Top 8 bộ sách về văn học Việt Nam được nhiều người tìm đọc nhất hiện nay

0
1557
Vật Phẩm Phong Thủy

Hãy tạo cho mình thói quen đọc sách thường xuyên. Đọc sách giúp chúng ta giảm căng thẳng, kích thích trí não,.. và hơn hết đó là giúp chúng ta ngẫm lại những việc mình làm là đúng hay sai,.. rất nhiều lý do để bạn lên đọc sách. Topxephang.com chia sẻ với các bạn 8 bộ sách về văn học Việt Nam được nhiều người tìm đọc nhất hiện nay

1 Con Hoang
Lại đêm nữa, bà đơn phương vùi khát thèm bằng trắng đêm giã gạo. Những đêm trăng quê yên tĩnh trải rộng miên man dài. Những đêm giã gạo toát mồ hôi, gió vừa đủ lạnh thấm lỗ chân lông gời gợi. Những đêm không chịu nổi, bà ôm chặt cái thân cối giã gạo, òa khóc cho hả lòng hả dạ, cho bớt tủi nhục cô đơn. Trong đêm, cái khúc gỗ nhãn làm thân cối giã gạo được bào nhẵn vuông tròn mịn màng hiển hiện như một thân thể đàn ông. Tại sao không cho bà được yêu thương, được ôm ấp, được giận hờn…

2 Đoạn Tình
“Ban đêm trời mát, nhưng mà cô Vân đọc thơ rồi thì cô toát mồ hôi.

Gia đình của anh Thuần đã tan nát rồi! Anh Thuần đi đâu? Chị Hòa liệu thế nào? Hai đứa nhỏ ra làm sao? Ấy là mấy câu cô Vân tự hỏi thầm trong trí, hỏi mà không đáp ứng, chỉ nhìn ngọn đèn, nước mắt chảy ròng ròng.

Theo lời nói trong thơ, thì tại sao vợ chồng không đồng tâm hiệp ý, nên gia đình mới tan rã. Nhưng mà vợ chồng đã ở với nhau năm, sáu năm, đã có hai mặt con, vì cớ gì anh Thuần đành đoạn tình vợ chồng, đành dứt nghĩa cha con như vậy? Cô Vân suy nghĩ rồi muốn biết cái duyên cớ ấy nên cô lau nước mắt và giwor tập “Đoạn tình nhật ký” ra mà đọc.”

3 Một Đứa Con Đã Khôn Ngoan
Trong truyện Một đứa con đã khôn ngoan, nhà văn giáo dục trẻ em đức tính yêu lấy tiếng Việt. “Ta có tiếng nói riêng. Bổn phận ta là phải giữ lấy tiếng ta, vì tiếng ta tức là tinh thần nước ta”. Cậu bé Chỉ trong truyện này chỉ mê tiếng Pháp và cho rằng tiếng Việt không đủ để diễn tả hết mọi suy nghĩ và sự vật. Ngay cả lúc viết thư cho bạn, cậu cũng phải dùng thêm tiếng Pháp. Cậu (bố) của cậu bé Chỉ không đồng ý và phân tích cho cậu rằng: “Con thấy thiếu chứ tiếng ta không thiếu. Nếu thiếu chăng, thì nó thiếu ở ý mới, vật mới xưa kia không có. Còn những ý cũ vật cũ thì tiếng nước ta vẫn đủ như thường.

Xem ngay như về gia đình, ta có biết bao nhiêu tiếng: kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, chắt, chút, bác, cậu, mợ, dì, cô, thím, âu yếm, thân, hiếu, đễ, từ và biết bao nhiêu tiếng nữa. Lại nói như cách mang đồ đạc, ta có đội, gánh, xách, vác, cầm, khênh, ôm, cõng, bẽ, tải, cắp, khuân, bế, mỗi tiếng một nghĩa riêng” và “Cậu dám đánh cược với ông cử, ông nghè Tây dùng tiếng Pháp mà dịch nổi tiếng “lôi thôi” của ta đấy”.

Dù được phân tích thấu đáo như thế nhưng cậu bé Chỉ vẫn không tin. Và cậu chỉ thật sự tin khi mợ (mẹ) của cậu bị ốm và nhờ cậu đọc giùm tiểu thuyết tiếng Việt. Cậu bất ngờ là không ngờ nó lại hay đến thế! “Truyện Tây cũng đến thế là cùng”. Thật bùi ngùi khi đọc lại những lời của người mẹ nói với con: “Mợ mua sách Quốc văn, được sách hay đã đành, dù phải sách dở mợ cũng vui lòng. Mình không có tài làm cho Quốc văn hay đẹp hơn lên, thì phải có chút khuyến khích những người có công quý hóa ấy vậy”.

4 Những Mảnh Đời Đen Trắng
Những mảnh đời đen trắng là một tác phẩm mạnh và dứt khoát. Là cuộc xung đột giữa hai tầng lớp xã hội, hai quan điểm sống khác nhau. Giữa hai thế hệ già và trẻ, giữa lớp người có quá khứ oai hùng và lớp ngưới không được quyền có quá khứ. Giữa lớp bần cố nông làm chủ tập thể, làm chủ tình thế và lớp trí thức tiểu tư sản “đầu thai nhầm thế kỷ, bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh”. Cả hai giai tầng đều đáng thương mà không đáng trách. Một bên có khả năng nhận thức mà không được sử dụng. Một bên không có khả năng mà phải gánh vác những công việc quá sức mình.

5 Ăn Mày Dĩ Vãng
Hòa bình, những người lính kiêu dũng trong chiến tranh phần lớn đã “về vườn, ăn theo, núp váy vợ. Đứa thì say xỉn tối ngày nằm trên võng nắng; đứa thì lụi hụi trồng tỉa ngoài bưng, mở mồm là càu cạu; đứa thì thở dài phìn phịt giữa một bên là bầy con nhem nhuốc, một bên là thạp gạo chỉ còn cám mùn đọng quẩn dưới đáy; thằng kia sống trụi thùi lụi một mình, hỏi nhà cửa vợ con đâu chỉ giơ cái chai đế lên cười xệch xẹo”. Nhưng cũng có những người như Quân trước là cậu bé giao liên, nay là phó chủ tịch huyện, biết làm giàu cho quê hương và cho bản thân; hoặc như Tuấn, như Tám Tính đã hòa nhập tự nhiên với cuộc sống đời thường và không những thế còn vươn lên làm chủ cuộc sống mới. Trên hết vẫn là nhân vật Hai Hùng, “không vợ không con, không cắc bạc dính túi nhưng có mảnh quá khứ đập phập phồng trong lồng ngực”, với lý tưởng “Cuộc đời một thằng lính còn có gì khác hơn là khôn nguôi hướng về dĩ vãng và cầu mong cho dĩ vãng đó luôn trong lành chân thật”, một cá tính ít nhiều lạc điệu trong thời hiện tại, nơi “người ta đã hầu hết đều bảo nhau quay lưng lại với quá khứ”.

Một ngày như mọi ngày trong thời hậu chiến tại một nhà hàng sang trọng, Hai Hùng tình cờ gặp một người đàn bà với tất cả phong thái, dáng nét của người yêu cũ Ba Sương từ thời chiến tranh của anh. Người con gái bị cho là đã chết mà chính Hai Hùng là người tiến hành cướp xác và chôn cất, ngờ đâu giờ vẫn còn hiện hữu giữa nhân gian với một cái tên khác, Tư Lan, và đang rất thành đạt trên cương vị một nữ giám đốc Sở lâm nghiệp đầy quyền uy, làm ăn nức tiếng lục tỉnh miền Tây. Màn sương mờ phủ của thời gian, những hoài nghi hư thực từ lý trí của nhân vật chính không ngăn nổi linh cảm, rung động và tiếng gọi tự con tim khẳng định chắc chắn người đàn bà thành đạt kia chính là cố nhân của anh. Tất cả đã thôi thúc Hai Hùng tìm về quá khứ, sống lại một thời hoa lửa hào hùng và bi tráng ở cương vị một chiến sĩ, người đội trưởng đặc nhiệm, với những kỷ niệm tình yêu ngọt ngào bên cô y tá, xã đội trưởng Ba Sương. Đây là một hành trình lần ngược ký ức với những day dứt, ân hận của nhân vật tôi vì đã chạy vào hầm trước và không chạy ra cứu người mình yêu khi khoảng cách chỉ là ba chục mét để có thể sống chết bên nhau, để rồi thất lạc nhau từ đó và cùng cuộc tráo xác với Hai Hợi đã khiến Hai Hùng đinh ninh sự thật là Ba Sương đã hy sinh.

6 Đời Callboy
Đời Callboy có những đoạn trần trụi khiến người ta hoài nghi về độ thật của nó và tự hỏi: “Xã hội thực sự là thế ư?”, nhưng nếu một lần tận mắt chứng kiến những gì đang xảy ra, mọi người sẽ hiểu rằng “Đời Callboy” của Nguyễn Ngọc Thạch đã đi đến được những góc khuất nhất của “nghề nghiệp” bị người đời coi khinh này.

Callboy, những người thanh niên dùng thân xác đổi lấy đồng tiền, vẫn tồn tại trong thế giới bóng tối…

Đồng tính – cũng không còn là một chủ đề mới của văn đàn, nhưng đa phần chỉ là những tác phẩm được chấp bút ghi lại theo lời kể của một nhân vật có thật. Tuy nhiên nếu một “người trong cuộc” tự viết về chính mình thì mọi việc sẽ khác hẳn.

Hãy đọc “Đời Callboy” của Nguyễn Ngọc Thạch để hiểu hơn về thế giới những người đàn ông yêu nhau nhưng bị chi phối mãnh liệt bởi đồng tiền và tình dục. Và để hiểu hơn rằng, giới tính không phải là thứ quyết định nhân cách sống của bạn.

“Đôi khi tôi nghĩ, mình có duyên với “đĩ”.

Người ta nói, “đừng nghe đĩ kể chuyện, đừng nghe nghiện trình bày”, nhưng tôi vẫn nghe và tôi ghi lại chúng với độ chân thật nhất mình có thể rồi giới thiệu đến mọi người, để các bạn đọc và tự đánh giá xem, câu chuyện của một thằng con trai làm callboy có thể làm bạn dừng lại và suy nghĩ về cuộc đời mà mình đang sống trong đó không.” (Lời tác giả)

7 Đêm Hội Long Trì
Đêm hội Long Trì là một cuốn tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.

Tác phẩm chọn một thời đoạn lịch sử điển hình cho sự suy thoái và phân rã của xã hội, nên có nhiều đất đai cho việc khai thác các mâu thuẫn và xung đột; cho sự mở rộng và đào sâu vào thế giới nhân vật; cho sự triển khai các mạch truyện và chủ đề; và cho sự gửi gắm nhiều ý tưởng rút từ lịch sử, trong gắn nối và soi sáng các vấn đề của thời hiện tại.

Thoát khỏi sự nô lệ hoặc mô phỏng, minh họa lịch sử, trong Đêm hội Long Trì, Nguyễn Huy Tưởng đã thu gọn sự miêu tả từ điểm xuất phát là một đêm hội, để từ đêm hội mà mở rộng mạch truyện trên hai tuyến nhân vật đối lập, cùng với số phận bị kẹt giữa hai phía của một số nhân vật khác. Từ trung tâm là một chuyện tình của cặp nhân vật Bảo Kim và Quỳnh Hoa mà mở rộng sang các mối quan hệ khác như quan hệ thầy trò, bè bạn, bố mẹ-con cái, anh em, vua tôi… trong một cuộc sống rối ren, hỗn loạn, hết cả kỷ cương và đạo lý. Và khi cái ác được đẩy tới tận cùng thú tính của nó qua nhân vật Cậu Giời Đặng Mậu Lân, và phía sau là mưu đồ và thủ đoạn của người đàn bà đẹp Tuyên phi Đặng Thị Huệ, thì cái thiện cũng phải biết cách tập hợp lực lượng và huy động tổng lực sức mạnh của nó để chống đỡ, và cuối cùng là chiến thắng, trong một kết thúc “có hậu” theo cảm quan Văn học dân gian…

8 Cạm Bẫy Người
Cạm bẫy người (1933) viết về nạn cờ bạc bịp ở Hà Nội.

Để thấy cái tệ nạn cờ bạc rộng lớn và tai hại đến đâu, Vũ Trọng Phụng đã điều tra cái làng bịp, vạch ra tổ chức của nó, phác họa chân dung, mô tả chân tướng của dân làng bịp, tường thuật cách hành nghề của họ rõ ràng, sinh động…

Viết Cạm bẫy người là tố cáo một tệ nạn xã hội và nêu lên những bi kịch do những tay săn mòng gây ra cho những gia đình của bọn tín đồ “tôn giáo đỏ đen”.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN