Top 6 địa điểm du lịch mà bạn nên đến khi tới Lai Châu

0
1084
Vật Phẩm Phong Thủy

Từ lâu, Lai Châu đã nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử đặc sắc, danh lam thắng cảnh đẹp và vô số khu vui chơi thú vị. Và top những địa điểm du lịch Lai Châu dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết cho du khách những điểm đến nổi tiếng mà không ai có thể bỏ qua khi đến tham quan thành phố xinh đẹp này.

1. Đèo Ô Quý Hồ
Nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh. Do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ, tuy nhiên du khách tour Sapa 3 ngày 2 đêm đến Tây Bắc Việt Nam thường biết đến đèo dưới tên Ô Quy Hồ. Tương truyền ở vùng núi này, trước hay hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Từ đó, theo thời gian chính tiếng kêu ô quy hồ của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo hoang dại ở độ cao gần 2000m này.
Được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc, Ô Quy Hồ là điểm đến khiến bất cứ dân phượt nào cũng muốn chinh phục.
Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên (do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn) hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ. Nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quý Hồ nối liền Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh này, trong đó 2/3 quãng đường thuộc địa phận huyện Tam Đường, Lai Châu; 1/3 còn lại nằm ở phía Sa Pa, Lào Cai. Đây có lẽ là một con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam, với chiều dài lên tới gần 50 km dài hơn cả đèo Pha Đin (dài 32 km, nằm ở ranh giới tỉnh Sơn La và Điện Biên) hay đèo Khau Phạ (gần 40 km, thuộc Yên Bái). Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến đèo được mệnh danh không chính thống là “vua đèo vùng Tây Bắc”

2. Pu Sam Cap
Cách thị xã Lai Châu chừng 6 km về phía tây, đường lên cao nguyên Sìn Hồ có dãy núi đá vôi hình thành từ kỷ nguyên kiến tạo, dạng địa hình Kast tạo nên hệ thống hang động trong lòng núi với nhiều nhũ đá kỳ ảo. Vùng núi đá này có tên Pu Sam Cáp, nghĩa là ba quả núi lớn chồng lên nhau.

Trước đây, Pa Thơm là hang động duy nhất được tìm thấy tại tỉnh Điện Biên. Tháng 7-2006, người dân tỉnh mới Lai Châu đã khám phá ra một quần thể hang động kỳ vĩ nằm sâu trong vùng rừng núi từ hàng ngàn năm qua.

Quần thể hang động Pu Sam Cáp gồm 3 động: Thiên Môn, Thiên Đường và Thủy Tinh; nằm cách thị xã Lai Châu chừng 7km men theo đường tỉnh lộ 129 đi Sìn Hồ. Hoang sơ, huyền bí, động Thiên Môn hiện ra với vòm cửa lớn, trong sâu hun hút. Dò dẫm trong khoảng tối huyền bí ấy ta như cảm nhận được hơi lạnh từ đá toả ra, sự hứng thú trên mỗi bước chân với trò đùa của màn đêm.

Từng giọt nước từ nhũ đá nhỏ xuống nghe tí tách, có khi rơi vào mặt, vào tóc du khách tạo cảm giác như đi trong cơn mưa đầu mùa hạ. Khi đến trung tâm động Thiên Môn, du khách sẽ ngỡ ngàng bởi vòm hang cao, rộng, nền động như mặt hồ gợn sóng với hàng nghìn nền bĩ nhũ.

3. Huyện Sìn Hồ
Sìn Hồ là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, nằm cách thành phố Lai Châu khoảng 60 km về phía Tây. Toạ độ địa lý trong khoảng từ 22002′ đến 22037′ vĩ độ Bắc và từ 102056’ đến 103024’ kinh độ Đông. Phía Đông Bắc giáp huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu); phía Đông giáp thành phố Lai Châu và huyện Tam Đường; phía Đông Nam giáp huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu); phía Tây giáp huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu); phía Nam giáp huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) và huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La); phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Có tổng diện tích tự nhiên 1.526,96 Km2; diện tích đất nông nghiệp 26.562,3 ha; đất lâm nghiệp 74.678,3 ha; đất chuyên dùng 1.580,7 ha; đất ở 914,4 ha. Là huyện có địa hình tương đối phức tạp, nhiều núi cao, độ dốc lớn, chia cắt mạnh bởi nhiều khe sâu.

Huyện Sìn Hồ có 22 đơn vị hành chính, gồm: Thị trấn Sìn Hồ và 21 xã (Phăng Sô Lin, Tả Phìn, Xà Dề Phìn, Tả Ngảo, Làng Mô, Tủa Sín Chải, Chăn Nưa, Pa Tần, Hồng Thu, Phìn Hồ, Ma Quai, Lùng Thàng, Nậm Tăm, Nậm Cha, Noong Hẻo, Pu Sam Cáp, Pa Khóa, Căn Co, Nậm Cuổi, Nậm Mạ, Nậm Hăn). Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Sìn Hồ. Huyện có tổng chiều dài đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc dài 12 km thuộc địa phận xã Pa Tần, nên huyện Sìn Hồ có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh – quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới Quốc gia.

Tổng dân số của huyện là 80.300 người (tính đến ngày 31/12/2016); gồm 14 dân tộc: Kinh, Thái, H’Mông, Dao, Lự, Khơ Mú, Lào, Giáy, Kháng, Hoa và các dân tộc khác cùng sinh sống, trong đó: Dân tộc Thái chiếm 30,40%; dân tộc H’Mông chiếm 33,31%; dân tộc Kinh chiếm 6%; dân tộc Dao chiếm 22,37%; dân tộc Lự chiếm 4,49%; dân tộc Kháng chiếm 0,93%; dân tộc Khơ Mú chiếm 0,90%; dân tộc khác chiếm 1,6%.

4. Bản Nà Luông
Phong cảnh đẹp cùng những phong tục, tập quán sinh hoạt đặc trưng của dân tộc Lào, vì vậy mà thu hút khách đến bản Nà Luồng. Hiện nay, một vài nhóm nhỏ lẻ đi khám phá Tây Bắc, họ yêu vẻ đẹp tự nhiên, lối sống đặc trưng của mình cộng với bản sắc vốn có. Ngoài ra, còn có những đoàn khảo sát với sự giới thiệu của ngành du lịch địa phương.

Khi đến bản Nà Luồng, bạn đừng phàn nàn về đường xá nhé! Ở đây những con đường đi lại trong bản còn khá lầy lội. Những hướng dẫn viên từng đưa khách đến đây đều chung nhận xét: Bản Nà Luồng phù hợp với phát triển du lịch khám phá, du lịch cộng đồng.

Đầu tiên là hệ thống hạ tầng cơ sở. Hôm nào trời khô ráo, đi lại thuận tiện, còn hôm mưa, đường vào bản bùn lầy. Ngành du lịch và chính quyền địa phương cần hỗ trợ, hướng dẫn bà con làm đường, bảo đảm cảnh quan và vệ sinh môi trường.

Ở bản chưa có người hướng dẫn hay giới thiệu những nét đặc trưng về bản. Nếu đến đây, bạn sẽ phải tự tìm hiểu hoặc hỏi những người dân bản. Do đó, hãy làm quen, nói chuyện nhiều với người dân địa phương để biết được những nét đặc sắc về phong tục, tập quán… của người Lào.

5. Bản Vàng Pheo

Chỉ cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 30km. Cùng với vị trí thiên thời địa lợi và năm ngay ở bên núi Phu Nhọ Khọ, một ngọn núi được ví như một mỹ nhân diễm lệ. Đồng thời đây cũng là nơi giao thoa giữa hai dòng suối là Nậm Lùm và Nậm So. Người dân tộc Thái ở Vàng Pheo rất hiếu khách và nhất là bạn sẽ được thử cảm giác sống trong những ngôi sàn cổ và thưởng thức những món ăn đậm đà hương vị của nơi đây.

6. Thác Tác Tình

Cách trung tâm thành phố Lai Châu 30km về phía Đông Nam và từ quốc lộ 4D trên ngã 3 của thị trấn Bình Lư du khách sẽ phải vượt qua 2km đoạn đường gập gềnh và gấp khuỷu để đến với chân thác. Tại đây bạn sẽ phải trầm trồ ngạc nhiên trước vẻ đẹp tuyệt mỹ của nơi đây, thác Tác Tình được hiện ra giống như một bức tranh sức thủy hữu tình thơ mộng ở giữa núi rừng Tây Bắc.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN