Những cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bố mẹ nuôi dạy một đứa trẻ thông minh và khỏe mạnh.
1. Tương tác với con
Các nhà khoa học đã quan sát những đứa trẻ không được ôm ấp, yêu thương và chơi cùng với bố mẹ hầu như không phát triển não bộ. Họ cũng nhận thấy những đứa trẻ không được ôm ấp và không nhận được sự quan tâm chú ý không phát triển đồng đều, và thường có cảm giác chán nản, thậm chí có thể tử vong. Mặt khác, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tương tác như ôm ấp, chơi với con giúp phát triển trí tuệ và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những đứa trẻ. Kết nối yêu thương cùng với những tương tác được hình thành giữa bạn và con của bạn sẽ mang lại nền tảng cho việc phát triển các kỹ năng tư duy.
2. Nói chuyện với trẻ
Hãy nói chuyện với trẻ và lắng nghe những gì trẻ nói. Điều này giúp củng cố khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. Bạn cũng có thể đọc sách cho con nghe. Hãy bắt đầu đọc sách cho trẻ ngay cả khi trẻ chưa biết chữ. Điều này sẽ đặt nền móng cho sự phát triển các kĩ năng ngôn ngữ. Những đứa trẻ được bố mẹ đọc sách cho nghe từ nhỏ có khả năng phát triển niềm đam mê đọc sách, có thành tích học tốt ở trường và thành đạt trong cuộc sống khi trưởng thành. Đọc sách cho trẻ là một trong những họat động quan trọng để nuôi dạy một đứa trẻ thông minh.
3. Phát triển cân bằng cả bán cầu não trái và bán cầu não phải
Bán cầu não trái có nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, viết, tính toán, sắp xếp, phân loại, ghi nhớ từ ngữ và tri giác thời gian, Còn bán cầu não phải có vai trò xử lý hình tượng tổng thể, khái niệm không gian, phân biệt hình vẽ, khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng bắt chước. Bán cầu phải có cơ năng mang tính chỉnh thể, tổng hợp, sáng tạo, chủ quan trực giác, trí tưởng tượng, thái độ, tình cảm, ý chí của con người. Tuy rằng mỗi bên bán cầu não có chức năng riêng, song chúng luôn tương hỗ lẫn nhau trong quá trình hoạt động.
Phát triển cân bằng cả bán cầu não trái và bán cầu não phải là một trong những nguyên tắc quan trọng để phát triển trí tuệ cho trẻ.
4 Không quy chụp, áp đặt
Đặc biệt, cha mẹ Nhật ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con. “Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.
5 Khen hành vi cụ thể của con
Nếu chỉ khen “Con tôi giỏi quá” thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi. Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể.
6 Không cho con xem TV
Ngoài việc xem TV tốn thời gian và có thể khiến trẻ bị nghiện, cha mẹ Nhật còn ý thức rất rõ việc nếu cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều thì cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ; từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volts, gây ảnh hưởng không tốt đến thuỳ não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người. “Tắt TV, Bật ý tưởng” là châm ngôn truyền miệng của phụ huynh Nhật.
Có vẻ giống với gia đình thời “tiền sử”, nhưng cha mẹ Nhật thường không cho con xem TV.
7 Kiên nhẫn lặp đi lặp lại
Khác với nhiều người có thể bực mình khi trẻ thơ thường hỏi đi hỏi lại một điều ngô nghê, cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con họ ở một vấn đề. Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo một việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng. Chẳng hạn, khi trẻ đã nhớ được chữ “a i u e o” thì phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới có thể đọc được chúng thành thạo.
8 Để trẻ được tự ra quyết định
Trẻ em Nhật Bản luôn chứng tỏ cho thế giới thấy sự trưởng thành trong suy nghĩ và hành động. Các em có thể tự giải quyết vấn đề cá nhân mà không cần người lớn. Những việc các em tự làm có thể đơn giản chỉ là tự chọn quần áo cho mình, tự đi giày dép, tự mua đồ, tự đến trường…
Việc trẻ tự ra quyết định giúp các em vận động não bộ để suy nghĩ và có trách nhiệm với suy nghĩ của mình. Như thế, trẻ sẽ chủ động hơn và sáng tạo hơn. Trẻ cũng không cãi lại bố mẹ một cách vô lý, thay vào đó có thể là những tâm sự hoặc tranh luận thông minh.
Các hoạt động để trẻ học cách tự quyết có thể được đưa vào trong những trò chơi. Ví dụ như trò chơi trong ngày hội “Thử tài làm cơm Bento” tại Akira. Các em được giao cho một số tiền và phải tự tính toán để mua dụng cụ và nguyên liệu để làm được hộp cơm đẹp nhất trong ngân sách mình có.
9 Khám phá phương dạy của người Nhật
Hãy cho trẻ đọc nhiều sách, các loại sách phải thật phong phú về thể loại. Hãy cho trẻ đọc cả những sách về khoa học. Tuy nhiên đừng chỉ đọc sách cho trẻ, hãy cho các em thực hành những điều được viết trong sách.
Đối với trẻ đã biết chữ, sẽ rất tốt nếu trẻ có thế học thêm một ngoại ngữ. Học ngoại ngữ tạo cơ hội để trẻ tiếp cận với nhiều nguồn tri thức hơn. Ví dụ trẻ biết tiếng Nhật có thể xem và hiểu những chương trình dạy khoa học thường thức vô cùng bổ ích của người Nhật.
10 Khuyến khích trẻ tập thể dục:
Nuôi dạy con thông minh bắt đầu từ nững bài rèn luyện thể chất hàng ngày,trẻ sẽ khỏe mạnh và phát triển vượt trội đấy. Những bài tập thể dục hàng ngày giúp điều hòa lượng máu lên não và tái tạo các tế bào não. Việc tập luyện này không những chỉ tốt cho người lớn, mà đặc biệt đối với trẻ nhỏ, nó có tác dụng lâu dài rất “kỳ diệu” đối với sự phát triển của não.
11 Dạy chữ từ sớm
Theo các công trình nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ có thể làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo. Hiện tượng này, trẻ càng nhỏ càng dễ. Các bậc cha mẹ ở Nhật quán triệt dạy chữ cho con ngay từ rất sớm. Và họ hiểu rằng để hệ tín hiệu ngôn ngữ của trẻ hoạt động tốt, trẻ càng học gần với thời điểm mới sinh ra càng có hiệu quả cao.