Top 6 địa điểm du lịch mà bạn nên đến khi tới Hà Tĩnh

0
1428
Vật Phẩm Phong Thủy

Từ lâu, Hà Tĩnh đã nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử đặc sắc, danh lam thắng cảnh đẹp và vô số khu vui chơi thú vị. Và top những địa điểm du lịch Hà Tĩnh dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết cho du khách những điểm đến nổi tiếng mà không ai có thể bỏ qua khi đến tham quan thành phố xinh đẹp này.

1. Chùa Hương Tích
Chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh là một trong hai ngôi chùa Hương nổi tiếng ở Việt Nam. Ngày khai hội ngôi chùa được mệnh danh “Hoan Châu đệ nhất danh lam” thu hút hàng nghìn du khách.
Nằm cách quốc lộ 1 khoảng 7 km, chùa Hương Tích tọa lạc trên đỉnh núi Hồng Lĩnh, xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Theo sử sách, chùa Hương Tích được xây dựng vào đời Trần, là một trong hai ngôi chùa Hương nổi tiếng ở Việt Nam, được mệnh danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam”, xếp vào hàng 21 thắng cảnh nước Nam xưa kia. Đây là nơi thờ công chúa Diệu Thiên, con của vua Trang Vương nước Sở.

2. Khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du
Khu lưu niệm cụ Nguyễn Du thuộc làng Tiên Điền, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 50km, cách Tp. Vinh (Nghệ An) khoảng 8km. Đến đây, du khách sẽ có dịp biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du; đồng thời cũng là dịp hiểu thêm về dòng họ Nguyễn Tiên Điền.

Từ Tp. Vinh, theo quốc lộ 1A, qua cầu Bến Thủy – cây cầu bắc qua sông Lam, nối tỉnh Nghệ An với Hà Tĩnh, là du khách đặt chân lên địa phận thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân. Tiếp tục đi theo quốc lộ 8B khoảng 4km nữa là du khách sẽ đến Khu lưu niệm cụ Nguyễn Du.

3. Ngã ba Đồng Lộc
Ngã ba Đồng Lộc được xếp hạng Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1989; được Đảng, Nhà nước, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đầu tư xây dựng thành Khu tưởng niệm TNXP toàn quốc. Ngày 9/12/2013, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định trở thành Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Đặc biệt trên hệ thống đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Từ năm 1964 đến năm 1972, tuyến đường quốc lộ 1A đi qua địa bàn Hà Tĩnh bị đánh phá và chia cắt hoàn toàn, thời điểm đó mọi thông thương từ miền Bắc vào miền Nam phải đi qua con đường 15A. Trong đó Ngã ba Đồng Lộc là một địa điểm hiểm trở trên con đường này. Nơi đây được ví như là yết hầu, là mạch máu giao thông nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam.

Xác định được vị trí chiến lược của Ngã ba Đồng lộc, từ năm 1964 đến năm 1972 Ngã ba Đồng Lộc bị đánh phá liên tục và năm 1968 là năm ác liệt nhất. Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1968, Ngã ba Đồng Lộc phải gánh chịu gần 50.000 quả bom các loại, bình quân mỗi 1m2 đất nơi đây phải gánh chịu trên 3 quả bom, mặt đất bị biến dạng, đất đá bị cày đi xới lại, hố bom chồng lên hố bom, Ngã ba Đồng Lộc nổ tung lên, không có một bóng cây, ngọn cỏ nào có thể mọc nổi.

Tại chiến trường Ngã ba Đồng Lộc lúc bấy giờ có nhiều lực lượng như: Bộ đội, Thanh niên xung phong, công nhân giao thông, công an, dân quân du kích…số người chiến đấu và phục vụ chiến đấu thời điểm đông nhất lên tới 16.000 người, làm nhiệm vụ chiến đấu tránh trả máy bay địch, cảnh giới, giải tỏa giao thông, san lấp hố bom, phá bom nổ chậm, làm cọc tiêu dẫn đường chỉ lối, đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa chi viện vào chiến trường miền Nam.

4. Hồ Kẻ Gỗ
Kẻ Gỗ vốn là tên của một làng Việt cổ ở xã Mỹ Duệ, nay thuộc xã Cẩm Mỹ huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh, cách trung tâm thành phố Hà Tỉnh khoảng 20 km về phía nam. Kẻ Gỗ xưa nằm dọc theo hai bờ sông Rào Cái (còn gọi là sông Ngàn Mọ). Rào Cái là dòng sông hội tụ của hàng trăm khe suối từ dãy Trường Sơn đổ về.

Mùa nắng thì Rào Cái khô hạn, mùa mưa thì chảy quá nhanh, quá mạnh, trở thành tai ương cho cả vùng phía nam Hà Tĩnh.Từ những năm đầu thế kỉ XX, người Pháp đã nghĩ đến việc đắp đập chế ngự dòng sông này. Họ thiết kế và bắt đầu thi công một số hạng mục thì chiến tranh thế giới lần thứ 2 và sau đó là Chiến tranh Đông Dương nổ ra nên bị bỏ dở. Cho đến ngày 26/3/1976, khi đất nước thống nhất, công trình mới được các nhà thủy lợi Việt Nam thiết kế, thi công và có tên là hồ Kẻ Gỗ. Ngày 3/2/1988, công trình được đưa vào sử dụng.

Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ có diện tích tự nhiên 35,159ha. Hồ Kẻ Gỗ tọa lạc ở địa phận của 3 huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Hương Khê. Hồ là công trình đại thủy nông với trữ lượng 350 triệu m3 nước, tưới cho gần 17.000 ha lúa, màu, vùng đất thuộc huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, thị xã Hà Tĩnh và phía Bắc huyện Kỳ Anh. Với chiều dài hơn 30 km, hồ còn là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào cho các vùng dân cư nơi đây.

5. Khu du lịch sinh thái hồ Trại Tiểu
Với diện tích 21km2 và có sức chứa tới 15,6 triệu m3 nước, Khu du lịch sinh thái Trại Tiểu không chỉ là công trình thuỷ lợi quan trọng mà còn trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Đến với Trại Tiểu, du khách sẽ bắt gặp một không gian lãng mạn của bóng núi mây vờn in hình giữa biển nước bao la, được hưởng trọn bầu không khí trong lành và tinh khiết. Những dãy núi dài thấp thoáng trong mây tựa như những nàng thiếu nữ đang nằm xoã tóc, bên dưới chân núi là mặt hồ êm ru sóng gợn.

6. Khu du lịch sinh thái Sơn Kim
Khu du lịch sinh thái Sơn Kim ở xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn được hình thành trên khuôn viên của suối nước khoáng nóng có tên Nước Sốt. Khu du lịch là tổng hoà của các cảnh quan tươi đẹp, sơn thuỷ hữu tình.

Trên là những dãy núi rừng cao trùng điệp có nhiều loại cây và thú quý hiếm. Dưới là dòng suối trong xanh với nhiều bãi cát, bãi đá tự nhiên. Khi vào sâu trong khu du lịch khoảng 500m, du khách sẽ gặp thác Cá Nhảy với nhiều sự tích dân gian, có thác nước Tiên Nữ dội thẳng đứng từ trên cao tung bọt trắng xoá, bên cạnh còn có những tảng đá tự nhiên mang hình dáng các con vật ở nhiều tư thế khác nhau. Đặc biệt hơn, ở dưới lòng đất là nguồn nước khoáng nóng rất phù hợp cho việc giải khát, nghỉ ngơi và chữa bệnh.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN