Top 6 ngôi chùa cổ linh thiêng có nhiều du khách nhất Bình Thuận

0
1045
Vật Phẩm Phong Thủy

Nghệ thuật trang trí điêu khắc tại các chùa, nhất là ở các chùa cổ là một trong những vốn văn hóa Phật giáo được lưu giữ qua nhiều thế hệ thể hiện trên những pho tượng, các mảng phù điêu đến các bài vị, hoành phi, câu đối đến nay vẫn còn nguyên giá trị lịch sử. Có thể thấy một bộ phận quan trọng cấu thành di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh ở Bình Thuận là những ngôi chùa.

1 Chùa Núi ( Chùa Tà Cú )

Núi Tà Cú cao 649m, chùa Núi Tà Cú nằm lưng chừng núi ở độ cao hơn 400m. Chùa Núi được xây dựng năm 1879, nhưng trước đó nhiều năm đã có chùa thờ Phật bằng mái tranh vách đất. Chùa Núi do nhà sư Trần Hữu Ðức trụ trì, nơi xây dựng chùa do nhà sư chọn, ở đó quanh năm có cây xanh, suối chảy, chim vượn ở ngay cạnh chùa. Về sau, một chùa nữa được xây ở phía dưới, chùa Dưới này có tên là Long Ðoàn và chùa cũ gọi là chùa Trên với tên gọi là Linh Sơn Trường Thọ, gọi chung là Chùa Núi.

Toàn thể cảnh chùa là một tổng thể kiến trúc bao gồm: Tam Quan, điện thờ, tượng Phật, tháp mộ, hang Tổ,… ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ xanh tươi bốn mùa.

Từ dưới chân núi, leo lên hàng trăm bậc tam cấp theo những con đường ngoằn ngoèo giữa rừng già mới đến chùa. Ở đây quanh năm không khí trong lành, mát mẻ, hơi nước toát ra từ núi đá với không khí mát lạnh hấp dẫn trong mùa hè. Nhiệt độ trung bình từ 18 đến 22 độ C. Phong cảnh hùng vĩ nên thơ của núi rừng làm cho chùa Núi càng thêm nổi tiếng. Ngoài ra, chùa Núi còn có pho tượng Phật nằm khổng lồ: “Thích Ca nhập niết bàn” nằm ở vị trí cao nhất cách chùa khoảng 100m. Tượng Phật này thuộc vào pho tượng Phật hiếm có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam và là bức tượng lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ. Tác phẩm do kỹ sư Trương Ðình Ý chủ trì vào năm 1962. Cách Pho tượng Phật nằm chừng 50m là nhóm Tam Thế Phật: A Di Dà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Ðại Thế Chí, cả 3 pho tượng đều có chiều cao khoảng 7m.

Núi Tà Cú xưa kia là một ngọn núi lửa thuộc đệ nhất nguyên đại nên trong đất có vàng sa khoáng và sulfur, trong nước suối có hoạt chất của các loại rễ cây thuốc như ngũ gia bì, thần xạ, đỗ trọng bắc… rất tốt để chữa một số bệnh.

2 Cổ Thạch Tự ( Chùa Hang )

Theo vị sư già Thích Quảng Đức trụ trì ở chùa đá xưa, dưới Triều Nguyễn khoảng cuối thế kỷ XIX, thì chùa Hang thuộc Bình Thuận phủ, Tuy Phong huyện, Bình Thạnh thôn, nay là xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Chùa cách thị xã Phan Thiết 98km về phía Bắc, cách thị trấn Liên Hương 8km về phía Đông. Phía Đông Nam của chùa giáp với biển Đông, ba mặt còn lại là rừng núi và những dải đá nguyên sinh tuyệt đẹp. Cổ Thạch Tự mang một vẻ đẹp nguyên sơ độc đáo, gối đầu trên vùng đồi núi với hàng ngàn phiến đá và hang động muôn màu đa dạng vô cùng huyền bí. Nơi đây quanh năm chan hòa ánh nắng, khí hậu mát mẻ trong lành được chắt lọc bởi những luồng gió biển mặn mà, mát lạnh. Tất cả tạo nên một thiên cảnh trầm lặng lý tưởng cho việc tu hành của các nhà sư và trở thành điểm du lịch thú vị cho người phàm trần.Ngược dòng thời gian trở về những năm 1835 – 1836, lúc ấy có vị Thiền sư Bảo Tạng tìm đến Bình Thạnh lấy việc đạo hạnh, tu tịnh để cứu vớt người đời khỏi bể trầm luân trong lúc xã hội phong kiến Triều Nguyễn nhiễu loạn quá nhiều mâu thuẫn. Ông đã chọn địa điểm khai lập nên Cổ Thạch Tự và trụ trì nơi đây 5 năm. Sau đó, vị Thiền sư giao chùa cho các đệ tử trông coi, ông tiếp tục độc hành vào phía Nam của tổ quốc và dừng chân ở miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu). Để tưởng nhớ công lao của vị Thiền sư Bảo Tạng có công khai sơn lập nên Cổ Thạch Tự, nhà chùa lấy ngày 25.05 làm ngày giỗ Tổ hàng năm. Gần 170 năm đã trôi qua, Cổ Thạch Tự từ một thảo am nhỏ đã được tôn tạo theo thời gian và mở rộng thêm một số công trình phụ cảnh để phục vụ cư dân bản địa và khách du lịch. Vẻ đẹp thiên nhiên hiếm có của chùa từ lâu đã trở nên nổi tiếng được nhiều người khắp nơi biết đến, khách du lịch thường xuyên hành hương về chùa viếng Phật và tham quan.

3 Linh Quang Tự

Xây dựng từ thời Hậu Lê, được trùng tu lớn vào thời nhà Nguyễn, chùa Cao tên chữ “Linh Quang Tự” với gần 200 năm lịch sử, là một trong những di tích lịch sử quan trọng đang được bảo tồn tại làng Sen Hồ, xã Thái Hòa, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nằm trên đồi cao với diện tích 2885m2 cách trung tâm Huyện 25 cây số, nghệ thuật điêu khắc trong chùa Linh Quang Tự mang đặc trưng của Triều Nguyễn với các đường nét mỹ thuật tinh xảo, hầu hết là nghệ thuật đắp, nặn. Kiến trúc chùa theo hình chữ Đinh gồm 5 gian toàn tiền đường và 3 gian tòa thượng điện với diện tích 150,70m2. Trong chùa hiện nay còn lưu giữ các hiện vật: 12 pho tượng tròn bằng gỗ, 22 pho tượng tròn đắp nặn, bốn bức hoành phi gỗ, 5 đôi câu đối, 1 chuông đồng, 11 bát hương sứ sành các loại, 3 mâm bồng gỗ, 4 cây đèn gỗ, 2 ống hoa gỗ, 1 bàn để tượng Sư tổ. Tổng số hiện vật còn lại tại chùa gồm 65 hiện vật, tất cả các hiện vật đều được sơn thiếp.
Đặc biệt nhất quả chuông đồng đang được lưu giữ tại chùa được đúc vào năm Mậu Tý dưới Triều vua Minh Mệnh thứ 9 năm 1828. Chuông cao 90 cm, quai chuông 25 cm, đường kính rộng 52 cm, trên thân có khắc chữ tên chùa Linh Quang Tự – Hoàng Triều Minh – Mậu Tý. Không những vậy chùa còn hai cột đồng trụ nguy nga tráng lệ, trạm khắc phù điêu Long cuốn Thuỷ – Rồng Chầu Phục. Thân cột đồng trụ xây vuông, lên trên tạo thành ô đèn, mặt các ô được đắp “Tứ linh”, trên cùng đắp thành hình quả giành với 4 lá lật, cách diện thành bốn con phượng chầu ra bốn phía. Tất cả cảnh quan bài trí thờ tự trong nội thất, tạo thành bức tranh tuyệt tác linh nghiêm, có nội dung sâu sắc, hình thức hài hòa, làm nổi bật nội dung chùa Cao – nơi thờ Phật và cầu Phật. Chùa Cao là một dấu ấn, đánh dấu một thành tựu về văn hóa, nghệ thuật của quê hương đất nước.

4 Linh Sơn Tự

Sự tích ra đời của Linh Sơn tự được lưu truyền trong dân gian: đầu thế kỷ XIX một nhà sư từ miền Trung vào, không biết vì lý do gì đã ẩn vào một hang đá trong rừng. Dân làng đi rừng phát hiện được tiếng tụng kinh ở hang đá vọng ra. Biết mình bị lộ, nhà sư bỏ hang đá ra đi để lại một tấm bản đồ chỉ dẫn vị trí xây cất Linh Sơn tự Bình Thuận. Theo đó dân làng đã chuyển vật liệu lên xây chùa. Vị trí xây dựng chùa thật lý tưởng: cảnh núi rừng âm u, yên tĩnh tạo nên sự thanh tịnh của giới tu hành. Xung quanh các đỉnh núi tạo nên tả thanh long, hữu bạch hổ, nhiều hang đá tự nhiên hình hàm ếch, hàm rồng, giếng rún rồng không bao giờ cạn nước, hang Tổ… Những hang động có sẵn của tự nhiên mà y như có sự sắp đặt của bàn tay con người.
Thời chống Pháp, thực hiện tiêu thổ kháng chiến, dân làng đã dời tượng Phật vào giấu ở trong hang đá và phá dỡ Linh Sơn tự Bình Thuận; mãi đến năm 1986 – 1987, mới có điều kiện xây dựng lại ngôi chùa trên nền xưa. Trước đó vài năm, nhà sư già Phạm Hành đào đất trồng chuối cạnh tảng đá “Voi phục” trước chùa, lỡi cuốc đụng phải một chiếc ấn đúc bằng đồng màu đen, nặng 650gram, ấn có hình chữ nhật, chiều dài 9,8cm, rộng 6,5cm bên trên có núm tròn để cầm. Phía lưng ấn có 15 chữ Hán khắc chìm chia thành 2 dòng hai bên núm ấn. Dòng bên phải khắc 10 chữ với nội dung: “Trung nghĩa vệ, Trung thắng tứ hiệu quán quân sứ”. Dòng bên trái khắc 5 chữ: “Tân Hợi niên đông tạo”. Dưới mặt ấn có 10 chữ khắc theo lối chữ triện; hai dòng hai bên, mỗi bên 3 chữ và dòng ở giữa 4 chữ. 10 chữ trên mặt ấn trùng với 10 chữ trên lưng ấn. Về niên đại với 5 chữ: “Tân Hợi niên đông tạo” có thể biết chiếc ấn làm vào năm Quang Trung thứ tư (1791) (Ở Bảo tàng lịch sử Hà Nội hiện lưu giữ 2 quả ấn tương tự như chiến ấn Quang Trung tìm thấy ở Linh Sơn Tự. Chiếc thứ nhất đúc năm Quang Trung thứ tư với 9 chữ Hán “Suất cùng cư quan hệ ngũ hiệu đô ty”.).

Trước đó vài năm, nhà sư già Phạm Hành đào đất trồng chuối cạnh tảng đá “Voi phục” trước chùa, lưỡi cuốc đụng phải một chiếc ấn đúc bằng đồng màu đen, nặng 650gram, ấn có hình chữ nhật, chiều dài 9,8cm, rộng 6,5cm bên trên có núm tròn để cầm. Phía lưng ấn có 15 chữ Hán khắc chìm chia thành 2 dòng hai bên núm ấn. Dòng bên phải khắc 10 chữ với nội dung: “Trung nghĩa vệ, Trung thắng tứ hiệu quán quân sứ”. Dòng bên trái khắc 5 chữ: “Tân Hợi niên đông tạo”. Dưới mặt ấn có 10 chữ khắc theo lối chữ triện; hai dòng hai bên, mỗi bên 3 chữ và dòng ở giữa 4 chữ. 10 chữ trên mặt ấn trùng với 10 chữ trên lưng ấn. Về niên đại với 5 chữ: “Tân Hợi niên đông tạo” có thể biết chiếc ấn làm vào năm Quang Trung thứ tư (1791) (Ở Bảo tàng lịch sử Hà Nội hiện lưu giữ 2 quả ấn tương tự như chiến ấn Quang Trung tìm thấy ở Linh Sơn Tự. Chiếc thứ nhất đúc năm Quang Trung thứ tư với 9 chữ Hán “Suất cùng cư quan hệ ngũ hiệu đô ty”.). Linh Sơn tự còn lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị như chuông đồng, tượng nhà sư Bửu Tạng, tượng Địa tạng v.v… Mặc cho đường sá xa xôi, nhưng hàng ngày vẫn có nhiều đoàn khách từ các nơi đến chiêm ngưỡng cảnh núi rừng, ngắm cảnh chùa và tận hưởng không khí mát mẻ trong lành của Linh Sơn Tự.​

5 Chùa Phật Quang

Xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XVIII, tọa lạc ở thôn Minh Long nay là phường Hưng Long, thị xã Phan Thiết. Khuôn viên của chùa Phật Quang tương đối lớn, bên trong bao gồm một tổng thể kiến trúc, cổng tam quan, chùa Tổ, chánh điện và hệ thống các công trình phụ nối liền giữa chùa Tổ và chánh điện. Mặt chính của chùa quay về hướng Nam. Di sản đặc biệt được các nhà sư gìn giữ qua nhiều thế hệ là chiếc đại hồng chung lớn bằng đồng chạm khắc đẹp, tinh tế và 4 mặt chuông khắc địa danh, lịch sử chùa cũng như niên đại; chuông được đúc vào năm Canh Ngọ 1750 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Một số hiện vật khác là những bản khắc gỗ tạo nên bộ kinh Pháp hoa với 118 bản. Đa phần trong 118 bản khắc cả hai mặt bằng chữ Hán sắc nét bao gồm 60 vạn lời, trong đó có 7 bản khắc họa hình ảnh Đức Phật thuyết pháp.

Bộ kinh Pháp hoa hoàn thành vào năm 1734 mà bản khắc cuối cùng có ghi rõ đã hoàn thành vào ngày mùng một tháng tư, năm Long Đức thứ ba vào Giáp Dần. (Long Đức là niên hiệu của vua Lê Thuần Tông (1732 – 1735) đời nhà Hậu Lê). Bộ kinh do hai khất sỹ Ninh Dung và khất sỹ Thiết Huệ hiệu là Khánh Tài chủ trương xin phép khắc. Cũng trong bản khắc cuối cùng của bộ kinh ghi công của 6 người đứng ra quyên góp và cúng tiền, người đứng ra in, nhiều người cúng gạo cơm và đặc biệt ghi công của hai vị thiền sư cùng 12 phật tử khắc trong thời gian 28 năm mới hoàn thành bộ kinh này. Trong số những ngôi chùa cổ ở Bình Thuận, chùa Phật Quang, ngoài kiến trúc và nội dung chứa đựng nhiều di sản văn hóa nói chung và văn hóa Phật giáo, còn có hoa viên với nhiều cảnh đẹp thơ mộng, êm dịu.​

6 Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu do những thương gia người Hoa xây dựng tại Phú Hài. Thiên Hậu cung phả ghi chép rằng: Những thương gia người Hoa sang Việt Nam giao thương thường vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và ghé vào các cửa biển để lên các chợ ven sông buôn bán. Tại Phan Thiết, các thương gia thường ghé vào biển Phú Hài đến chợ Dinh. Hầu hết các thương gia buôn bán đều lập trang thờ bà Thiên Hậu trên ghe để được bà phù hộ bình an. Năm 1995, Quan Đế Miếu Phan Thiết xin phép chính quyền địa phương xây dựng lại ngôi chùa trên nền đất cũ. Ngày 27/3/2003, Chùa Bà khởi công xây dựng lại hoàn tất với đền chính và hai đền phụ. Chùa Bà Thiên Hậu hôm nay nằm giữa khung cảnh yên bình, xung quanh là những đồi cát trắng và rừng dừa, hàng ngày chào đón rất đông khách tham quan và người dân trong vùng đến viếng.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN