Top 10 món ăn đặc sản , nổi tiếng cần nếm thử khi du lịch tại Đà Lạt

0
1252
Vật Phẩm Phong Thủy

Thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng , nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, nước ta . Nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển , thành phố mang khí hậu ôn hòa này thu hút du khách với cái nhẹ nhàng và thời tiết tươi mát quanh năm . Và dưới dây là những món ăn ngon tuyệt của con người xứ ngàn hòa.

1.Bánh tráng nướng Đà Lạt
Là một fan trung thành của quà vặt vỉa hè nên đến Đà Lạt, bạn sẽ chết mê chết mệt với bánh tráng nướng ở đây. Thực ra ở Hà Nội cũng thấy bán nhưng chắc chắn là không chuẩn vị bằng.

Bánh tráng nướng có thành phần chính là bánh tráng và trứng gà, trông khá giống món pizza thường thấy, thế nên nó còn được gọi bằng cái tên đáng yêu là “pizza Việt Nam”. Chế biến bánh tráng nướng cũng không cầu kỳ. Đầu tiên là trải bánh tráng lên vỉ nướng, đánh tơi trứng gà với hành lá, tép khô, ngày nay người ta cho trộn thêm cả pate, phô mai, bò khô xé nhỏ nữa rồi dàn đều lên mặt bánh. Khi nướng phải xoay tròn chiếc bánh trên vỉ nướng để bánh chín giòn mà không bị cháy. Khi phần trứng trên mặt bánh chín vàng và dậy mùi là được.


Những chiếc bánh tráng Đà Lạt chính hiệu thường rất mỏng, ăn giòn rụm, nhiều nhân nhưng không bị ngán. Thường thì các quán bánh tráng ở đây chỉ bắt đầu phục vụ từ 3 giờ chiều. Đây là khung giờ lý tưởng vì trong cái tiết trời chiều tối Đà Lạt se se, được ngồi bên bếp than hồng ngửi mùi thơm và ăn miêng bánh tráng nướng nóng hổi sẽ thấy một Đà Lạt gần gũi và thật khó quên.

Món này rất phổ biến ở Đà Lạt, đến đâu các bạn cũng gặp, một vài quán ngon gồm:

Khu ăn vặt chợ Đà Lạt: Tại đây có một số chỗ bán bánh tráng nướng khá ngon và rẻ, cũng tiện cho đi ăn nhiều món ăn vặt khác.
Bánh tráng nướng số 61 Nguyễn Văn Trỗi, Tp. Đà Lạt: Bán từ 4h chiều – 9h tối, bánh tráng cực kỳ ngon, nếu đi buổi tối chì chỉ có thể đi bộ, quán rất đông nên phải chờ lâu, cô chủ quán này hơi bá đạo một tý, tính cô hơi thất thường, không ngoan hay không đàng hoàng thì dễ bị cô cáu lắm. Hehe, nhưng mà bù lại thì chất lượng bánh khỏi phải nói, toàn nguyên liệu xịn, nhân bánh thì nhiều thôi rồi.
Quán bánh tráng nướng Dì Đình – Ngã ba Hoàng Diệu – Trần Nhật Duật: Quán lề đường, bán lúc 2h – 6h chiều, đông khách, cũng ngon, có nhiều loại bánh tráng
Quán bánh tráng nướng số 54 Nguyễn Văn Trỗi: Bán từ 3h chiều – 10h đêm, bánh tráng nướng này được đánh giá là ngon, đầy đủ hương vị
Quán bánh tráng nướng Cô Hoa số 56 Thông Thiên Học: Bán từ 5h – 9h30 tối. Quán rộng và thoải mái, chủ quán nhiệt tình.

2.Bánh căn Đà Lạt
Bánh căn là một món ăn không quá xa lạ với vì đến Đà Nẵng rồi Nha Trang, vào Phan Thiết, Sài Gòn, Vũng Tàu cũng đều được giới thiệu là đặc sản. Không biết nó ra đời ở đâu, nhưng khi đến Đà Lạt, món bánh mộc mạc, xinh xinh này cũng là một đặc sản rất phổ biến, nó nổi tiếng như nhiều món ngon vỉa hè của phố núi như kiểu bánh tráng nướng, xắp xắp hay nem nướng vậy.


Địa chỉ ăn bánh căn

Quán bánh căn Đà Lạt: Số 7 Tăng Bạt Hổ. Quán mở cửa từ 9 giờ sáng đến 10 giờ tối. Quán này có tiếng ở Đà Lạt, nhưng nghe nhiều bạn phản hồi thì có vẻ không ngon lắm, giá hơi cao, quán nhỏ và chú chủ quán có vẻ hơi lạnh lùng.
Quán bánh căn bình dân: Đối diện 62 Phan Đình Phùng, quán này nằm trên đường đi thung lũng Vàng. Quán vỉa hè nhưng rất ngon giá cả hợp lý nhưng ớt ở đây rất cay nhé.
Quán bánh căn số 22 Tăng Bạt Hổ: Mở cửa buổi sáng từ 7h – 11h, chiều thì từ 15h – 20h; phục vụ nhanh, xíu mại ăn ngon.
Quán bánh căn số 4 Tăng Bạt Hổ: Quán bán từ 4 giờ chiều đến 10 giờ tối.
Bánh căn xíu mại cây bơ: Số 56 Tăng Bạt Hổ: Quán nằm trên dốc có cây bơ to nên gọi vậy chứ không có tên. Ở đây có 2 loại nhân trứng cút và trứng vịt; quán chỉ bán buổi sáng, tầm 6 đến 11 giờ là hết. Quán nhỏ nhưng sạch sẽ, đồ ăn rẻ, ở đây có sữa cho phô mai ngon cực kỳ.
3.Rượu vang Đà Lạt
Trong những đặc sản của Đà Lạt, rượu vang là loại khá phổ biến và được ưa chuộng nhất. Bên cạnh việc dùng để thưởng thức, rượu vang Đà Lạt còn được dùng làm quà biếu, quà tặng phổ biến dùng trong các dịp lễ tết hay khi cần.

Nhờ nguồn trái cây phong phú, dồi dào, rượu vang đã ra đời và trở nên thương hiệu ở thành phố Đà Lạt. Để sản xuất rượu vang Đà Lạt cũng cần tuân thủ quy trì với nhiều công đoạn; mỗi công đoạn lại có các yêu cầu riêng biệt, phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật thì mới chất lượng. Đầu tiên là chọn các nguyên liệu tươi, trái cây có độ chín đem làm sạch và vắt nước, rồi lên men, ép nước, lọc nước, làm mịn, ủ rượu; cuối cùng là pha trộn để có hương vị đặc trưng và đóng gói. Tuân thủ quy trình là một việc, nhưng để làm nên sản phẩm rượu ngon thì lại là cả một nghệ thuật đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, chính xác trong từng bước. Tùy từng loại rượu để có thời gian ủ ra thành phẩm, có thể vài tháng hoặc vài năm.


Địa chỉ mua vang Đà Lạt:

Showroom Vang Đà Lạt: Số 3 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tp. Đà Lạt
Showroom Vang Beco: Ki ôt số 1, khu Hòa Bình, Tp. Đà Lạt
Showroom vang Vĩnh Tiến: Số 1 Lê Hồng Phong, Tp. Đà Lạt.

4.Chả ram bắp
Với cách cuốn bắp non bào nhuyễn được ướp với gia vị vào bánh tráng rồi đem chiên cho đến khi có màu vàng ruộm là đã tạo thành món chả ngọt, thơm rất riêng. Khi ăn, chả ram một lần nữa được cuốn cùng bánh tráng, dưa leo, củ đậu, cà rốt… và rau sống rồi chấm kèm chén nước lèo làm từ tương đậu phộng.


Địa chỉ ăn chả ram bắp

Chả ram bắp tập trung nhiều ở khu Nguyễn Công Trứ, Bùi Thị Xuân (Ngã Năm Đại Học), có rất nhiều quán chả ram bắp ở đây. Có một vài quán các bạn có thể tham khảo:

Quán chả ram bắp Tân Long: Số 63 Bùi Thị Xuân, quán này nổi tiếng nhất ở Đà Lạt với chả ram và nem nướng, bán từ 4 giờ chiều đến 10 giờ đêm. Cả ram thơm, ngoài giòn, trong dẻo, quán nhỏ nhưng có chỗ để xe máy và xe du lịch thoải mái.
Quán chả ram bắp Hảo: Nằm ở hẻm bên hông trường Nguyễn Trãi, đường Bùi Thị Xuân, chả ở đây rẻ nhưng không được giòn.

5.Cà phê chồn
Nhắc đến café chồn, có lẽ ban đầu bạn sẽ không mấy thiện cảm mặc dù nó là một loại café đắt và hảo hạng. Nhưng thử xong bạn sẽ hiểu, không phải tự nhiên café chồn lại có đẳng cấp trên thế giới như thế.


Đến Đà Lạt, thưởng thức café chồn, thấy dễ dàng cảm nhận được vị bùi của đất, vị ngái, hương rừng dìu dịu thêm vào đó là vị thơm nồng đậm đà của cà phê hòa lẫn với nhau tạo một cảm giác thoải mái khó tả.
Café chồn thiên nhiên không nhiều. Ở Đà Lạt chỉ có một cơ sở nuôi chồn để sản xuất cà phê chồn của luật sư Nguyễn Quốc Minh đó là trang trại cà phê chồn Trại Hầm nằm trong một thung lũng hẹp thuộc phường 10, TP Đà Lạt, trước cửa trang trại là quán café chồn. Đến đây các bạn sẽ được tận mắt thấy các hạt café chồn nguyên chất, được xem quy trình xay và pha chế để thưởng thức một ly cafe khá trọn vẹn.

6.Bánh ướt lòng gà
Sự kết hợp độc đáo giữa bánh ướt và lòng gà đã làm nên món ăn độc đáo mà du khách không thể chối từ khi đến với Đà Lạt. Món ăn có vị dẻo mềm của bánh cùng vị thơm, ngọt của thịt gà.


Địa chỉ ăn bánh ướt lòng gà

Quán bánh ướt lòng gà từ khu Hòa Bình gần chợ Đà Lạt rẽ vào hẻm Trương Công Định nối liền Tăng Bạt Hổ. Ăn ở quán này là chuẩn nhất, ở các nhà hàng sang trọng cũng không chuẩn vị được như thế đâu. Quán chỉ bán từ 2h chiều đến 7h tối, nước mắm chấm rất ngon, giá cả bình dân nữa.
Quán bánh ướt lòng gà Long – Thông Thiên Học: Nằm gần ngã 3 Thông Thiên Học và Bùi Thị Xuân, mở cửa từ 12 giờ trưa đến tầm 7 giờ tối. Ăn cũng rất ngon, lòng gà nhiều nhưng phải đến sớm, đến muộn thì không được ăn lòng gà đâu. Ở đây có cả cháo gà nữa, giá đặc biệt rẻ.

7.Bánh mỳ xíu mại Đà Lạt
Ăn kèm với bánh mì là bát xíu mại được làm từ nước ninh xương trong váng mỡ béo ngậy cùng viên thịt bé xíu, thêm chút hành lá thái nhuyễn, thực khách khi ăn sẽ cảm nhận hương vị rất thanh mà không hề ngấy.


Không giống nhiều loại bánh mì khác là bỏ nhân xíu mại vào giữa ổ bánh mì rồi ăn, ở đây người ta thường ăn theo kiểu bẻ một miếng bánh mì nhỏ, chấm vào nước dùng, chờ bánh ngậm đủ nước rồi cho vào miệng sẽ thấy ngay vị ngọt của xương, mùi thơm của gia vị, đặc biệt là ớt cay nồng hòa quyện lại. Còn một điều đặ biệt là xíu mại ở đây được làm hoàn toàn bằng thịt nạc nên dai ngọt, đậm đà và ít ngán.

Trong tiết trời Đà Lạt se lạnh, các bạn hãy thử thưởng thức một chén xíu mại ăn kèm bánh mì để thấy được phần nào cái chất rất riêng của ẩm thực phố núi.

8.Trà atiso Đà Lạt
Trà Atiso ở Đà Lạt rất nổi tiếng và phổ biến nên thường được mọi người đến đây tìm mua về, không những có vị thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe.


Địa chỉ mua trà atiso

Tại chợ Đà Lạt có bán rất nhiều cây lá rẻ đặc biệt là hoa Atiso. Một vài địa chỉ mua trà Atiso, trà Ô long ở Đà Lạt:

Trà cà phê Lễ Ký: Số 21 khu Hòa Bình, Đà Lạt.
Trà cà phê Hoa Lâm: Số 49 – 51 Phan Bội Châu, Đà Lạt.
Trà Vĩnh Tiến: Số 39 – 41 Phạm Ngọc Thạch, Đà Lạt.
Trà Atisô Đất Việt: Số 1C Nguyễn Khuyến, Đà Lạt.

9.Sữa đậu nành.
Có một thứ bình dị của Ðà Lạt đó là món sữa đậu nành, một thức uống bình dị tới mức không cần khen hay chê, không cần phải khoe hay giấu; một thứ tuy không được xếp hạng hay được trưng trên các phương tiện truyền thông nhưng chắc chắn nếu món sữa đậu nành mà vắng bóng hoặc không được ưa chuộng thì Ðà Lạt sẽ không còn là Ðà Lạt


10.Trái Cây.
  Hồng Đà Lạt
Từ lâu hồng đã có mặt ở Đà Lạt dần trở thành một đặc sản nổi tiếng phố núi. Người dân thường thu hoạch hồng chín để bán, làm mứt hoặc sấy khô. Còn những quả hồng già đang chuyển dần sang màu vàng nhạt, người ta thường chế biến thành hồng giòn có vị ngọt, thơm, cho vào miệng nhai nghe giòn rôm rốp.

Các bạn có thể lựa mua hồng giòn ngay trong các gian hàng đặc sản của chợ Đà Lạt, hay mua trực tiếp tại các cửa hàng di động dọc theo đèo Prenn, dưới chân đèo Mimosa, trước khu du lịch thác Prenn hoặc đến các phố lò mứt đường Phù Đổng Thiên Vương, Mai Anh Đào, Nguyên Tử Lực

   Dâu Đà Lạt
Một trong những thú vui nhất định phải có khi đến Đà Lạt là được vào các vườn dâu tây để chiêm ngưỡng và tận mắt thấy cách sản xuất, ươm trồng và thu hái những trái dâu chín mọng, may mắn hơn còn được đánh chén tại chỗ bởi dâu tây Đà Lạt đã có thương hiệu trên cả nước rồi.


Một vài địa chỉ các bạn có thể tham khảo nhé:

Chị Nguyễn Thị Thu Thủy: Số 17 Vòng Lâm Viên, phường 8, thành phố Đà Lạt
Anh Nguyễn Thành Trung: Số 35 Hồ Xuân Hương, phường 9 (đường đi hồ Than Thở)
Anh Nguyễn Lâm Thanh: Số 46 Đa Phú
Vườn dâu nhà: Số 126 Thánh Mẫu
Tuyến đường: Mai Anh Đào, Nguyễn Tử Lực, Thánh Mẫu, Langbiang, Xô Viết Nghệ Tĩnh (ở các con đường này có rất nhiều vườn dâu, các bạn chủ động xin phép vào tham quan bởi người dân ở đây rất tốt bụng và hiền hòa nên họ sẽ không từ chối đâu).
Tham khảo thêm địa chỉ vườn dâu trồng thủy canh:

Vườn dâu treo Biofresh (vườn dâu chị Thủy) – Khu du lịch Hồ Than Thở, đường Hồ Xuân Hương, phường 10, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng.
Vườn dâu – số 35 Hồ Xuân Hương, phường 9, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng.
Vườn dâu anh Thanh – số 46 Đa Phú, phường 10, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN