Top 6 ngôi chùa và đền cầu tự con cái nổi tiếng linh thiêng nhất ở Việt Nam

0
1981
Vật Phẩm Phong Thủy

Nếu chẳng may vợ chồng bạn có hiếm muộn thì cũng đừng quá tuyệt vọng, hãy thử đến những ngôi chùa “xin con” nổi tiếng dưới đây.

1 Chùa Hương – Hà Tĩnh

Chùa Hương là một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy.
Chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh tọa lạc trên đỉnh núi Hồng Lĩnh (Thiên Lộc, Can Lộc), cách đường quốc lộ 1A khoảng 7km. Theo truyền thuyết, chùa là nơi thờ công chúa Diệu Thiên, con của vua Trang Vương nước Sở.

Trên thực tế chùa Hương là cả một quần thể văn hóa-tôn giáo Việt Nam cổ truyền, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngường nông nghiệp, tín ngưỡng thờ mẫu và đặc biệt là nó gắn liền với biết bao huyền thoại, truyền thuyết đủ để thấy nơi đây thật linh thiêng, huyền diệu

Căn cứ vào một số tài liệu từ xưa để lại, các nhà nghiên cứu cho rằng chùa Hương Hà Tĩnh có từ thế kỷ thứ XIII dưới thời nhà Trần, nghĩa là có trước chùa Hương Hà Nội hàng trăm năm.

2 Chùa Ngọc Hoàng – TP.HCM

Chùa Ngọc Hoàng nằm trên đường Mai Thị Lựu, quận 1 (TP HCM) có tuổi đời hơn một thế kỷ. Nơi đây đã được nhà nước công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Chùa Ngọc Hoàng có diện tích 2.300 m2, được xây dựng trong giai đoạn 1892-1900, kiến trúc theo kiểu đền chùa Trung Hoa.
Năm 1984, chùa Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Ngọc Hoàng bởi khu chánh điện là nơi thờ Ngọc Hoàng theo tín ngưỡng người Hoa.
Ngôi chùa toạ lạc ở số 73 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1 (TP HCM). Bên trong vẫn còn giữ nhiều liễn đối, tranh thờ, bao lam, hương án. Đây là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có những bức tượng cổ bằng giấy bồi thể hiện các cuộc họp mặt của các vị thần thánh về chầu Ngọc Hoàng. Vào năm 1994, nơi đây được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

3 Đền Mẫu Lăng Sương – Phú Thọ

Đền Lăng Sương nằm trong hệ thống các di tích thờ Tản Viên Sơn Thánh vùng ven sông Đà và vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ. Tản viên Sơn Thánh được biết đến là một trong bốn vị thần “tứ bất tử” của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam.

Với lòng tôn kính, ngưỡng mộ, nhân dân đã suy tôn Tản Viên là vị thần “Thượng đẳng tối linh”, “Đệ nhất phúc thần”, đứng đầu “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng cổ truyền người Việt. Đền Lăng Sương tự hào là mảnh đất đã sinh ra Đức Thánh Tản. Đây có thể coi là mảnh đất “chôn nhau, cắt rốn” của vị thần tiêu biểu của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Cùng với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản, đền Lăng Sương còn thờ Thánh Mẫu – người có công sinh ra Thánh Tản. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đây đã hòa cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu chung của người Việt như Mẹ Âu Cơ, Đất Mẹ, Mẹ Nước…

Đền chính gồm 3 gian đại bái và 3 gian hậu cung. Trong tòa đại bái có xây bệ thờ tượng Cao Sơn và Quý Minh là bộ tướng có công giúp Tản Viên dẹp giặc Thục. Tòa hậu cung bài trí long ngai thờ Thánh Mẫu Đinh Thị Đen (mẹ của Tản Viên) và thờ đức Thánh Tản. Trong tòa hậu cung còn thờ Thánh phụ Tản Viên là ông Cao Hành, bà dưỡng mẫu (mẹ nuôi) là Ma Thị và công chúa Ngọc Hoa (vợ Tản Viên). Cách khu đến Lăng Sương khoảng 50 mét về phía Đông Bắc, tương truyền có ngôi mộ của Thánh Mẫu và đã được xây dựng thành lăng tẩm.

4 Chùa Đô Mỹ – Thanh Hóa

Chùa Đô Mỹ được xây dựng ở xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa vào thời Khải Định (theo lời thầy Thích Đàm Hưng, trụ trì chùa). Ngôi chùa này được nhiều người dân ví von rằng, chỉ cần đến chùa thành tâm cầu nguyện thì sẽ “cầu được ước thấy”.
Có rất nhiều điều kỳ bí xoay quanh ngôi Đô Mỹ mà người dân xung quanh vùng không thể lý giải được. Chỉ biết rằng nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn về đường con cái đến hành lễ, ăn chay niệm Phật sinh được con, đến những đồ vật trong chùa bị mất cắp nhưng sau đó đều được hoàn trả lại vị trí cũ…

5 Đền Sình – Hải Dương

Đền Sinh thờ thần Phi Bồng là con của đôi vợ chồng trên vì những chiến công hiển hách. Đền tọa lạc trên sườn núi Ngũ Nhạc, xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, Hải Dương. Nghi thức cầu tự tại đền Sinh bắt nguồn từ thế kỷ thứ VI và được lưu truyền đến tận ngày nay. Theo đó, trong đền có một phiến đá là Đức Thánh mẫu Thạch Bàn, đá cao chừng 3m, rộng khoảng 5m có hình dáng như người phụ nữ đang nằm ngửa lúc lâm bồn. Người vô sinh hiếm muộn đến đây cầu con đều sờ vào phiến đá với mong muốn xin được phước lành.
Chuyện kể rằng, xưa có hai vợ chồng Chu Thức và Hoàng Thị Ba hiếm muộn, đã bước sang tuổi ngũ, lục tuần mà vẫn chưa có con nối dõi. Một hôm, hai người hai người ngủ tại chùa thì mộng thấy một vị sứ giả đến ứng mộng . Một thời gian sau, bà Ba có thai, sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên Hiên, hiệu Phúc Uy. Lớn lên, người này làm được rất nhiều việc lớn, phò vua giúp nước… nên được lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn, gọi là Phi Bổng.

6 Chùa ông – TP.HCM

Chùa Ông còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán hiện tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, thuộc phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Hàng năm lễ cúng Quan Đế được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 (âm lịch) và rằm tháng Giêng (lớn nhất). Ngoài ra, còn các lễ cúng Bà Thiên Hậu, Phúc Đức chính thần, v.v… Đây không chỉ là nơi chiêm bái của người Hoa gốc Triều Châu ở vùng Sài Gòn, mà còn là một công trình có giá trị về kiến trúc và nghệ thuật ở nửa cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN