Top 6 nghề ngành y dược hot nhất hiện nay

0
3262
Vật Phẩm Phong Thủy

Chọn ngành, chọn nghề là câu chuyện muôn thuở của nhiều bạn trẻ khi đứng trước ngưỡng cửa đại học, là trăn trở của nhiều thế hệ. Trong thời đại có nhiều biến động như hiện nay, lựa chọn cho mình một ngành nghề đã không dễ, xác định con đường sự nghiệp lâu dài còn khó khăn hơn. Để giúp các bạn trẻ và các ứng viên có nhu cầu tìm việc Mạng Việc Làm xin giới thiệu các nghề hot thuộc ngành y dược

1 GIẢNG VIÊN Y DƯỢC
Giảng viên y dược:là người giữ vai trò đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, nhà sư phạm trong ngành y đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu cả về lý thuyết lẫn thực hành.

2 NGHỀ BÁC SĨ
Bác sĩ :

Bác sĩ giữ vai trò chủ lực trong khám chữa bệnh, giúp bệnh nhân ngăn ngừa bệnh từ sớm, chuẩn đoán bệnh, đưa ra các phương pháp điều trị. Bạn có thể trở thành: bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ ngoại khoa hoặc bác sĩ sản phụ khoa v.v…

Bác sĩ đa khoa

Làm việc trong các bệnh viện đa khoa, các trạm y tế tổng hợp, bác sĩ đa khoa có kiến thức rộng về các lĩnh vực của y học, đóng vai trò bác sĩ khám chung cho cơ thể của bệnh nhân.

Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ của từng bệnh nhân mà bác sĩ đa khoa có những lời khuyên thích đáng, kê đơn thuốc, yêu cầu làm các xét nghiệm cụ thể hoặc chuyển bệnh nhân tới gặp bác sĩ chuyên khoa.

Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn sâu về một bộ phận nào đó trong cơ thể con người như các chuyên khoa: răng – hàm – mặt, tai – mũi – họng, mắt, chấn thương chỉnh hình, da liễu, tim mạch, tiêu hóa, nội tiết v.v… Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chuyên về một lứa tuổi nào đấy như nhi khoa lão khoa. Họ làm việc tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa.

Bác sĩ ngoại khoa

Công việc chủ yếu của bác sĩ ngoại khoa là tham gia phẫu thuật cơ thể bệnh nhân để cắt bỏ các ổ bệnh, chỉnh sửa, nối ghép các bộ phận bị thương tổn v.v… Công việc này đòi hỏi bạn phải là người có đôi bàn tay vàng, sức khoẻ tốt và một thần kinh thép với khả năng tập trung tuyệt vời. Bác sĩ ngoại khoa cũng thường chuyên về một lĩnh vực nào đấy, như bác sĩ ngoại khoa chuyên về phẫu thuật não, bác sĩ ngoại khoa chuyên về phẫu thuật tim v.v…

Bác sĩ sản phụ

Công việc của bác sĩ sản phụ khoa là khám định kỳ và không định kỳ cho các sản phụ, tiến hành các nghiệp vụ kỹ thuật như siêu âm, xét nghiệm v.v… để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường để có tư vấn hợp lý cho sản phụ v.v… Bác sĩ sản phụ khoa cũng là người tư vấn về chế độ dinh dưỡng và hoạt động hợp lý, phù hợp với đặc điểm cơ thể, sức khỏe, tinh thần… của sản phụ và thai nhi.

Ngoài ra, bác sĩ sản phụ khoa tham gia vào các công việc về kế hoạch hoá gia đình, giúp các sản phụ sinh nở v.v…

Bác sĩ thú y

Là người làm công việc chẩn đoán và chữa trị bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau cho các loại động vật. Ngoài ra, họ cũng tiến hành nghiên cứu và phòng chống sự lan rộng của dịch bệnh trên động vật, bảo vệ đời sống của các loại động vật, tránh lây lan cho con người.

Bác sĩ thú y thường làm việc trong các vườn thú, rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, trong các đơn vị quản lý về y tế, các đơn vị quản lý về môi trường v.v… Ngoài ra, họ cũng có thể mở phòng khám của riêng mình, chuyên nhận bệnh nhân là những con “vật cưng” của các gia đình. Hiện nay, ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện bệnh viện dành cho vật nuôi.

3 NGHỀ DƯỢC
Công nhân dược

Làm việc tại các quy trình sản xuất ra các loại dược phẩm trong nhà máy, xí nghiệp dược phẩm. Đây là lao động kỹ thuật hoặc giản đơn trong dây chuyền sản xuất, cung ứng vật tư. Công nhân dược thường được tổ chức đào tạo tại xí nghiệp theo yêu cầu riêng của các đơn vị sản xuất.

Dược tá

Sau khi tốt nghiệp lớp học dược tá do Sở y tế địa phương mở, bạn sẽ được cấp bằng dược tá. Lúc này, bạn có thể làm việc trong các xí nghiệp như công nhân, bán thuốc ở quầy thuốc, giúp việc cho các dược sĩ, cấp thuốc ở khoa dược trong bệnh viện.

Dược sĩ trung cấp

Tốt nghiệp các trường trung học dược, dược sĩ trung học được phép tham gia tất cả các lĩnh vực khác nhau của ngành dược với vai trò trợ lý của dược sĩ Đại học.

Ở một số địa phương thiếu nguồn nhân lực về ngành dược thì dược sĩ trung học được uỷ nhiệm vai trò của dược sĩ Đại học làm những công việc như chủ nhiệm quầy thuốc huyện, phụ trách khoa dược của trung tâm y tế huyện.

Dược sĩ đại học

Được đào tạo về ngành dược tại các trường Đại học chính quy, dược sĩ Đại học có kiến thức đầy đủ về dược học như: chuyển hoá thuốc trong cơ thể, những phản ứng bất lợi của thuốc, tương tác qua lại giữa các loại thuốc, công thức phối hợp thuốc để tạo hiệu quả chữa bệnh tối ưu và an toàn nhất cho người dùng…

Họ có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực của ngành dược như: quản lý nhà nước về ngành dược, nghiên cứu dược phẩm, sản xuất, lưu thông phân phối thuốc, giảng dạy tại các trường Đại học, trung học y dược v.v… Bởi vậy, địa chỉ làm việc của những dược sĩ Đại học rất rộng với nhiều công tác chuyên môn khác nhau trong phòng nghiên cứu của các nhà máy, xí nghiệp dược phẩm, các bệnh viện, trường Đại học, cao đẳng v.v…

4 NGHỀ Y TÁ, HỘ LÝ
Y tá

Có nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân, thực hiện những y lệnh của bác sĩ đưa ra như: tiêm, truyền, cho bệnh nhân uống thuốc. Y tá thường xuyên theo dõi tình hình của bệnh nhân và báo cho bác sĩ các trường hợp khẩn cấp, xuất hiện biến chứng v.v…

Hộ lý

Bằng những biện pháp nghiệp vụ, người hộ lý dọn dẹp vệ sinh nói chung trong bệnh viện. Ngoài ra, hộ lý cũng có những hỗ trợ khi cần thiết cho các bác sĩ, y tá, bệnh nhân. Thông thường, cả y tá và hộ lý đều theo dõi tình hình sức khoẻ của bệnh nhân để báo cáo kịp thời cho bác sĩ. Hộ lý cũng được đào tạo các kiến thức cơ bản về y học.

5 NHÂN VIÊN Y TẾ CÔNG CỘNG
Không trực tiếp làm công tác khám chữa bệnh nhưng nhân viên y tế cộng đồng cũng phải hiểu biết sâu sắc về các loại bệnh và các phương thuốc cứu chữa. Công việc của họ là dự đoán mô hình bệnh tật hoặc dự phòng bệnh tật, xây dựng các biện pháp ngăn chặn bệnh dịch, xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho nhân dân những kiến thức về bệnh tật để mọi người cùng chung sức phòng chống bệnh tật tốt hơn.

6 NHÂN VIÊN Y TẾ DỰ PHÒNG
Đây là nơi chuyên làm nhiệm vụ cảnh báo và giúp người dân phòng tránh những loại bệnh tật có khả năng phát sinh trong tương lai gần. Công việc thường xuyên của họ là tham gia công tác tiêm chủng mở rộng trong cả nước, ở các trung tâm y tế dự phòng tại các tỉnh, huyện, hướng dẫn thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh dinh dưỡng v.v…

Họ làm việc tại các trạm và đội vệ sinh phòng dịch từ tuyến Trung ương đến xã phường, thị trấn, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Sốt rét ký sinh trùng, Vụ Vệ sinh phòng dịch, Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế v.v…

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN