Top 8 bộ phim chiến tranh dựa trên sự kiện có thật hay nhất mọi thời đại

0
2858
Vật Phẩm Phong Thủy

Dựa trên những câu chuyện có thật về những thảm họa có thật trong quá khứ , được xây dựng bởi những đạo diễn tài năng , những bộ phim dưới đây phản ánh khá chính xác những diễn biến đã xảy ra . Chúng ta sẽ điểm lại 8 bộ phim hình sự có thật hay nhất mọi thời đại dưới đây.

1.Valkyrie
Valkyrie là một bộ phim Mỹ nói về đề tài chiến tranh – lịch sử do đạo diễn Bryan Singer thực hiện, công chiếu vào năm 2008. Bộ phim mô tả vụ ám sát ngày 20 tháng 7 năm 1944 bởi các sĩ quan quân đội Đức để ám sát Adolf Hitler và sử dụng Chiến dịch Valkyrie: kế hoạch khẩn cấp quốc gia để kiểm soát đất nước. Bộ phim có sự tham gia của ngôi sao điện ảnh Tom Cruise trong vai Đại tá Claus von Stauffenberg, một trong những kẻ âm mưu chính. Dàn diễn viên phụ bao gồm Kenneth Branagh, Bill Nighy, Terence Stamp, Tom Wilkinson và Eddie Izzard.
Phim lấy bối cảnh thời Thế chiến thứ hai, kể về nội bộ quân đội Đức Quốc xã. Đại tá Claus von Stauffenberg đang ở Tunisia nhưng bị máy bay tiêm kích Anh tấn công, khiến anh bị mất một con mắt và một bàn tay. Stauffenberg được đưa về Đức, anh gia nhập vào tổ chức kháng chiến bí mật có âm mưu ám sát Adolf Hitler và lật đổ chính quyền Đức Quốc xã do hắn tạo ra.

Ngày 15 tháng 7 năm 1944, Stauffenberg đến tham dự một cuộc họp tại căn cứ Hang Sói (Wolf’s Lair), đem theo chiếc cặp có quả bom nhưng không hành động. Về Berlin, Tướng quân Friedrich Fromm đe dọa nếu Friedrich Olbricht và Stauffenberg dám điều động quân dự bị một lần nữa thì hắn sẽ bắt giữ cả hai.

Ngày 20 tháng 7 năm 1944, Stauffenberg cùng với người bạn là Trung úy Haeften quay trở lại Hang Sói. Trong cuộc họp, Stauffenberg đặt chiếc cặp có chứa quả bom lại gần Hitler, rồi anh lặng lẽ bước ra ngoài. Nhưng một sĩ quan đã dời chiếc cặp ra chỗ khác, vô tình bảo vệ Hitler khỏi vụ nổ. Khi quả bom phát nổ, Stauffenberg cho rằng Hitler đã chết và yêu cầu tiến hành chiến dịch Valkyrie.

Stauffenberg và các sĩ quan đảo chính khác ra lệnh bắt giữ các thủ lĩnh Đảng Quốc xã và các sĩ quan SS. Quân dự bị bắt đầu kiểm soát khắp thành phố Berlin. Có tin đồn Hitler vẫn còn sống, nhưng Stauffenberg bác bỏ và cho đó là lời tuyên truyền. Thiếu tá Otto Ernst Remer của quân dự bị định bắt giữ Joseph Goebbels, nhưng dừng lại khi Goebbels cho anh nói chuyện điện thoại với Hitler.

Các sĩ quan SS được thả ra, quân dự bị truy bắt các sĩ quan đảo chính. Nhóm của Stauffenberg bị bắt giữ. Tướng quân Ludwig Beck tự tử bằng súng lục, Thiếu tướng Von Tresckow tự tử bằng lựu đạn. Từng người sĩ quan kháng chiến còn lại bị tử hình. Stauffenberg đã hét lên “Nước Đức muôn năm” trước khi anh bị xử bắn.

2.Unbroken
Unbroken (tựa tiếng Việt: Bất khuất) là một bộ phim năm 2014 của Mỹ lấy đề tài về lịch sử-tiểu sử-thể thao-chính kịch-chiến tranh được sản xuất và đạo diễn bởi Angelina Jolie, và dựa vào quyển sách không hư cấu năm 2010 của Laura Hillenbrand, Unbroken: Thế Chiến II Câu Chuyện về cách Sống sót, Kiên cường, và sự cứu chuộc. Phim xoay quanh cuộc đời của vận động viên Olympic người Mỹ Louis “Louie” Zamperini, được đóng bởi Jack O ‘ Conell. Zamperini sống sót trong một chiếc bè trong vòng 47 ngày sau khi máy bay ném bom của anh rơi xuống biển trong Thế Chiến II, sau đó được chuyển đến một loạt trại tập trung tù binh chiến tranh.

Phim mở đầu với Louis “Louie” Zamperini đang bay với vị trí là người thả bom của chiếc máy bay thả bom B-24 Liberator của Không quân Quân đội Hoa Kỳ , giữa tháng tư 1943 trong nhiệm vụ đánh bom chống lại quân Nhật đang giữ hòn đảo Nauru. Máy bay đã bị phá hủy nặng trong trận chiến, với một số của thuỷ thủ đoàn bị thương. Phi công, Phil, phải cho nó cho dừng lại ở cuối đường băng vì cái lốp xe bị nổ tung.

Câu chuyện người quay về lại với tuổi thơ của Louie là một chàng trai Mỹ-Ý cậu bé ở Torrance, California. Louie là một kẻ gây rối, ăn trộm, uống rượu và hút thuốc, là nỗi thất vọng của cha mẹ mình. Anh đã theo những đứa trẻ khác được cho là người ý. Một ngày, Louie bị bắt gặp nhìn váy phụ nữ mặc từ dưới ghế khán đài. Anh trai anh là Peter thấy Louie chạy nhanh đến mức và quyết định đào tạo cậu để biến cậu thành một vận động viên chạy. Lớn lên, Louie càng có tính kỹ luật và cũng trở thành một vận động chạy cự li, dẫn đến anh có một biệt danh “cơn lốc xoáy Torrance “. Anh giành suất tham gia thế vận hội Olympics mùa Hè năm 1936 ở Berlin, Đức. Louie đứng thứ 8 và đạt kỉ lục cho tốc độ vòng cuối cùng trong thể thức chạy 5,000 mét.

Trở về 1943, Louie và đồng đội được phái đi tìm kiếm và giải cứu trong một chiếc máy bay cũ kĩ. Trong lúc làm nhiệm vụ, máy bay hai động cơ hỏng và rơi xuống biển. Louie, Mac và Phil sống sót và sống trên hai chiếc bè nổi. Sau ba ngày, một chiếc máy bay tìm kiếm bay qua nhưng họ làm nó “để ý” được. Họ vượt qua được một cơn bão và đẩy lui một con cá mập tấn công trong khi tiếp tục sống với khẩu phần ăn thiếu thốn gồm nước mưa, chim và cá. Vào ngày 27, họ tạo được sự chú ý của máy bay Nhật, quân Nhật bắn và gây thiệt hại cho bè nhưng không trúng họ. Ngày thứ 33, Mac chết.

Ngày thứ 47, thủy thủ Nhật bắt được Louie và Phil và họ trở thành tù binh chiến tranh. Quân Nhật tra hỏi Louie và Phil phải nói cho họ về máy bay ném bom lớp B. Louie nói với họ bay lớp D và vẽ một tấm hình của một cái radio. Sau đó, Louie và Phil bị gửi trại vô tập trung tù binh chiến tranh khác nhau.

Trại của Louie, Ōmori, ở Tokyo, được quản lý bởi hạ sĩ Mutsuhiro Watanabe, người đối xử với anh ấy rất độc ác, một phần là vì Louie là một vận động viên Olympic và là lính Mỹ. Watanabe đặc biệt thường hành hạ với Louie (chắc là) vì ghen tuông và hận thù, đánh đập anh thường xuyên. Louie được cho một lối thoát khỏi sự tra tấn của Watanabe khi hai nhà báo Nhật cho anh một cơ hội để phát tin nhắn về quê nhà, nói rằng anh còn sống sau khi họ thấy chính phủ Mỹ tin rằng anh đã hy sinh. Khi anh ta từ chối phát đi tin nhắn thứ hai tuyên truyền chống đối người Mỹ, anh bị gửi về trại nơi Watanabe bắt mỗi tù nhân đấm vào anh để dạy cho anh về sự tôn trọng.

Sau hai năm, Watanabe được thăng chức và rời khỏi trại. Trại bị thiệt hại khi Tokyo bị đánh bom bởi lực lượng Mỹ. Louie, và những tù binh khác bị buộc phải di chuyển đến trại tù Naoetsu nơi Louie khám phá ra, với sự ghê sợ, Watanabe đang điều hành ở đây. Tù nhân bây giờ bị bắt làm công việc bốc vác than ở sà lan.Louie, bị kiệt sức, dừng trong lúc làm việc, và Watanabe bắt anh nhấc một thanh gỗ to và ra lệnh cho lính bắn Louie nếu anh làm rớt nó. Louie thành công nâng và giữ thăng bằng thanh gỗ, điều đó làm Watanabe tức điên và đánh đập cậu.

Cuối chiến tranh, Louie và những tù nhân trong trại được thả tự do để quay về nhà. Trở về nhà ở Mỹ, anh ấy hôn mặt đất và ôm gia đình của anh.

Kết thúc của bộ phim, có một trình chiếu cho những gì đã xảy ra sau chiến tranh. Louis đã kết hôn và có hai đứa con. Phil sống sót và cuối cùng kết hôn. Mutsuhiro “Chim” Watanabe ẩn náu trong nhiều năm và bị liệt nằm vào danh sách 40 tội phạm chiến tranh bị truy nã bởi Tướng Douglas MacArthur. Louie sống cống hiến đời mình cho Chúa; cuối cùng cũng tin vào Chúa Jesu và tha thứ những người giam cầm mình, gặp gỡ nhiều người trong số họ. Watanabe, tuy nhiên, đã từ chối gặp Louie.

Vào tháng 1 năm 1998, Louie có một cơ hội quay lại thăm thời gian khi còn là vận động viên Olympics khi ông chạy cầm ngọn Đuốc cho Thế vận hội Olympics mùa Đông ở Nagano, Nhật bản. Lúc đó còn bốn ngày nữa là sinh nhật thứ 81 của ông. Nơi ông chạy không xa nơi ông đã bị giam giữ trong thời chiến tranh. Bộ phim đóng lại với việc Louie Zamperini mất vào ngày 2 tháng bảy, 2014, ở tuổi 97.


3.Pearl Harbor
Trân Châu Cảng (tựa tiếng Anh: Pearl Harbor) là một bộ phim Mỹ sản xuất năm 2001 về đề tài chiến tranh do Michael Bay đạo diễn. Phim có sự tham gia diễn xuất của Ben Affleck, Josh Hartnett, Kate Beckinsale, Cuba Gooding, Jr., Tom Sizemore, Jon Voight, Colm Feore và Alec Baldwin.

Trân Châu Cảng miêu tả lại cuộc tấn công của quân đội Nhật vào Trân Châu Cảng (Hawaii, Mỹ). Mặc dù nhận được những nhận xét tiêu cực từ các nhà phê bình, Trân Châu Cảng vẫn trở thành một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2001.


4.Tam quốc chí: Rồng tái sinh
Tam quốc chi kiến long tá giáp (chữ Hán: 三國之見龍卸甲, tạm dịch: Tam Quốc: Rồng cởi giáp, tiếng Anh: Three Kingdoms: Resurrection of the Dragon) hay Tam quốc chí: Rồng tái sinh là một bộ phim Trung Quốc phát hành năm 2008 của đạo diễn Lý Nhân Cảng. Với kinh phí 25 triệu USD, Tam quốc chi kiến long tá giáp tái hiện lại cuộc đời của Triệu Tử Long, một vị tướng nổi tiếng thời Tam Quốc. Bộ phim có sự tham gia của một số diễn viên hàng đầu Hồng Kông là Lưu Đức Hoa, Hồng Kim Bảo và Lý Mỹ Kỳ. Đây là một trong hai bộ phim kinh phí lớn làm về đề tài Tam Quốc được phát hành trong năm 2008, bộ phim còn lại là Xích Bích của đạo diễn Ngô Vũ Sâm.


5.Stalingrad
Stalingrad (tựa tiếng Nga: Сталинград) là một bộ phim hành động – chiến tranh Nga của đạo diễn Fedor Bondarchuk. Đây là bộ phim đầu tiên của Nga hoàn toàn được sản xuất với công nghệ 3D. Cốt truyện được dựa trên một câu chuyện tình đầy kịch tính trong bối cảnh của một trận đánh lớn, những câu chuyện về trận Stalingrad. Phim phát hành bằng hai ngôn ngữ Nga – Đức, ngân sách 30 triệu USD.
Phim mở đầu với cảnh nước Nhật Bản bị động đất và sóng thần vào năm 2011. Lúc đó có những đứa trẻ bị mắc kẹt bên dưới một tòa nhà sụp đổ. Để giúp bọn trẻ giữ bình tĩnh, một nhân viên cấp cứu người Nga đã kể cho chúng nghe về câu chuyện lịch sử: trận đánh Stalingrad trong Thế chiến hai.

Tháng 11 năm 1942, Hồng quân Liên Xô chèo xuồng vượt sông Volga để viện trợ cho các đơn vị đang cố thủ bên kia thành phố Stalingrad. Gã Đại úy Kahn – thuộc quân đội Đức – đã cho nổ lượng lớn thuốc nổ ngay tại bờ sông khiến các binh sĩ Liên Xô thiệt mạng. Chỉ có nhóm của Đại úy Gromov vào tới thành phố và ẩn náu bên trong một tòa nhà. Họ trở thành chướng ngại vật của quân Đức.

Kahn hứa với lão Đại tá Henze rằng gã sẽ chiếm được tòa nhà của Hồng quân. Tuy nhiên các đội lính Đức xông vào tòa nhà đều bị nhóm của Gromov giết sạch. Các binh sĩ Liên Xô càng phẫn nộ hơn khi thấy bọn Đức thiêu sống hai mẹ con mà chúng nghi ngờ là người Do Thái. Họ lao ra ngoài bắn giết bọn Đức một lúc sau mới quay trở lại tòa nhà.

Nikiforov bước ra ngoài không may bị Kahn bắt được và giải về căn cứ. Trước khi bị bắn chết, Nikiforov đã lấy dao đâm chết lão Đại tá Henze. Gromov biết được quân Đức sắp tấn công lần nữa nên anh ra lệnh cho Katya rời khỏi tòa nhà. Cuối cùng thì viện binh của bọn Đức cũng đến, có cả những chiếc xe tăng Panzer IV. Xe tăng bắn vài phát vào tòa nhà, sau đó binh lính Đức tiến vào và giết gần hết chiến sĩ Hồng quân. Khi thấy Kahn dẫn rất nhiều lính Đức vào trong, Gromov liền gọi điện yêu cầu đơn vị pháo binh Liên Xô nã pháo. Ngay lập tức một loạt pháo được bắn ra, cả tòa nhà sập xuống, giết chết Gromov lẫn cả bọn phát xít. Katya là người duy nhất sống sót sau vụ này.

Câu chuyện kết thúc tại đó. Trở lại với thời hiện đại, những đứa trẻ được cứu ra khỏi đống đổ nát và được đưa đến bệnh viện, còn nhân viên cấp cứu người Nga thì lên xe bỏ đi.

6.Người về từ cõi chết
Người về từ cõi chết hay Bóng ma hiện về[4] (tựa gốc: The Revenant) là một bộ phim Mỹ hành động được sản xuất năm 2015 và do Alejandro G. Iñárritu làm đạo diễn. Kịch bản phim do Iñárritu và Mark L. Smith viết, dựa trên tiểu thuyết của Michael Punke với tiêu đề The Revenant: A Novel of Revenge, bộ phim được lấy cảm hứng từ những trải nghiệm của những người đàn ông sống ở những vùng đất xa xôi miền Tây nước Mỹ và người thợ săn thú lấy lông, ông Hugh Glass. Bối cảnh phim diễn ra vào năm 1823 ở Montana và South Dakota, với diễn xuất của Leonardo DiCaprio trong vai Glass, cùng các diễn viên Tom Hardy, Will Poulter, Domhnall Gleeson.

Năm 1823, Hugh Glass là người hướng dẫn cho đội thợ săn của Đội trưởng Andrew Henry đi qua khu vực hoang vu ở Louisiana Purchase. Khi ông và cậu con trai lai Pawnee của mình là Hawk đang đi săn hươu, nhóm bị nhóm chiến binh thù địch Arikara phục kích, nhiều thợ săn bị giết hại và những người còn sống sót buộc phải bỏ lại da hải ly săn được. Chỉ có một số ít thợ săn sống sót khi xuôi theo dòng chảy của sông.

Khi nhóm tái hợp, Henry sợ rằng họ vẫn bị nhóm Arikara đuổi theo. Mọi chuyện càng trở nên nghiêm trọng hơn khi Glass, trong khi đi săn, đã gặp một con gấu mẹ lông xám khổng lồ và đàn con của nó. Glass bị tấn công và bị thương nặng, và mặc dù ông cố gắng để đánh trả con gấu và giết nó, ông bị kiệt sức và gần như chết. Do không có thuốc để chữa trị kịp thời, những người còn lại trong nhóm khiêng Glass bằng một cái cáng tự chế. Điều này làm cả nhóm bị chậm đáng kể so với dự định, làm cho John Fitzgerald – một thợ săn xấu bụng – bực tức. Fitzgerald gợi ý Henry giết Glass để làm nhẹ gánh cho cả nhóm. Henry đồng ý, nhưng sau đó không thể bóp cò. Thay vào đó, Henry hứa sẽ trả tiền cho ai ở lại với Glass khi ông hồi phục hoặc chết. Chỉ có hai người tình nguyện là Hawk và Jim Bridger – một chàng trai trẻ thiếu kinh nghiệm, Fitzgerald cuối cùng cũng đồng ý ở lại để thu lại những thứ đã bị mất. Henry bắt Fitzgerald phải hứa sẽ lo cho Glass khi ông mất.

Sau khi nhóm thợ săn, Fitzgerald đợi đến khi hắn chỉ có một mình với Glass. Cho rằng người đàn ông bị thương là nguyên nhân gây ra những thiệt hại cho mình, Fitzgerald cố để bóp ngạt Glass, nhưng bị Hawk ngăn lại. Khi Hawk cố gắng kêu gọi sự giúp đỡ, Fitzgerald đã đâm cậu bé trước mặt người cha. Fitzgerald vội vã giấu xác Hawk trước khi Bridger quay về trại. Do không đủ sức để thông báo với người khác về tình trạng thương tích của mình, Glass không thể làm gì khác ngoài việc nhìn Fitzgerald nói dối về việc không biết Hawk đã đi đâu. Buổi sáng sau đó, Fitzgerald đánh thức Bridger, nói dối rằng có một nhóm người Arikara đang bao vây họ, và họ phải dời đi tay không, hai người bỏ Glass vào một cái hố và bỏ đi.

Henry và nhóm thợ săn là những người đầu tiên quay trở về trại của họ sau đó là Fitzgerald và Bridger. Fitzgerald nói với Henry rằng mặc dù đã rất cố gắng nhưng họ không thể cứu được Glass và con trai Glass thì mất tích. Fiterald nhận tiền như đã hứa cho câu chuyện bịa đặt của hắn từ Henry – người không có chút nghi ngờ – nhưng Bridger (đã rất miễn cưỡng phải để Glass ở lại) từ chối nhận món tiền thưởng. Trong khi đó, Glass dần hồi phục và bò rồi đi qua khu rừng, tự đánh lửa và ăn rễ cây đồng thời cố gắng chữa trị vết thương của mình, dù không mấy hiệu quả. Ông bị đám Arikara truy đuổi. Tù trưởng của nhóm này đang tìm kiếm Powaqa – cô con gái của ông ta bị bắt cóc. Glass thoát ra khỏi một cuộc đụng độ với nhóm Arikara bằng cách trôi theo dòng chảy của sông. Sau đó ông gặp một người Pawnee, ông này chia sẻ cho ông một ít thịt sống từ một con bò rừng chết. Hai người nói chuyện và kết thân khi họ cùng đi với nhau. Người đàn ông chữa trị vết thương cho Glass bằng maggot therapy và dựng một cái lều xông để tẩy chất độc khỏi cơ thể đã bị hoại tử của Glass khi ông nhận thấy Glass đang bị chết dần vì những vết thương. Glass thức dậy và thấy người bạn mới của mình bị một nhóm thương nhân người Pháp đóng trại gần đó treo trên một thân cây. Glass theo dõi trại và ngăn chặn đám thương nhân hãm hiếp Powaqa, tạo cơ hội cho cô trốn thoát. Glass cũng tìm cách trốn chạy bằng một con ngựa đánh cắp được. Sau đó ông thoát khỏi đám người Arikaras, nhưng con ngựa của ông bị chết và bản thân ông cũng bị thương nặng hơn. Glass giữ ấm cho mình trong một đêm trong thân con ngựa. Tại trại, nhóm thợ săn gặp một người Pháp đang mang theo cái túi của Glass. Đa số mọi người đều tin rằng người thợ săn đã lấy trộm từ Hawk, không xa nơi đóng trại, do vậy họ tổ chức một cuộc tìm kiếm Hawk và phát hiện Glass vẫn còn sống. Trong khi đó, Fitzgerald, đã lấy trộm tiền quỹ của trại và bỏ chạy trước khi Glass có thể tố cáo Fitzgerald.

Glass yêu cầu được đi cùng với Henry để tìm Fitzgerald, và Henry miễn cưỡng đồng ý. Khi họ bất ngờ bị chia cắt trong chốc lát, Fitzgerald phục kích và giết Henry. Glass nghe thấy tiếng súng và quay trở lại nhưng chỉ thấy Henry đã chết. Biết rằng Fitzgerald đang ở rất gần, Glass tạo ra một cái bẫy bằng cách dựng xác Henry trên yên ngựa, cho mặc quần áo của Glass, còn ông thì tự giấu mình trong một con ngựa khác – được ngụy trang là chở xác Henry – đi ngay phía sau, với súng nạp đầy đạn. Fitzgerald mắc mưu và bắn vào cái bẫy từ phía xa. Fitzgerald tiến lại gần và kiểm tra, nhưng phát hiện ra hắn đã bắn vào xác Henry. Glass bất ngờ bỏ tấm che và bắn Fitzgerald vào vai. Fitzgerald bỏ chạy, và Glass theo sát phía sau, hai người đối mặt ở bên bờ sông. Glass tấn công và gần như đã hạ gục Fitzgerald, nhưng những câu chữ của người bạn Pawnee ập đến với ông và nói rằng việc báo thù là nằm trong tay của Đấng tạo hóa, và ông đẩy Fitzgerald bị thương nặng trôi theo dòng suối, tới tay của những người Arikara đang tới. Tù trưởng, có con gái Powaqa ở bên cạnh, tóm lấy và giết Fitzgerald trước khi bỏ qua Glass, tha cho ông vì đã cứu Powaqa.

Khi phim kết thúc, cho dù cuộc báo thù Fitzgerald đã kết thúc, Glass tiếp tục có những ký ức về người vợ đã mất của mình, những hình ảnh mà ông đã có trong suốt bộ phim.

7.Đường tôi đi
Đường tôi đi (tiếng Hàn: 마이 웨이, tiếng Anh: My Way) là một bộ phim chiến tranh, hành động và tâm lý năm 2011 của Hàn Quốc do Kang Je-gyu đạo diễn kiêm biên kịch và sản xuất, vị đạo diễn này từng được biết đến qua bộ phim chiến tranh năm 2004 Tae Guk Gi. Diễn viên của phim Đường tôi đi là Jang Dong-gun, nam diễn viên người Nhật Joe Odagiri và nữ diễn viên người Trung Quốc Phạm Băng Băng.

Kim Jun-shik và Hasegawa Tatsuo là đôi bạn thân từ nhỏ, một người Hàn Quốc và một người Nhật Bản, cả hai đều có tài chạy rất giỏi, nhưng sau này lớn lên thì họ lại ghét nhau và trở thành đối thủ nặng ký của nhau trong môn chạy điền kinh. Một lần nọ, do gây bạo động trong một cuộc thi chạy nên Jun-shik cùng nhiều người bạn Hàn Quốc khác bị chính phủ bắt phải gia nhập quân đội Lục quân Đế quốc Nhật Bản.

Tháng 7 năm 1939, đội quân của Jun-shik được lệnh đi đánh trận Khalkhyn Gol ở biên giới Mông Cổ, tại nơi đây Jun-shik gặp một cô nàng bắn tỉa người Trung Quốc tên Shirai bị lính Nhật bắt về tra tấn. Tatsuo đi đến doanh trại với chức Đại tá rồi nắm quyền chỉ huy binh lính ở đây, Tatsuo đưa ra nhiều luật lệ khắt khe không thể tả nổi. Jun-shik bị Tatsuo bắt nhốt vì dám từ chối tham gia lực lượng cảm tử. Đêm đó Jun-shik và Shirai được vài người bạn cứu thoát và tất cả họ liền bỏ trốn khỏi doanh trại. Sáng hôm sau, Jun-shik phát hiện hàng chục xe tăng Liên Xô ở bờ sông Khalkhyn Gol chuẩn bị tấn công, anh bảo bạn mình hãy trốn trước để anh quay lại báo quân Nhật hay tin, Jun-shik làm thế vì muốn cứu nhiều người bạn Hàn Quốc khác. Shirai chạy theo bắn nổ một chiếc máy bay Liên Xô để cứu Jun-shik trước khi cô bị đạn máy bay bắn chết. Tatsuo quyết không ra lệnh rút lui nên anh ta cùng Jun-shik và tất cả binh lính đều bị bắt.

Tháng 2 năm 1940, quân Liên Xô đưa Jun-shik và Tatsuo đến trại tù binh Kungursk, thuộc miền Bắc Perm, Liên Xô. Ở nơi này, tình trạng chết cóng và bạo lực xảy ra nhiều vô kể. Khi có tin Đức Quốc xã tuyên chiến với Liên Xô thì Jun-shik, Tatsuo cùng các tù binh bị bắt tham gia Hồng Quân đi đánh trận. Tháng 12 năm 1941, họ được đưa đến Hedosk để tấn công quân Đức, bất cứ ai tiến lên đều hứng chịu cơn mưa đạn của quân Đức, còn nếu ai dám chạy về cũng bị quân Liên Xô bắn chết. Jun-shik và Tatsuo đành nằm giả chết chờ cho tới khi cả hai phe đều rút đi thì mới cùng nhau bỏ trốn, họ dự định đi đến Đức nhưng trên đường đi sức Tatsuo bị yếu dần do vết thương trên người. Jun-shik để Tatsuo nghỉ ngơi trong căn nhà hoang để chờ anh ta đi tìm người giúp đỡ, tình cờ một tiểu đoàn Đức đi ngang qua, do không hiểu ngôn ngữ của Jun-shik nên chúng đã bắt anh đi, còn Tatsuo thì được một nhóm lính Đức của tiểu đoàn khác cứu.

Ba năm sau, tức là năm 1944, Jun-shik và Tatsuo gặp lại nhau ở bờ biển Omaha, Normandy, nước Pháp. Cả hai người giờ là lính Đức, họ lên kế hoạch đào ngũ để về nhà ở Hàn Quốc. Buổi sáng hôm đó, cả hai định bỏ đi thì đúng lúc Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tấn công bờ biển, lính Đức tập hợp lại để chiến đấu, cả hai phe đánh nhau dữ dội, Jun-shik và Tatsuo cố gắng bỏ chạy khỏi các chiến hào. Trong lúc đang chạy vào rừng thì miểng bom văng trúng người Jun-shik, trước khi chết anh ta bảo Tatsuo rằng giờ Tatsuo là Kim Jun-shik và hãy nói tiếng Hàn Quốc với lính Mỹ, vì nếu cho họ biết mình là người Nhật thì Tatsuo có thể bị giết do trong thời gian này người Nhật đang là kẻ thù của người Mỹ. Sau ngày hôm đó, quân Mỹ chiếm được bờ biển Omaha, Tatsuo được họ tha mạng. Bộ phim kết thúc với cảnh Tatsuo tham gia một cuộc thi chạy điền kinh dưới cái tên Kim Jun-shik, cuộc thi được diễn ra tại Mỹ, lúc chạy Tatsuo đã nhớ lại ngày đầu tiên anh và Jun-shik chạy thi cùng nhau khi cả hai còn là trẻ con.

8.Trùm chiến tranh
Trùm chiến tranh (tựa gốc tiếng Anh: Lord of War) là một bộ phim điện ảnh Mỹ được sản xuất năm 2005, do Andrew Niccol viết kịch bản và đạo diễn. Diễn viên chính trong phim là Nicolas Cage.

Mở đầu phim, Yuri Orlov (Nicolas Cage), một tay buôn lậu súng người Mỹ gốc Ukraina, đứng trước một đống vỏ đạn, hắn tin rằng cứ mỗi 12 người trên thế giới này thì có một người sở hữu vũ khí. Và hắn đang suy nghĩ làm sao để bán cho 11 người kia. Khi đoạn tiếp theo chạy, chủ yếu là cảnh viên đạn trước ống camera đi theo quy trình sản xuất ra một viên đạn ra sao và nó được sử dụng để bắn xuyên qua đầu một đứa trẻ cũng đang cầm một khẩu AK-47. Bài nhạc trong suốt đoạn phim là bài ‘’For What it’s Worth’’ của Buffalo Springfield.

Vào năm 1982, qua cuộc hội thoại, Yuri miêu tả quá trình bắt đầu sự nghiệp của mình. Sau khi thấy cảnh tên mafia Nga giết 2 tên – có thể là sát thủ trong nhà hàng, hắn nhận ra mục tiêu của nhà hàng là cung cấp nhu cầu ăn uống của khách, do đó hắn quyết định hắn sẽ cung cấp nhu cầu súng đạn cho mọi người. Hắn rủ em mình là Vitaly (Jared Leto) cùng hình thành kinh doanh súng đạn. Vụ làm ăn đầu tiên của Yuri diễn ra trong Cuộc chiến Liban năm 1982, hắn bán súng cho tất cả các phe phái.

Khi công việc kinh doanh phát đạt, Yuri gặp phải vấn đề đầu tiên của mình, Jack Valentine (Ethan Hawke), một đặc vụ liêm khiết của Interpol. Để tránh bị bắt giữ, Yuri đã cho đổi tên con tàu từ ‘’Kristol’’ thành ‘’Kono’’ để đánh lạc hướng Valentine. Trong suốt cuộc giao dịch với một tên trùm ma túy Colombia, thay vì phải nhận tiền mặt, hắn chỉ được trả bằng 6 kg côcain. Tên trùm chỉ có ma túy để trả, hai bên giằng co và Yuri bị bắn, nên đành chấp nhận điều kiện. Vitaly trộm 1 kg để đi hít và trở thành con nghiện. Yuri dẫn Vitaly đến trại cai nghiện, và từ thời điểm đó Yuri phải tự gánh vác công việc một mình. Sớm sau đó, hắn tỏ tình và cưới được Ava Fontaine (Bridget Moynahan) và họ có được đứa con trai tên Nikolai (Nicky).

Yuri có được hợp đồng lớn thứ hai nhờ vào sự tan rã của Liên Xô, Yuri nhanh chóng đến Ukraina sau khi Mikhail Gorbachev từ chức trên truyền hình năm 1991. Hắn bắt đầu mua lậu xe tăng và những thứ vũ khí khác từ giới lãnh đạo quân sự mới của Ukraina để mở rộng hoạt động của mình.

Cho đến một ngày, Valentine tiết lộ cho Ava biết rằng Yuri là một tay buôn lậu vũ khí. Ava cố thuyết phục hắn ngừng lại. Chỉ sau thời gian ngắn, hắn lại quay trở lại vì thật khó khi không thể kiếm được nhiều tiền như trước. Hắn bị ép buộc trở lại khi khách hàng thân thuộc của hắn, nhà độc tài ở Liberia, Andre Baptiste Sr. đến tìm và đề nghị rất nhiều tiền.

Yuri mang Vitaly theo tới Liberia vì hắn không còn tin ai được nữa. Trong cuộc trao đổi, Vitaly thấy một nhóm phiến loạn giết hại người phụ nữ và con cô bằng dao rựa, anh cố ngăn Yuri lại, nhưng Yuri không chịu. Vitaly lấy lựu đạn và làm nổ tung một nửa chuyến hàng. Anh tính phá hủy luôn nửa còn lại thì bị đám lính RUF bắn chết.

Tại Mỹ, Valentine theo dõi Ava và tìm ra được container chứa tài liệu của Yuri. Ava và bố mẹ của Yuri đã ruồng bỏ hắn, Yuri thì bị bắt vì an ninh sân bay phát hiện được viên đạn trong thi thể của Vitaly. Valentine thuyết phục Yuri nên nhận tội vì anh đã có đủ bằng chứng để kết tội hắn và đảm bảo rằng hắn sẽ dành phần đời còn lại trong nhà tù liên bang. Tuy nhiên Yuri lại tỏ ra thảnh thơi và nói với Valentine rằng hắn sẽ không bị kết bất kỳ tội gì và rằng viên sĩ quan cấp cao hơn Valentine sẽ kêu anh ra và khen ngợi đồng thời yêu cầu anh thả ngay hắn ra. Valentine tức giận và cho rằng Yuri là con quỷ địa ngục, Yuri nói rằng hắn chỉ là “quỷ sai vặt” thôi, rằng hắn chỉ là người thay thế cấp trên tối cao của anh để đi buôn, người không thể lộ diện trong những phi vụ như thế được, đó là Tổng thống của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Cuối cùng những điều mà Yuri nói thành sự thật, Yuri được thả ngay sau khi viên Đại tá của Thủy quân lục chiến Oliver Southern nói chuyện với Valentine.

Một đoạn thoại nhỏ cho thấy, so với những tay buôn nhỏ lẻ như Yuri, thì 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng bảo an lại là những tay sản xuất và buôn bán vũ khí lớn nhất thế giới – Hoa Kỳ, Liên hiệp Anh, Nga, Pháp và Trung Quốc.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN