Top 8 bộ sách tiểu thuyết trung quốc được nhiều người tìm đọc nhất hiện nay

0
1390
Vật Phẩm Phong Thủy

Hãy tạo cho mình thói quen đọc sách thường xuyên. Đọc sách giúp chúng ta giảm căng thẳng, kích thích trí não,.. và hơn hết đó là giúp chúng ta ngẫm lại những việc mình làm là đúng hay sai,.. rất nhiều lý do để bạn lên đọc sách. Topxephang.com chia sẻ với các bạn 8 bộ sách tiểu thuyết trung quốc được nhiều người tìm đọc nhất hiện nay

1 Aq Chính Truyện
AQ chính truyện: là truyện vừa duy nhất của Lỗ Tấn được đăng tải lần đầu trên “Thần báo phó san” ở Bắc Kinh trong khoảng thời gian từ 4 tháng 12, 1921 đến 12 tháng 2, 1922. Sau đó truyện được in trong tuyển tập truyện ngắn “Gào thét” năm 1923 và là truyện dài nhất trong tuyển tập này. Tác phẩm này thường được coi là một kiệt tác của Văn học Trung Quốc hiện đại; nó cũng được coi là tác phẩm đầu tiên viết bằng bạch thoại văn sau phong trào Ngũ Tứ (1919) tại Trung Quốc.

Câu chuyện kể lại cuộc phiêu lưu của A Q, một anh chàng thuộc tầng lớp bần nông ít học và không có nghề nghiệp ổn định. A Q nổi tiếng vì phương pháp thắng lợi tinh thần. Ví dụ như mỗi khi anh bị đánh thì anh lại cứ nghĩ “chúng đang đánh bố của chúng”. AQ có nhiều tình huống lý luận đến “điên khùng”. A Q hay bắt nạt kẻ kém may mắn hơn mình nhưng lại sợ hãi trước những kẻ hơn mình về địa vị, quyền lực hoặc sức mạnh. Anh ta tự thuyết phục bản thân rằng mình có tinh thần cao cả so với những kẻ áp bức mình ngay trong khi anh ta phải chịu đựng sự bạo ngược và áp bức của chúng. Lỗ Tấn đã cho thấy những sai lầm cực đoan của A Q, đó cũng là biểu hiện của tính cách dân tộc Trung Hoa thời bấy giờ. Kết thúc tác phẩm, hình ảnh A Q bị đưa ra pháp trường vì một tội nhỏ cũng thật là sâu sắc và châm biếm.

2 Sống Chung Với Mẹ Chồng
Diệp Hy Lôi, cô con dâu 8X, xinh đẹp, thông minh nhưng lại lười biếng và ham hư vinh, đối mặt với mẹ chồng, cô không thể nào hoàn thành tốt vai trò một người con dâu của mình.

Phương Xảo Trân, mẹ chồng 5X, hiền hậu, đảm đang, có tài nấu các món ăn rất phong phú, có thể nhận ra mẹ Hứa Bân đã làm người phụ nữ của gia đình nhiều năm, tay nghề nấu ăn rất giỏi, mùi vị và hình thức đều rất tuyệt. Bà chăm chỉ nhưng cũng vô cùng cổ quái, là mẹ chồng, bà không thể xử lý tốt mối quan hệ với con dâu.

Hứa Vũ, cậu con trai 8X, đứng giữa người vợ thương yêu và người mẹ nuôi mình khôn lớn, đứng giữa tình yêu và tình thân, cuối cùng anh đã đánh mất đi tình yêu, chính tay hủy hoại cuộc hôn nhân của mình.

Về nhà chồng, Hy Lôi phải làm quen dần với việc: “tối rửa bát xong, lúc tìm đồ lót, Hy Lôi phát hiện ra quần áo của mình ở trong tủ đã bị sắp xếp lại, nó không có vẻ bừa bộn như trước mà được sắp xếp rất gọn gàng. Quyển sách mình đã đọc xong tiện tay để ở đầu giường cũng được đặt lên giá sách. Những điều này đều là mẹ chồng cô làm lúc dọn dẹp phòng sau khi họ đã đi làm”. Dần dần, mọi thói quen và cuộc sống riêng tư của hai vợ chồng cô đều bị đảo lộn tất thảy, và nó thực sự trở thành một “địa ngục” đối với những đôi vợ chồng trẻ như cô.

Một bà mẹ chồng kỹ tính và hay soi mói, một ông chồng thô lỗ và chưa trưởng thành, cùng với một bản thân nông nổi và bướng bỉnh, mâu thuẫn của ba người khi đã lên đến đỉnh điểm thì liệu có còn níu giữ được?

Đây là một trận chiến giữa mẹ chồng và nàng dâu, một sự lựa chọn khó khăn giữa tình yêu và tình thân, ở đó có sự bất lực vô cùng, có niềm vui vô tận. Những bà mẹ chồng tương lai, hãy đọc cuốn sách này, nó sẽ giúp bạn có cái nhìn cởi mở hơn; những nàng dâu mới, hãy đọc cuốn sách này, nó sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm quý giá; những người đàn ông phải đứng giữa mẹ và vợ, cũng nên đọc cuốn sách này, nó giúp bạn biết rằng, trong hôn nhân, tình yêu đứng sau, trí tuệ đi trước.

3 Hảo Nữ Trung Hoa
Hảo Nữ Trung Hoa là cái tên mà khi đọc lên, độc giả sẽ nghĩ đến những nữ anh hùng, những con người vĩ đại của đất nước Trung Hoa. Nhưng không, Hảo Nữ Trung Hoa là tập hồi ký mà nhà báo Hân Nhiên đã thay những người phụ nữ vô danh ở khắp nơi trên đất nước Trung Quốc rộng lớn kể lại cuộc đời họ với mọi đau đớn và bi thảm.

Hảo Nữ Trung Hoa là những góp nhặt của Hân Nhiên sau tám năm cô thực hiện chương trình phát thanh Gửi lời theo gió đêm. Tám năm ấy với hàng trăm ngàn bức thư từ thính giả là hàng trăm ngàn cuộc đời vương vất đâu đó trong cái guồng quay nghiệt ngã của sinh tồn.

Hảo Nữ Trung Hoa ám ảnh người đọc vì một cô bé mười hai tuổi bị bắt cóc phải làm vợ một ông già; ám ảnh vì một cô gái bị cưỡng bức trong giai đoạn Cách mạng Văn hoá đã trở thành gái điếm để trả thù đàn ông; ám ảnh vì người mẹ tuyệt vọng chứng kiến con mình chết dần trong trận động đất Đường Sơn; ám ảnh vì giá trị rẻ mạt của những người phụ nữ nơi biên cương hẻo lánh…

Những câu chuyện Hân Nhiên đã kể thấm đẫm nước mắt và cả sự phẫn nộ trước cuộc sống bi thảm của những người phụ nữ bất kể họ là ai, bất kể họ giỏi giang hay ngu dốt, bất kể họ đẹp hay xấu. Cuộc đời họ là chuỗi ngày tra tấn đau đớn chỉ vì họ là phụ nữ.

4 Thiên Táng
Hai câu chuyện về hai cuộc hành trình được hợp nhất một cách tự nhiên trong “Thiên táng” đưa người đọc lạc bước vào những cánh đồng cỏ bao la hoang sơ của Tây Tạng – một thế giới mà “chỉ sống được thôi cũng đã là chiến thắng rồi”.

Câu truyện diễn ra trên nền chiến tranh, thực chất là cuộc xung đột giữa những người Tây Tạng và Trung Quốc. Chiến tranh là lí do khiến Khả Quân phải lên đường đến một vùng xa xôi hẻo lánh – nơi các chiến sĩ đang từng ngày từng giờ đối mặt với cái chết vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một người thầy thuốc.

Chiến tranh là lí do đầu tiên khiến hành trình của Thư Văn trở nên vất vả khi cô phải ngồi chen chúc trong các toa tàu chật ních người và chỉ có một cái cửa sổ bé xíu. Song, bóng dáng cuộc chiến này hoàn toàn mờ đi khi Thư Văn đến sống cùng một gia đình Tây Tạng. Cuộc sống của họ không hề vẩn lên không khí của cuộc đụng độ về sắc tộc mà chỉ còn cuộc vật lộn với thiên nhiên để tồn tại.

Người Tây Tạng không đấu tranh với thiên nhiên, họ sống hòa nhập vào thiên nhiên. Họ sùng kính người mẹ thiên nhiên vĩ đại. Chính điều này sẽ dẫn đến những trang viết bi tráng của Hân Nhiên về tục thiên táng của người Tây Tạng.

Khai phá một cách hoàn toàn khác để nói về vấn đề lịch sử, văn hóa, chiến tranh, Hân Nhiên đã thể hiện được phần nhân bản của con người trong mọi sự xung đột. Hòa bình trở lại từ sự hi sinh thầm lặng và cao cả của những con người đã trở thành bất tử.

5 Tể Tướng Lưu Gù
Nhà Thanh có chàng thanh niên ở Đông Sơn lên kinh thành ứng thí. Chàng trai bé nhỏ với hình hài kỳ dị chính là Lưu Dung, tuy mang tấm lưng gù, nhưng bên trong là một tấm lòng trong sáng và trí tuệ hơn người. Yêu nước, thương dân, thanh liêm lại có tài văn chương thơ phú nên dần dần Lưu Dung được thăng đến chức tể tướng. Trái ngược với ông là đại gian thần Hoà Thân luôn tìm cách vơ vét cho mình và lấy lòng Hoàng thượng. Cuộc đối đầu giữa Lưu Dung và Hoà Thân đã làm nảy sinh nhiều tình huống cười ra nước mắt…

Tể tướng Lưu Gù được viết dưới dạng dã sử, có chọn lựa, với lối nhìn dân gian, sâu sắc, hóm hỉnh, chửi vua quan xưa với những tuyệt chiêu. Hai nhân vật đại diện cho hai phái, thực học, trung nghĩa và gian manh xu nịnh.

6 Hồng Lâu Mộng
Tác phẩm được Tào Tuyết Cần sáng tác trong khoảng thời gian giữa thế kỷ 18 triều đại nhà Thanh của Trung Quốc, là một trong bốn kiệt tác (tứ đại kỳ thư) của văn học cổ điển Trung Quốc. Ở Trung Quốc, độc giả say mê Hồng Lâu Mộng đến nỗi khi ngồi vào bàn luận văn chương là phải đề cập đến nó đầu tiên và đã có những nhà nghiên cứu chuyên biệt về nó hình thành một bộ môn riêng Hồng học (Hồng Lâu Mộng học).

7 Sống
Tiểu thuyết Phải Sống là một thành công lớn của Dư Hoa – Nhà văn Trung Quốc, nó được xếp vào một trong khoảng hai chục cuốn nổi bật nhất của văn học đương đại Trung Quốc (từ năm 1949 đến gần đây). Ngòi bút của tác giả có phong cách riêng, đó là luôn phản ánh hiện thực một cách “lạnh lùng” và hết sức kiệm lời; là luôn tỏ ra khô khan dửng dưng không để lộ tình cảm, xu hướng, chính kiến gì của mình đối với nhân vật và sự kiện mà mình mô tả.

8 Dương Gia Tướng truyền kỳ
vào đời triều đại Tống ở Trung Quốc có một gia tộc họ Dương đã cống hiến cho Tổ Quốc hầu hết các thanh viên của gia đình mình cho công cuộc bảo vệ đất nước (Trung Quốc lúc ấy đang bị đe doạ bởi sức mạnh ngoại xâm của các dân tộc Mông, Kim…) mà ở Việt Nam còn khá ít người biết đến. Những tấm gương trung dũng anh hùng của gia tộc họ Dương được kể lại khá hấp dẫn trong tiểu thuyết lịch sử truyền kỳ “Dương gia tướng diễn nghĩa” rất nổi tiếng trong lịch sử văn hoá cổ điển Trung Quốc.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN