Top 8 bộ sách thuộc thể loại hồi ký tùy bút được nhiều người tìm đọc nhất hiện nay

0
1268
Vật Phẩm Phong Thủy

Hãy tạo cho mình thói quen đọc sách thường xuyên. Đọc sách giúp chúng ta giảm căng thẳng, kích thích trí não,.. và hơn hết đó là giúp chúng ta ngẫm lại những việc mình làm là đúng hay sai,.. rất nhiều lý do để bạn lên đọc sách. Topxephang.com chia sẻ với các bạn 8 bộ sách thuộc thể loại hồi ký tùy bút được nhiều người tìm đọc nhất hiện nay

1 Đế Thiên Đế Thích
Văn du ký nếu khéo viết thì có thể đẹp như thơ, vui như tiểu thuyết, mà lại ghi chép được thiên nhiên, xã hội, tình cảm một cách trung thực hơn hoặc dồi dào hơn thơ và tiểu thuyết. Vì vậy mà cho tới thế kỷ trước, thể đó rất được trọng ở phương Đông cũng như phương Tây.

2 Viết Dưới Ánh Đèn Dầu
Viết dưới ánh đèn dầu là dòng chữ đầu tiên trong cuốn Nhật ký của Họa sĩ Bùi Xuân Phái năm 1970, được làm tên cho cuốn sách giới thiệu những ghi chép của ông viết trong 30 năm (1958 – 1988). Bùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, cho nghệ thuật và chỉ cho nghệ thuật mà thôi. Những suy tư cuối cùng cũng chỉ để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn. Bùi Xuân Phái không định tuyên ngôn, gia tài hội họa của ông đã quá phong phú cũng không định triết lý thẩm mỹ, mà nhận định trực tiếp các hiện tượng xã hội liên quan đến nghệ thuật. Những suy nghĩ khác về cuộc sống, cũng chỉ là làm thế nào để miếng cơm manh áo không can thiệp được vào hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Cũng như mọi nghệ sĩ lớn, Bùi Xuân Phái luôn đặt câu hỏi nghệ thuật là gì ? Thế nào là nghệ thuật ? Làm như vậy có phải là nghệ thuật không ? Cái đẹp nằm ở đâu ? ông lặp đi lặp lại, nhắc đi, nhắc lại, tự nhủ mình, tự trả lời, tự băn khoăn trong một cuộc sống đầy lo âu, gánh nặng mà nếu ai không sống qua thời kỳ đó cũng khó lòng hiểu hết những gì ông viết. Thời kỳ không chỉ khó khăn về kinh tế, đe dọa của bom đạn mà còn có cả thói đạo đức giả, nghệ thuật giả, chủ nghĩa cơ hội, sự ấu trĩ mà cả những kẻ ưa chụp mũ lên người khác.

3 Giọt Lệ Trong Hồn
Tác giả cuốn sách trên khẳng định: trong hai thập niên 20 và 30, phong trào cộng sản thế giới dốc toàn lực để chuẩn bị những cuộc khởi nghĩa vũ trang nhưng đều thất bại. Do đó, trong thập niên 40, họ đã lợi dụng cuộc chiến chống phát-xít Đức và giới quân phiệt Nhật, và trong hai thập niên 50 và 60, họ đã nhân danh những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc để tạo dựng những đội du kích chính qui, dần dần biến thành những đạo quân thực thụ để giúp các Đảng Cộng sản cướp chính quyền tại nhiều xứ như Nam Tư, Trung Hoa, Bắc Hàn…

Tuy nhiên, phải đương đầu với sự chống đối của các thế lực thân Hoa Kỳ, thất bại của phong trào “du kích” Nam Mỹ đã khiến một số phe, nhóm cộng sản nhận thấy họ nên trở lại những phương pháp khủng bố “truyền thống”. Lấy danh nghĩa “đấu tranh giải phóng dân tộc”, ở nhiều nơi trên thế giới, khủng bố và chiến tranh du kích đã được hòa quyện một cách “hữu hiệu” trong các hành động vũ trang, như trong trường hợp Mặt trận Giải phóng Dân tộc Algeria hoặc các tổ chức khủng bố Palestine.

Có thể tranh luận với các luận điểm trên của tác giả Rémi Kauffer, tuy nhiên, lần giở kho lưu trữ mật được “bạch hóa” sau khi Liên Xô sụp đổ, có thể thấy trong không ít trường hợp, Liên bang Xô-viết đã trợ giúp và ủng hộ một cách hữu hiệu các nhóm khủng bố ở Trung Đông và Mỹ – La Tinh.

4 Thuở Mơ Làm Văn Sĩ
Năm 1950. Ở Hà Nội, tôi 10 tuổi, mới dậu xong bằng tiểu học, sửa soạn thi vào lớp đệ thất ( lớp 6 bây giờ ) trường trung học Chu Văn An. Nghĩa là sẽ trở thành học sinh trường bưởi danh tiếng xưa kia đấy. Nhưng là tuổi ăn tuổi chơi. Ba tháng hè, tôi tham gia tất cả những trò chơi trẻ con ở Hà Nội. Đánh đinh, đánh đáo, sưu tầm programes ở những rạp chiếu phim, xem ciné và đọc truyện.

5 Tan Biến: Hồi Ký Về Thảm Hoạ Everest
Dường như có một rào cản vô hình quanh những đỉnh núi cao nơi đây mà không một ai có thể vượt lên được. Dĩ nhiên, nguyên nhân thật sự nằm ở chỗ từ độ cao 8.847m trở lên, tác động của áp suất không khí thấp lên cơ thể con người nghiêm trọng đến mức làm cho việc leo núi gần như bất khả thi, một cơn bão nhỏ cũng có thể gây chết người. Điều kiện thời tiết và mặt tuyết hoàn hảo nhất cũng chỉ cho họ một cơ hội thành công nhỏ nhoi nhất, và không một đoàn thám hiểm nào có thể quyết định trước được ngày chinh phục đỉnh…

Người ta không lấy làm ngạc nhiên khi đỉnh Everest không hề chịu khuất phục con người chỉ sau vài nỗ lực đầu tiên; thật ra, nếu việc chinh phục đơn giản như vậy thì các nhà leo núi hẳn sẽ cảm thấy ngạc nhiên và rất buồn lòng, bởi vì nó không còn là một ngọn núi vĩ đại nữa. Có lẽ chúng ta đã trở nên hơi kiêu ngạo với những công nghệ tiên tiến như đôi đế đinh và giày cao su, với kỷ nguyên chính phục dễ dàng bằng phương tiện cơ giới. Chúng ta đã quên rằng Everest vẫn đang nắm giữ chiếc chìa khoá mà các nhà leo núi cần để đi đến thành công và nó sẽ chỉ trao cho họ khi nó muốn mà thôi. Còn lý do khác khiến cuộc phiêu lưu này quyến rũ các nhà leo núi đến như vậy?

Khi Jon Krakauer lên được đỉnh Everest vào đầu giờ chiều ngày 10 tháng 5 năm 1996, anh đã không ngủ trong 57 giờ liền và đang quay cuồng vì những tác động lên não của chứng hạ oxy huyết. Khi anh quay lưng để bắt đầu chuyển xuống núi nguy hiểm từ độ cao 8.848m (xấp xỉ độ cao của một chiếc máy bay Airbus), hai mươi nhà leo núi khác vẫn đang tận lực bò lên đỉnh mà không biết rằng bầu trời đã bắt đầu vần vũ mây…

Trong hồi ức sau cùng này về mùa leo núi tang tóc nhất trong lịch sử Everest, Jon Krakauer đã đưa người đọc từng bước một từ Kathmandu lên đến đỉnh núi chết chóc, mở ra một câu chuyện nghẹt thở, làm người đọc rùng mình và kinh hãi.

6 Cao Điểm Cuối Cùng
Cao điểm cuối cùng phản ánh những ngày chiến đấu oanh liệt để chiếm ngọn đồi A1, cứ điểm then chốt để giành toàn thắng ở Điện Biên Phủ. Sách khắc họa chân thực và sống động những chân dung chiến sĩ, họ thể hiện rõ nét mọi điều tốt xấu trong hoàn cảnh thử thách khắc nghiệt nhất.

7 Tâm Thành Và Lộc Đời
Trong hàng ngàn đêm diễn trong cuộc đời mình, mỗi đêm, nhìn xuống hàng ghế khán giả, chỉ mong tìm được một ánh mắt có cùng tần số cảm xúc là anh hạnh phúc lắm rồi. Một khán giả, là một nhà sư bên Pháp về, xem vở Bí mật vườn Lệ Chi mà Thành Lộc dồn tất cả nỗi đau của mình vào Dàn Đồng Ca ở cuối vở. Dàn Đồng Ca trong một đống vải lùng nhùng như hồn của đất, hồn của nhân loại cố làm như không biết, không thấy, không nghe… Nhà sư đã tâm sự: “Tôi đã nhìn ra Dàn Đồng Ca đó tuy là chứng nhân lịch sử, nhưng không thể nói ra những sự thật kinh hoàng mà mình từng chứng kiến”. Vâng. Chỉ cần nhiêu đó thôi, khi khán giả nhìn ra những trăn trở mình gửi gắm qua từng vai diễn, với Thành Lộc hạnh phúc đã đủ đầy.

Cộng đi trừ lại, anh còn được gì sau ngần ấy phân thân? Anh bảo: “Khi sáng tạo một vai diễn, dựng một vở, tôi luôn làm như đang làm một cái gì đó cho người mình yêu”. Phải. Chỉ khi làm cho người mình yêu (dù là tưởng tượng) thì Thành Lộc mới có thể thổi cho những con chữ im lìm trong kịch bản sự sống, rót xương máu và linh hồn của mình vào những cái vỏ vô hình ấy.

“Bạn nên biết là Thành Lộc cũng thích ăn nói tục tằn, thích được chửi thề để xả phần nào những áp lực công việc không chia được với ai, cũng mê những việc rất Con Người, cũng thích yêu đương, dù lăng nhăng hay nghiêm chỉnh, thích hưởng thụ sân si”… Thành Lộc sau khi trải hết lòng mình, đã mong bạn đọc hãy hiều anh cũng rất Con Người như thế.

“Đến với đời này với Tâm Thành, mang tài năng của mình đến với khán giả như để tặng Lộc cho đời. Rồi có được đời nhớ hay bị người phũ phàng quên, thì cũng là hên xui của số mệnh”. Người đời sẽ không dễ dàng lãng quên đã từng có một Thành Lộc tài năng mà họ vô cùng yêu mến. Khán giả sẽ kể với con cháu họ, bắt đầu bằng: “Ngày xửa, ngày xưa, trên sân khấu thoại kịch ở Sài Gòn, có một Thành Lộc…”.

8 Ai Giết Anh Em Ngô Đình Diệm
Sáng sớm ngày 2-11-1963, sau một đêm dài không ngủ, trong lúc tiếng súng vẫn còn nổ lẻ tẻ đâu đây với nhiều đám khói tại trung tâm Sài Gòn, từ các máy thu thanh phát ra lời loan báo của phe đảo chính, đã hạ được dinh Gia Long thủ phủ cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm, nhưng anh em ông Diệm đã trốn thoát. Khoảng 10 giờ cùng ngày, Đài phát thanh Sài Gòn loan một tin vắn tắt: “Anh em ông Diệm bị bắt tại Chợ Lớn, và đã tự tử”? Dư luận bàn tán xôn xao, phần đông nghi ngờ: Không tin anh em ông Diệm đã chết và nhất là không tin anh em ông Diệm tự sát. Vì ai cũng biết: Tổng thống Diệm là một trong những người ngoan đạo, mà Thiên Chúa cấm tự sát. Trong khi ấy phe đảo chínhkhông cho biết thêm tin tức nào về cái chết của Diệm, Nhu. Và báo chí không dám nói rằng anh em ông Diệm bị giết. Ngày 6-11- 1963, nhật báo New York Time in hình xác Tổng thống Diệm bị còng tay với lời chú thích “suicide with no hand” (tự sát không có tay) Có ý mỉa mai lời thông báo của phe đảo chính rằng anh em ông Diệm đã tự sát. Về sau, người ta đã có thể công khai nói rằng anh em cố Tổng thống bị giết. Nhưng ai giết? Và ai ra lệnh giết? Đó là một nghi vấn cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn phơi bày ra trước ánh sáng. Người viết không dám làm công việc của một sử gia, mà chỉ muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc soi sáng cho một giai đoạn gay go của lịch sử, một giai đoạn đầy những biến chuyển và bí mật.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN