, ông dạt vào một quán nhỏ ven sông và được người chủ quán cho uống ba bát nước. Kỳ lạ thay, ngay sau khi uống xong bát nước đó tinh thần đang rệu rã của ông bỗng dưng trở nên sảng khoái, sức lực tràn về ràn rạt trong cơ thể. Hỏi ra mới biết đó là lá cây chè được lấy từ trên miền ngược chuyển về. Kể từ đó, mỗi khi luyện đao hay thiết triều, Mạc Đăng Dung thường uống ba chung trà lớn và bốn chén rượu để tăng thêm sức lực và trí lực.

2 Trà Mạn Hảo

Mạn Hảo là một loại trà, còn Diên Thái là một thương hiệu, và cặp đôi này đã không thể tách rời trong lịch sử trà Việt. Như một mối duyên, tôi tình cờ tiếp cận được cuốn gia phả của dòng họ Nguyễn Đình có tới bảy đời chuyên buôn bán trà Mạn Hảo – Diên Thái ở ngay giữa đất kinh kỳ – Kẻ Chợ phồn hoa.

Nguyễn Đình là một dòng họ “danh gia thế phiệt” đất đế đô Thăng Long. Cụ Nguyễn Đình Huyễn (1694-1756) vừa là tổ khởi nghiệp thương mại chè Mạn Hảo, vừa là người khai đường quan nghiệp cho dòng Nguyễn Đình. Ông từng được triều đình ban hàm quan tại gia với phẩm tước: “Tướng sĩ Lang, Minh Khánh điện, Tri sự”, thường được con cháu nghiêm cẩn nhắc tới: cụ tri sự. Cháu nội cụ tri sự, ông Nguyễn Đình Tiệp (1740-1789) nối đường hoạn lộ với phẩm hàm: tri huyện Vĩnh Khang trấn Nghệ An, sau thăng tri phủ Trường Khánh, rồi đốc trấn Lạng Sơn dưới triều Lê – Trịnh. Sang thế kỷ 19, dòng Nguyễn Đình vẻ vang với cụ Nguyễn Đình Vũ (1793-1832), đậu giải nguyên Trường Sơn Nam Thượng (1807), bổ tri huyện Nông Cống trấn Thanh Hoa, sau thăng chức lang trung bộ Lễ, rồi hiệp trấn Lạng Sơn tước Vũ Đức Hầu. Danh giá đạt tột đỉnh khi cậu Đình Vũ cháu nội ông bà đốc trấn, đời thứ năm dòng Nguyễn Đình được kết thông gia với cháu ngoại Ân vương Thái phi của chúa Trịnh Doanh.

Danh gia thế phiệt là thế, song điều đáng nói Nguyễn Đình còn là dòng dõi đại thương gia của đất Kẻ Chợ giao thương sầm uất vào thời kỳ “Đại mậu dịch Đông – Tây” bùng nổ. Từ cái năm định mệnh, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ mười lăm (1719), bị đám chức sắc làng Hạ Thái huyện Nhót, phủ Thường Tín trấn Sơn Nam Thượng hà hiếp, anh cả Giới, mới 25 tuổi, buộc phải ly hương, lần mò lên đất Kẻ Chợ mưu sinh… Ngày đầu tới Kẻ Chợ, Cả Giới sung làm phu khuân vác ở chợ Hàng Chè, khu chợ sầm uất tọa lạc cạnh đền Bà Kiệu. Chợ Hàng Chè khác hẳn các chợ thông thường, họp không theo phiên, không bán lẻ, quanh năm tấp nập với vai trò chợ đầu mối. Thương lái đua nhau chở về đủ loại chè từ nhiều vùng thổ ngơi khác biệt tạo cho chợ chè nguồn hàng vô cùng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên người kinh kỳ, giới thượng lưu quý tộc chuộng nhất thứ trà Mạn từ châu Mạn Hảo chở về, thứ trà được chế biến từ giống trà shan tuyết cổ thụ (loại này nay vẫn còn rất nhiều ở Sa Pa, Lào Cai). Nghiệp trà bắt đầu đeo bám vào ông trải bao cùng cực với những chuyến buôn trà từ châu Mạn Hảo, châu Vị Xuyên băng ghềnh, vượt thác lũ về xuôi. Bởi Mạn Hảo là loại trà ngon nổi tiếng Bắc Hà thời bấy giờ nên rất được thị trường hâm mộ. Ban đầu chỉ thuê mảnh đất nhỏ mở quán hàng ngay bên Bến Đá phố Cầu Đông… Nhờ Bến Đá là nơi đầu mối bốc dỡ hàng, lúc nào cũng nườm nượp xe cút kít bánh gỗ chở đầy ắp hàng hóa, gánh gồng tấp nập mà gian hàng của cả Giới ăn nên làm ra như diều gặp gió. Chỉ sau hơn mười năm kinh doanh, trà Mạn Hảo – mặt hàng chủ lực – cùng thuốc lào Tiên Minh đã đưa ông Nguyễn Đình Giới lên bậc giàu sang và danh vọng. Ông trở thành người có vai vế trong phường buôn chuyến, cầm cân nảy mực mặt hàng trà Mạn Hảo danh tiếng.

3 Trà Đâm Xứ Nghệ
Từ thành phố Vinh, đi ngược theo đường 48 sẽ đưa bạn đến với huyện miền núi Quỳ Hợp, nơi địa đầu phía tây bắc xứ Nghệ. Theo người dân nơi đây, chè đâm có nguồn gốc từ dân tộc Thái bản địa, là thứ đồ uống quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

Ngày nay, chè đâm được nhiều người biết đến, trở thành món đồ uống phổ biến không chỉ ở Quỳ Hợp, mà còn xuất hiện trong nhiều quán ăn, nhà hàng ở thành phố Vinh. Đây cũng là đồ uống đặc sản dùng để đãi khách.

Để có được bát nước chè đâm phải mất nhiều thời gian và công đoạn hơn so với pha chè xanh bình thường. Chè xanh chọn lá bánh tẻ, hái về đem rửa sạch, cho vào cối ống tre già giã nhuyễn. Nếu chọn lá già quá, nước chè sẽ bầm đen trông không ngon. Hoặc chè non quá, nước sẽ đắng chát.

Điều đặc biệt là khi hái lá chè cho vào cối, người dân còn ngắt cả cành thành từng đoạn nhỏ và ngắn. Bởi theo quan niệm phải có cả lá và cành, lúc đâm chè mới không bị nát và nước cốt mới giữ được màu xanh và mùi thơm đặc trưng.

Công đoạn giã cũng cần phải lưu ý đều tay để chè không nát quá. Nấu chè phải chọn thứ nước mưa ngọt lành hay nước giếng đá sỏi thì mới dậy lên mùi và vị ngọt đậm đà khó quên. Chè sau khi giã nhỏ sẽ cho nước sôi vừa đun vào làm chín chè, sau đó lọc thêm vài lần với nước sôi để nguội là hoàn thành.

4 Trà Tước Thiệt Cam Lộ Quảng Trị

Theo sách “Văn minh Trà Việt” của nhà nghiên cứu Trịnh Quang Dũng, trà tước thiệt (lưỡi sẻ) ở khu vực châu Sa Bôi (nay là Cam Lộ-Quảng Trị) cũng theo ông, rất có thể trà tước thiệt khu vực này nổi danh ít nhất suốt thế kỷ 14 đến tận thế kỷ 17.

Thực ra “tước thiệt” là danh từ chung trong giới trà chỉ búp chè đã hé ở cấp thứ 3 như hình lưỡi chim sẻ. Khu vực Quảng Trị xưa kia vốn là vùng biên cương, nhiều thổ sản, đã từng có nhiều chè hoang hoặc được người dân trồng. Hiện nay dấu tích về các vùng chè cổ vẫn còn lưu lại khắp vùng. Rất có thể, văn hóa trà xứ Huế cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi nơi này.

5 Trà Ô Long
Trà Ô Long đang là loại trà có tốc độ phổ biến nhanh nhất Việt Nam hiện nay. Trước đây, người Việt chỉ quen với việc uống trà Thái Nguyên (còn gọi là trà bắc, trà thái, trà tân cương, trà móc câu…), trà sen, trà lài… Trà Ô Long xuất hiện gây rất nhiều tò mò, có người đã uống, có người chỉ nghe. Bài này mình sẽ cho các bạn biết Trà Ô Long là gì.
Trong cảm quan của rất nhiều người Việt Nam, trà Ô Long có hình viên tròn, hoàn toàn khác với các loại trà phổ biến tại Việt Nam có hình lá cuộn, mùi thơm nồng, nước xanh vàng, vị dịu nhẹ dễ uống, và “nghe nói” có tác dụng giảm béo

6 Trà Nhất Thiên
Trong nền thơ văn hiện đại Việt Nam, Tản Đà (người của hai thế kỷ) và sau này là Nguyễn Tuân, có thể nói là “ngông” nhất. Nhưng cái ngông nghênh, ngạo đời của người nghệ sĩ bắt nguồn từ tài hoa nghệ thuật, tâm hồn phóng khoáng và tình yêu quê hương đất nước đến tha thiết. Bởi vậy nên khi thi sĩ Tản Đà viết về thú ăn chơi Nam Bắc có nhắc tới “chén trà Nhất Thiên”, tôi cứ băn khoăn mãi. Tìm hiểu thêm mới biết trà Nhất Thiên thực chất là trà Long Tỉnh bán tại tiệm trà Nhất Thiên của người Hoa Chợ Lớn. Long Tỉnh trà là biểu tượng đứng đầu trong thập đại danh trà Trung Quốc và theo chân Hoa kiều di cư tới nước ta. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, cộng đồng người Hoa đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể tách dời của dân tộc Việt Nam. Vì thế, trà Nhất Thiên Long Tỉnh cũng nên được xếp vào danh sách này.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN