Hãy tạo cho mình thói quen đọc sách thường xuyên. Đọc sách giúp chúng ta giảm căng thẳng, kích thích trí não,.. và hơn hết đó là giúp chúng ta ngẫm lại những việc mình làm là đúng hay sai,.. rất nhiều lý do để bạn lên đọc sách. Topxephang.com chia sẻ với các bạn 8 tác phẩm văn học nước ngoài thuộc thể loại nhân vật văn học được mua nhiều nhất hiện nay
1 Botchan – Cuộc Nổi Loạn Ngoạn Mục
Bối cảnh câu chuyện xảy ra ở miền nam nước Nhật, nơi tác giả từng dạy toán tại một trường nam sinh trong vài năm. Bước vào một thế giới đầy bảo thủ với những khuôn phép định sẵn, lối cư xử khách sáo, hình thức cùng sự phân biệt trật tự, thứ hạng cứng nhắc đã khiến cho nhân vật Botchan – đến từ một thành phố lớn, vốn là một thanh niên thẳng thắn, nóng tính – không tôn trọng, không hòa hợp được với những người lớn hơn cũng như đám học trò ngỗ nghịch của mình. Và điều đó dẫn đến kết quả tất yếu là những cuộc xung đột lớn, nhỏ không ngừng diễn ra. Phần lớn câu chuyện xảy ra vào mùa hè, trong tiếng ve râm ran và những yếu tố, hình ảnh khác giúp Botchan trở thành một quyển sách thú vị dành cho mùa hè. Sự giản dị, mộc mạc cũng là một điểm hấp dẫn không thể phủ nhận của Botchan.
2 108 Nhà Văn Thế Kỷ XX – XXI
Nằm trong loạt sách tư liệu, phổ biến kiến thức phổ thông cho đông đảo bạn đọc mà Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây đã và đang đang tiếp tục thực hiện, với đối tượng chính là các bạn đang học, nghiên cứu, tìm hiểu văn học thế giới cũng như các bạn đọc yêu văn chương nói chung, tập sách 108 nhà văn thế kỷ XX-XXI giới thiệu tiểu sử, sự nghiệp và đặc điểm sáng tác của các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch nổi tiếng nhất thế giới thế kỉ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI.
Con số 108 ở đây vừa là con số làm việc, nằm trong bộ sách 108… vừa cũng như mọi số ước lệ khác, có thay đổi, được nâng lên khi có điều kiện.
Cuối mỗi tác giả có tiểu mục Một số bản dịch tiếng Việt nhằm cung cấp cho bạn đọc thông tin về những tác phẩm đáng chú ý đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt để tìm đọc, đồng thời cũng là một cách sơ bộ kiểm kê tình hình dịch thuật văn chương ở nước ta đến thời điểm này.
3 Các Nhà Văn Đoạt Giải Nobel
Giải Nobel văn học hàng năm, với trị giá lên đến 10 triệu cuaron, tức gần 1,5 triệu USD (tương đương 30 tỉ đồng Việt Nam, tỉ giá năm 2010), được coi là giải văn chương có uy tín nhất trên thế giới hiện nay.
Tính đến năm 2010, đã có 107 nhà văn, nhà thơ ở đủ các châu lục được nhận giải thưởng danh giá này. Nhiều tác phẩm thơ, văn của họ đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam. Đáp ứng nhu cầu của bạn đọc nước ta tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của những ngôi sao văn chương này cũng như đáp ứng việc học và tìm hiểu của các em học sinh đang học trong nhà trường và các bạn đọc phổ thông, nhất là các bạn không ở các đô thị lớn, chúng tôi biên soạn cuốn sách về Các nhà văn đoạt giải Nobel này. Ở đây, những người biên soạn cũng giới thiệu tất cả các nhà văn đoạt giải Nobel văn chương hơn 1 thế kỉ qua, nhưng được biên soạn hết sức ngắn gọn, súc tích, bảo đảm đầy đủ và chính xác những thông tin khái quát và cô đọng về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của mỗi tác giả, nêu lên những tác phẩm chính, đồng thời kèm theo những hình ảnh minh hoạ để cuốn sách thêm phần sinh động, hấp dẫn.
4 Hoàng Cầm – Hồn Thơ Độc Đáo
Các bài viết tập hợp vào đây đề cập toàn bộ cuộc đời và văn nghiệp Hoàng Cầm. Đặc sắc sáng tạo của ngọn bút Hoàng Cầm, ý nghĩa đa dạng, đa diện tiềm ẩn trong sáng tác của Hoàng Cầm được độc giả cảm nhận, được nhà nghiên cứu phê bình phân tích diễn giải, – đó là những nội dung chính của tập sách này.
Do chỗ các bài viết về Hoàng Cầm và thơ văn Hoàng Cầm tập hợp vào sách này đều xuất hiện từ những năm 1990 đến đầu những năm 2010, nên cũng có thể gọi đây là một bộ sưu tập “Đọc Hoàng Cầm 1990-2010”.
5 Cuộc Đời Galilei
Gần nửa thiên niên kỷ qua, sự nghiệp của nhà khoa học vĩ đại Galileo Galilei (1564-1642) luôn là đề tài lớn của hầu hết mọi loại hình nghệ thuật trên thế giới. Một trong những tác phẩm để lại tiếng vang lớn nhất phải kể đến là vở kịch Cuộc đời Galilei của Bertolt Brecht – nhà soạn kịch đa tài người Đức. Kể từ lần đầu công diễn ở nhà hát Zürich (Thụy Sĩ) vào năm 1943 cho tới nay, tác phẩm chưa bao giờ mất đi sức hấp dẫn và tính thời sự nhờ khả năng khắc họa nhân vật đặc sắc, lời thoại dí dỏm, kết cấu chặt chẽ, lối kể chuyện cuốn hút của Bertolt Brecht. Sau sáu mươi năm với vô vàn biến cố lịch sử thế giới, những vấn đề Bertolt Brecht đặt ra vẫn còn nguyên giá trị: Làm thế nào để khoa học có thể phục vụ con người? Nhà khoa học hành xử ra sao trước những thế lực thù địch? Galilei vẫn ở bên chúng ta như thế nào trong sự phát triển của khoa học ngày nay?
Cuộc đời Galilei là tác phẩm nổi tiếng bậc nhất của Bertolt Brecht. Vở kịch đã được dựng ở khắp các nhà hát lớn trên thế giới, thu hút hàng triệu lượt người tới xem, có sức ảnh hưởng lâu bền trong lòng công chúng.
Bertolt Brecht (1898-1956) là nhà soạn kịch Mác-xít kiêm đạo diễn Đức lỗi lạc. Ngoài kịch, ông còn trước tác nhiều lý luận về lý thuyết sân khấu, phê bình kịch nghệ và rất nhiều bài thơ trữ tình nổi tiếng. Trong đó, Cuộc đời Galilei là tác phẩm quan trọng bậc nhất của ông.
6 Gian Truân Đời Thu Ngân
Nhân viên thu ngân ư? Chỉ là mấy cô ngồi một chỗ tính tiền, đưa hóa đơn cho khách. Điều này có thể đúng với những nhân viên thu ngân khác, trừ Anna Sam. Có bằng đại học chuyên ngành văn chương, chỉ cần qua vài phút tiếp xúc với khách hàng, cô nhân viên thu ngân này có thể bắt thóp được mấy lời dối trá, những phút lơ đãng, những thói quen kỳ cục và ngớ ngẩn nhất của khách hàng, thậm chí qua đó cô còn biết bản chất của từng vị khách. Bởi vì đối với cô ấy: “Hãy cho tôi biết bạn mua gì, tôi sẽ nói bạn là ai”.
Giọng văn hài hước, ngôn ngữ hiện đại, trẻ trung cùng những câu triết lí dí dỏm về cuộc sống, “Gian truân đời thu ngân” là lựa chọn đọc tuyệt vời cho cả những người không làm nghề thu ngân.
Anna Sam sinh năm 1979 tại Bretagne (Pháp). Những năm tháng tuổi thơ đắm chìm trong từng trang truyện tranh và tiểu thuyết đã nuôi dưỡng trong cô ước mơ trở thành nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng. Sau này, cô theo học chuyên ngành Văn học hiện đại nhưng để tự lập cô đi làm nhân viên thu ngân trong một siêu thị ở ngoại ô Rennes, rồi gắn bó trong suốt tám năm. “Gian truân đời thu ngân” là tập hợp những kinh nghiệm thực tế của Anna Sam, được cô viết trên blog để chia sẻ cùng bạn đọc, nhất là những đồng nghiệp với cô. Những bài viết đó đã được cộng đồng mạng đón nhận nồng nhiệt, đưa cuộc đời cô sang một hướng mới tươi đẹp hơn. “Gian truân đời thu ngân” hiện đã được dịch ra hơn hai mươi thứ tiếng.
7 Đường Sống – Văn Thư Nghị Luận Chọn Lọc
Cuốn sách mang tên chung là Đường sống – cái tên rất giàu ý nghĩa. Lev Tolstoi là người kiên trì theo đuổi học thuyết của mình, mà học thuyết đó, theo ông là một con đường sống cho sự phát triển của nhân loại. Học thuyết mà Lev Tolstoi theo đuổi và coi là con đường sống, khác với những con đường khác. Đường sống cũng là tác phẩm cuối cùng của Tolstoi, ra mắt độc giả sau khi ông đã qua đời. Đây là cuốn sách rất dày, tập hợp những danh ngôn, những châm ngôn của các hiền triết, các triết gia, các nhà tư tưởng lớn của thế giới, nói về tất cả các phương diện của cuộc sống, các lĩnh vực của cuộc sống, về đạo đức, về giáo dục, về tín ngưỡng, v.v… chia thành 32 chương, trong đây có một chương mà tám phần mười những châm ngôn đó là của Tolstoi, ông không ghi tên tác giả. Đó là lí do cuốn sách mang tên Đường sống, nhân dịp năm nay chúng ta kỉ niệm 100 năm ngày mất của nhà văn hoá Nga Lev Tolstoi, và đây là tác phẩm cuối cùng Lev Tolstoi để lại cho loài người. Tác phẩm này, theo nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh Cư, ngay ở Nga cũng không mấy người biết đến.
Về kết cấu cuốn sách, ban đầu, chúng tôi dự định chỉ giới thiệu một số tác phẩm nghị luận của Tolstoi. Nhưng sau đó, chúng tôi thấy thế thì không đủ, bởi vì Tolstoi không những là bậc thầy về văn nghị luận, mà ông là bậc thầy siêu đẳng của nghệ thuật thư từ. Đọc thư của ông nhiều khi thích hơn đọc văn của ông nhiều. Thư của ông sống động đến mức độ ta hình dung được ngay con người của ông. Trong kho lưu trữ của Tolstoi ở Moscow, hiện đang giữ hơn một vạn bức thư của Tolstoi và hơn năm vạn bức thư thập phương gửi đến cho ông, mà ông có trả lời hơn một vạn bức. Toàn bộ thư từ của Tolstoi được in trong Tổng tập Tolstoi, chiếm 31 tập trong 90 tập. Còn những thư từ của những người khác gửi Tolstoi thì lại được in rất rải rác, phải biết cách tìm mới tìm được ra. Nên chúng tôi thấy cần phải giới thiệu cả phần thư từ của Tolstoi để người đọc qua tiếp cận thư từ của Tolstoi sẽ hình dung được rõ hơn con người của ông, khí chất, tính khí của ông, những thiện cảm, ác cảm của ông; con người ông thể hiện qua thư từ rất rõ. Đặc biệt, Tolstoi rất gắn bó với Phương Đông, qua một con người đặc biệt của Phương Đông là Mahatma Gandhi – Thánh Gandhi, và chúng tôi biết một bộ sưu tập những thư từ giữa Tolstoi và Gandhi, nên cũng cố tìm bằng được bộ sưu tập đấy, và trong cuốn sách này có thể thấy toàn bộ thư từ giữa Tolstoi và Gandhi, bấy giờ Tolstoi đã là vĩ nhân, còn Gandhi thì trên thế giới này chưa ai biết đến, nhưng Gandhi đã tiếp thu tư tưởng của Tolstoi, đã lãnh đạo nhân dân của mình giành được độc lập theo con đường mà Tolstoi đã vạch ra; nên Gandhi suốt đời tôn sùng Lev Tolstoi là người thầy vĩ đại của mình. Qua những thư từ đấy, qua những lời phát biểu của Gandhi về Tolstoi, chúng tôi muốn để bạn đọc Việt Nam hiểu thêm thế nào là Tolstoi đối với thế giới, không phải chỉ với lĩnh vực văn học, mà đối với nhân loại, nên chúng tôi đưa phần thư từ của Tolstoi vào cuốn sách.
Ngoài ra, trong tác phẩm của ông, đến phút cuối cùng, chúng tôi cũng phải thấy là phải giành một phần cho những tư tưởng của Tolstoi về giáo dục. Ban đầu, chúng tôi thấy bộ sách này đã lớn rồi, nên định làm một cuốn sách riêng để giới thiệu những tác phẩm của Tolstoi về giáo dục. Nhưng rồi chúng tôi thấy, không biết đến bao giờ mới có thể làm được việc đó. Nên nhóm dịch giả đã thống nhất đưa vào cuốn sách này. Nhà giáo Vũ Thế Khôi rất nhiệt tình nhận dịch các tác phẩm của Tolstoi bàn về giáo dục. Trong khi những vấn đề về giáo dục hiện được nhận thức khá rõ đây là vấn đề quá nóng bỏng ở đất nước ta hiện nay. Chúng ta tham cứu được những tư tưởng về giáo dục của Tolstoi thì sẽ có thêm một hậu thuẫn chấn chỉnh nền giáo dục. Đây cũng cách đóng góp – mà nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh cư gọi là rất nhỏ nhoi của nhóm dịch, cho nền giáo dục nước nhà.
Tolstoi còn dành nhiều tâm huyết cho vấn đề đạo đức con người, liên quan chặt chẽ với vấn đề giáo dục. Ông đặt vấn đề là làm sao con người có một nền đạo đức đích thực, một nền đạo đức bất di bất dịch, không gì phá vỡ được. Tolstoi có hẳn một hệ quan điểm thế nào là đạo đức của con người và loài người, và làm thế thế nào để giữ và phát triển được điều đó. Đây là một trọng điểm trong cuốn sách này, nhóm dịch giả trong theo đuổi điều này trong quá trình tuyển chọn, dịch thuật các tư liệu về Tolstoi. Mọi phát biểu của Tolstoi về đạo đức của con người và loài người đều được đưa vào cuốn sách này.
Thứ ba, là những quan điểm của Tolstoi về khoa học chân chính, về khoa học công nghiệp. Chúng ta có thể đều biết, Tolstoi phê phán rất gay gắt nền văn minh hiện đại, khoa học hiện đại. Nhưng Tolstoi phê phán như thế nào, tinh thần phê phán của Tolstoi như thế nào, ông có phải là người cổ hủ, không hiểu biết gì mà phê phán hay không, hay ông theo đuổi một mục đích nào đó để phê phán nền khoa học hiện đại, và cả nền công nghệ hiện đại. Nền văn minh chúng ta đang sống hiện nay cũng bị Tolstoi phê phán rất gay gắt. Nhưng chúng ta phải gạt đi những nhận định, những phê phán gay gắt đấy, nhìn đằng sau những phê phán ấy, có những hạt nhân chân lý nào mà Tolstoi theo đuổi. Tôi thấy rằng, thời gian lịch sử trôi qua, chúng ta có thể bình tĩnh nhận định, tiếp thu tất cả những ý kiến phê phán và xây dựng của Tolstoi, cũng như đối với một tư tưởng rất quan trọng của Tolstoi về phi bạo lực, về lấy thiện trả ác. Tolstoi là người kiên trì xây dựng cho loài người con đường phát triển phi bạo lực, con đường phát triển đấu tranh không dùng ác để chống ác, không lấy ác để trị ác, mà chỉ lấy cái thiện để khắc phục cái ác. Tolstoi có quan niệm rất sắt đá rằng cái ác cũng như bóng tối, không thể dùng bóng tối để xua tan bóng tối, mà chỉ có thể dùng ánh sáng để xua tan bóng tối. Tolstoi kiên trì suốt đời, cổ vũ mọi người, viết thư cổ vũ từng cá nhân, hay đấu tranh với cái ác bằng con đường thiện.
8 Quách Tấn – Nguyễn Hiến Lê Những Bức Thư Đầm Ấm
Những bức thư đầm ấm gồm khoảng 300 bức thư viết tay của Nguyễn Hiến Lê và Quách Tấn gửi cho nhau từ năm 1966 đến 1984.
Những bức thư này được hai bậc trí thức chia sẻ với nhau cả về học thuật lẫn chuyện vui buồn trong cuộc sống. Đây là một tài liệu quý cho những ai yêu mến học giả Nguyễn Hiến Lê và nhà thơ Quách Tấn.
Học giả Nguyễn Hiến Lê được biết đến qua các công trình nghiên cứu và dịch thuật, trong đó có các tác phẩm đến nay vẫn còn thông dụng, như: Đắc nhân tâm, Liệt Tử và Dương Tử, Mạnh Tử, Lịch sử thế giới, Nguồn gốc văn minh, Sử ký Tư Mã Thiên, Đông Kinh Nghĩa Thục, Những cuộc đời ngoại hạng, Tự học để thành công, Làm con nên nhớ, Tương lai trong tay ta, Nghề viết văn, Chiến tranh và hòa bình…
Nhà thơ Quách Tấn thành danh cùng với nhóm Bàn thành tứ hữu (bốn người bạn ở thành Đồ Bàn) ở Bình Định trước năm 1945, gồm: Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên. Ông còn là tác giả của các công trình nghiên cứu: Nước non Bình Định, Xứ Trầm hương, Đào Tấn và hát bội Bình Định…