Top 10 trường đại học được đánh giá cao nhất hiện nay

0
1010
Vật Phẩm Phong Thủy

Với mục đích khuyến khích các trường đại học minh bạch hóa thông tin về cơ sở của mình cũng như đẩy nhanh quá trình đổi mới tiệm cận các chuẩn mực quốc tế, chúng tôi triển khai thực hiện sáng kiến giáo dục độc lập và phi lợi nhuận Xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.Lấy dữ liệu xếp hạng từ các trường đại học , chúng tôi sẽ đánh giá 10 trường đại học tốt nhất hiện nay trên cả nước.

1.Đại học Quốc gia Hà Nội

2.Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) là đại học công lập thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; thành lập ngày 24/9/1997; đến nay TDTU đã trở thành đại học Top 2 của Việt Nam và đang trên đường xác lập vị trí trong danh sách các đại học tốt nhất Châu Á.

Thông điệp TDTU về phương châm hành động của toàn thể giảng viên, viên chức và sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng là:

Không gì quan trọng hơn việc bảo đảm HIỆU QUẢ trong mọi hành động.

Không gì đáng quý hơn sự CÔNG BẰNG trong mọi ứng xử.

Không có gì đạo đức hơn TINH THẦN PHỤNG SỰ đất nước.


3.Học viện Nông nghiệp
*/ Tên học viện:

– Tên bằng tiếng Việt: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

– Tên bằng tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY OF AGRICULTURE

– Tên viết tắt: VNUA

*/ Tên trước đây:

– Trường Đại học Nông Lâm

– Học Viện Nông Lâm

– Trường Đại học Nông nghiệp

– Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội

– Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

*/ Năm thành lập: Ngày 12 tháng 10 năm 1956 theo Nghị định số 53/NĐ-NL của Bộ Nông Lâm

*/ Thời gian bắt đầu đào tạo khoá I: Năm 1956

*/ Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khoá thứ nhất: 24/12/1959

*/ Loại hình trường đào tạo: Trường trọng điểm quốc gia

I. Tầm nhìn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu đa ngành với chất lượng hàng đầu trong nước, tiên tiến trong khu vực về nông nghiệp và phát triển nông thôn, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam

II. Sứ mạng

Là trường trọng điểm quốc gia, Học viện Nông nghiệp Việt Nam không ngừng phấn đấu đạt chất lượng cao trong đào tạo, khoa học-công nghệ và phục vụ xã hội, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam văn minh, giàu, đẹp.

III. Nhiệm vụ

– Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và các trình độ khác;

– Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

– Chuyển giao công nghệ và phục vụ xã hội.

IV. Hệ thống giá trị cơ bản

– Định hướng theo con người và phục vụ xã hội

– Đáp ứng nhu cầu xã hội và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng

– Lấy chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu phấn đấu

– Coi trọng phẩm chất chính trị, kiến thức, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Học viện.


4.Đại học Đà Nẵng
Hiện Đại học Đà Nẵng có trên 55.400 sinh viên, học viên (chính qui và không chính qui, đại học và sau đại học), hơn 2.300 cán bộ, công chức, viên chức, giảng viên và người lao động, thực hiện đào tạo 21 chuyên ngành tiến sỹ, 35 chuyên ngành thạc sỹ, 121 chuyên ngành đại học (trong đó có 27 chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến và chương trình tinh hoa), 35 chuyên ngành cao đẳng và 13 ngành TCCN.
Bên cạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, với tư cách là một trung tâm khoa học, kỹ thuật, công nghệ ở miền Trung, Đại học Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn chuyên môn… kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong sản xuất và đời sống ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Trước những yêu cầu bức bách của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khu vực, sứ mạng của Đại học Đà Nẵng được cụ thể hóa như sau:

Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao với phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn tốt nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời tuyển chọn, đào tạo và cung cấp nhân tài cho đất nước.

Gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học, liên kết các hoạt động của nhà trường với sản xuất và các dịch vụ cộng đồng thông qua việc nghiên cứu ứng dụng và triển khai các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào giảng dạy, học tập và đời sống cộng đồng.

Đưa Đại học Đà Nẵng thực sự trở thành một đại học nghiên cứu có uy tín hàng đầu của Việt Nam, được xếp hạng cao trong hệ thống giáo dục đại học của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và thế giới, có mối quan hệ quốc tế rộng rãi trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để đào tạo lực lượng lao động có tính cạnh tranh cao, theo tinh thần Nghị quyết 33 của Bộ Chính Trị, Đại học Đà Nẵng chủ trương mở rộng qui mô đào tạo sau đại học kết hợp với phát triển nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo đại học chính qui và giảm dần qui mô đào tạo các hệ khác. Việc đào tạo nghề nghiệp đại trà cho số đông sẽ chuyển dần cho các cơ sở đào tạo ngoài công lập trong quá trình xã hội hóa giáo dục đại học.
Để thực hiện chủ trương trên, Đại học Đà Nẵng xác định mục tiêu lâu dài là phát triển thành đại học đẳng cấp quốc tế, được xếp hạng trong danh sách các trường đại học hàng đầu thế giới ở các ngành và lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Mục tiêu đến 2020, Đại học Đà Nẵng phấn đấu trở thành một cơ sở giáo dục đào tạo phát triển theo hướng đại học nghiên cứu, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực có chất lượng hàng đầu của Việt Nam và đến năm 2025 trở thành đại học nghiên cứu.
Với định hướng phát triển đó, trong bối cảnh nguồn lực đầu tư còn hạn chế, trong những năm qua, Đại học Đà Nẵng đã tập trung xây dựng các nhóm nghiên cứu-giảng dạy ở các chuyên ngành có thế mạnh. Việc tập trung đào tạo các cán bộ trình độ cao và đầu tư có địa chỉ cho các nhóm nghiên cứu-giảng dạy này đã tạo nên những bước chuyển biến rất tích cực trong nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học nhờ kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tại trường. Sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trung không dàn trải để lần lượt nâng cấp từng chuyên ngành sẽ giúp cho Đại học Đà Nẵng phát triển vững chắc theo kế hoạch chiến lược đã đề ra.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác quốc tế là hai hoạt động gắn kết chặt chẽ với công tác đào tạo tại Đại học Đà Nẵng. Các công trình nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học công nghệ mang tính ứng dụng thực tiễn, các bằng phát minh sáng chế của cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại Đại học Đà Nẵng đã góp phần đáng kể trong giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tế sản xuất và đời sống của nhân dân trong khu vực. Các hoạt động hợp tác quốc tế đã giúp cho Đại học Đà Nẵng đào tạo hàng trăm cán bộ giảng dạy các ngành, đồng thời hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, thông qua hoạt động này, Đại học Đà Nẵng đã nhanh chóng đổi mới chương trình giảng dạy cho phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của thế giới. Đại học Đà Nẵng cũng là điểm đến học tập của sinh viên các nước trong khu vực.
Đại học Đà Nẵng đang nỗ lực xây dựng cho mình một học hiệu chất lượng, phấn đấu trở thành một trong những đại học trọng điểm có uy tín hàng đầu ở Việt Nam, được xếp hạng cao trong hệ thống giáo dục đại học khu vực và thế giới.

5.Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Hiện nay, ĐHQG-HCM có 7 đơn vị thành viên: Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn, Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Trường đại học Kinh tế – Luật và Viện Môi trường – Tài nguyên.

Bên cạnh đó, ĐHQG-HCM còn có 26 đơn vị trực thuộc được tổ chức và hoạt động theo các chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ… ; đồng thời tương tác, bổ trợ lẫn nhau tạo nên sức mạnh hệ thống.

Về đào tạo, ĐHQG-HCM có: Khoa Y, Trường Phổ thông Năng Khiếu Trung tâm Đại học Pháp Viện đào tạo Quốc tế.

Về NCKH&CN, ĐHQG-HCM có: Viện John von Neumann, Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo và Thiết kế Vi mạch, Trung tâm MANAR Việt Nam, Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu, Phòng thí nghiệm Công nghệ Nano, Viện Quản trị đại học.

Về các đơn vị phục vụ đào tạo, NCKH&CN, ĐHQG-HCM có: Trung tâm Lý luận Chính trị, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh sinh viên, Thư viện Trung tâm, Nhà xuất bản ĐHQG-HCM, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo, Trung tâm Kiểm định chất lượng đào tạo, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Quỹ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Khảo thí Tiếng Anh, Khu Công nghệ phần mềm ĐHQG-HCM.

Ngoài ra ĐHQG-HCM còn có các đơn vị phục vụ công tác quản lý: Quỹ Phát triển ĐHQG-HCM, Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ, Trung tâm Quản lý và Phát triển Khu đô thị ĐHQG-HCM, Ban Quản lý Dự án Xây dựng ĐHQG-HCM, Ban Quản lý Dự án Xây dựng Ký túc xá sinh viên, Trung tâm Quản lý Ký túc xá, Trung tâm Dịch vụ và xúc tiến đầu tư.

Cơ quan hành chính của ĐHQG-HCM đặt tại phường Linh Trung – Thủ Đức. Hiện ĐHQG-HCM đang được xây dựng trên diện tích 643,7 hecta tại khu quy hoạch Thủ Đức – Dĩ An theo mô hình một đô thị khoa học hiện đại.

Với định hướng phát triển ổn định về quy mô đào tạo trình độ đại học đến 2015, ĐHQG-HCM đang đào tạo khoảng 55.000 sinh viên đại học chính quy, với 89 ngành/ nhóm ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, khoa học kinh tế, khoa học sức khỏe. Về đào tạo sau đại học, ĐHQG-HCM có 90 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, 77 ngành đào tạo trình độ tiên sĩ với khoảng 9.500 học viên cao học và 680 nghiên cứu sinh.

Về đội ngũ, năm 2015, ĐHQG-HCM có tổng cộng hơn 5.685 cán bộ – công chức với khoảng 2.677 viên chức giảng dạy, 1.443 viên chức hành chính và 928 cán bộ nghiên cứu. Trong đó gồm: 304 Giáo sư, Phó Giáo sư, 1.141 tiến sĩ, 2.133 thạc sĩ.

ĐHQG-HCM không ngừng nghiên cứu cải tiến nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đầu tư xây dựng đội ngũ, phát triển cơ sở vật chất nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó. .


6.Trường Đại học Cần Thơ
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có diện tích khoảng 4 triệu hécta đất tự nhiên với trên 17 triệu dân, là vùng sản suất nông nghiệp lớn nhất cả nước, được ví như vựa lúa của Việt Nam. Ngoài nguồn lương thực, ĐBSCL còn có nguồn lợi về cây ăn quả, thủy hải sản xuất khẩu với trữ lượng lớn và đa dạng về chủng loại. Đây là vùng đất mới trù phú, cảnh quan xinh đẹp, cây trái tốt tươi quanh năm.

Trong những năm qua, nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước đã tác động tích cực, làm đổi thay lớn về sản xuất và phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL mang lại sự thịnh vượng chung cho toàn vùng. Bước vào thiên niên kỷ mới, với yêu cầu Công nghiêp hóa – Hiện đại hóa đất nước, nhiều vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học, việc qui hoạch chiến lược phát triển của vùng đặt ra những câu hỏi bức bách cho các nhà khoa học và chính quyền các cấp tham gia nghiên cứu, lý giải nhằm đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực và tài nguyên phong phú, đa dạng của vùng.

Đại học Cần Thơ (ĐHCT), cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở ĐBSCL, là trung tâm văn hóa – khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường đã củng cố, phát triển thành một trường đa ngành đa lĩnh vực. Hiện nay Trường đào tạo 93 chuyên ngành đại học, 34 chuyên ngành cao học, 13 chuyên ngành nghiên cứu sinh và 02 chuyên ngành cao đẳng.

Nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trong vùng. Song song với công tác đào tạo, ĐHCT đã tham gia tích cực các chương trình NCKH, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá và xã hội của vùng. Từ những kết quả của các công trình NCKH và hợp tác quốc tế, Trường đã tạo ra nhiều sản phẩm, qui trình công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống và xuất khẩu, tạo được uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

ĐHCT tranh thủ được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương ĐBSCL trong các lĩnh vực đào tạo, hợp tác khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Trường đã mở rộng quan hệ hợp tác khoa học kỹ thuật với nhiều tổ chức quốc tế, trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới. Thông qua các chương trình hợp tác, năng lực quản lý và chuyên môn của đội ngũ cán bộ được nâng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, tài liệu thông tin khoa học được bổ sung.


7.Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là trường đại học đa ngành về kỹ thuật được thành lập ngày 15 tháng 10 năm 1956. Trường luôn là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam. Với nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trường đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng quý giá cho các cá nhân và tập thể Trường.

Tên tiếng Việt: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tên tiếng Anh: Hanoi University of Science and Technology

Địa chỉ: Số 01, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cơ sở vật chất:

Khuôn viên Trường có tổng diện tích 26 ha (lớn nhất trong các trường đại học khu vực nội thành Hà Nội)
Thư viện điện tử Tạ Quang Bửu với diện tích 37.000 m2, có thể phục vụ đồng thời 2.000 sinh viên với 600.000 cuốn sách, 130.000 đầu sách điện tử. Sinh viên được truy cập miễn phí CSDL từ các nguồn như Science Driect, Scopus…
Hệ thống 400 phòng học và phòng thí nghiệm, trong đó có 12 phòng thí nghiệm trọng điểm và đầu tư tập trung, phục vụ hiệu quả công tác đào tạo và nghiên cứu.
Toàn bộ giảng đường được trang bị đầy đủ điều hòa và thiết bị giảng dạy cùng với hệ thống wifi miễn phí trong khuôn viên Trường.
Trung tâm ký túc xá khang trang đáp ứng nhu cầu lưu trú của gần 4.500 sinh viên.
Khu liên hợp thể thao có diện tích 20.000 m2 với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, bao gồm: sân bóng, bể bơi, sân tennis tiêu chuẩn quốc gia và nhà thi đấu đa năng tiêu chuẩn Đông Nam Á.
Trung tâm Y tế hoạt động theo mô hình phòng khám đa khoa chăm sóc sức khỏe thường xuyên cho các cán bộ và sinh viên Trường.

NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ

THÀNH LẬP NĂM 1956
ĐÀO TẠO
Đào tạo trên 40.000 sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh
67 chuyên ngành đại học, 33 chuyên ngành cao học và 57 chuyên ngành tiến sĩ
HỢP TÁC
Hợp tác với trên 200 trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu khoa học và tổ chức Giáo dục của 32 quốc gia
500 cán bộ, sinh viên học tập, nghiên cứu, trao đổi quốc tế

8.Đại học Huế
Sau 60 năm xây dựng và phát triển, hiện nay, Đại học Huế có 08 trường đại học thành viên là: Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Nông lâm, Trường Đại học Nghệ thuật, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại ngữ; Trường Đại học Luật, 02 khoa trực thuộc: Khoa Giáo dục Thể chất, Khoa Du lịch; Phân hiệu tại tỉnh Quảng Trị; 6 trung tâm đào tạo, nghiên cứu, phục vụ, Viện nghiên cứu và Nhà xuất bản.

Là một trong 5 đại học quản lý theo mô hình 2 cấp của cả nước, Đại học Huế được Chính phủ xác định là một trong 14 đại học trọng điểm quốc gia. Nhiệm vụ chính của Đại học Huế là đào tạo cán bộ khoa học có trình độ đại học và trên đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.

Với mục tiêu phát triển đến năm 2020 là “Xây dựng Đại học Huế thành trung tâm đào tạo đại học và sau đại học đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc gia và khu vực; là trung tâm nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ mạnh về các lĩnh vực khoa học tự nhiêm xã hội – nhân văn, giáo dục, quản lý, nông nghiệp, y dược, kỹ thuật và công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội vùng và khu vực”, Đại học Huế mong muốn được hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong đào tạo, nghiên cứu khoa học với các đại học, các viện nghiên cứu, các đơn vị hữu quan và bạn bè đồng nghiệp trong nước và quốc tế.


9.Trường Đại học Duy Tân
Tọa lạc giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng, bên bờ biển Thái Bình Dương quanh năm đầy nắng ấm, Đại học Duy Tân đang từng ngày vươn lên cùng thành phố với khát vọng đổi mới theo hướng hiện đại. Được thành lập từ ngày 11/11/1994 theo Quyết định Số 666/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Đại học Duy Tân là trường Đại học Tư thục đầu tiên và Lớn nhất miền Trung đào tạo đa bậc, đa ngành, đa lĩnh vực.

Với những bước đi thiết thực và hiệu quả trong công tác dạy và học, Đại học Duy Tân đã tuyển sinh được 5 khóa Tiến sĩ, 16 khóa Thạc sĩ với hơn 2.600 học viên; 23 khóa Đại học, Cao đẳng với hơn 70.000 sinh viên; 6 khóa Cao đẳng Nghề với hơn 1.400 sinh viên… Các ngành đào tạo tại Đại học Duy Tân khá đa dạng như: Công nghệ Thông tin, Quản trị Kinh doanh, Ngoại ngữ, Du lịch, Điện tử, Xây dựng, Kiến trúc, Y, Dược và cả các ngành Khoa học Xã hội gồm Văn – Báo chí, Truyền thông Đa phương tiện, Quan hệ Quốc tế, Văn hóa Du lịch và Luật Kinh tế. Với 18 khóa tốt nghiệp, Duy Tân đã cung cấp cho thị trường lao động hơn 42.000 Thạc sĩ, Kỹ sư, Kiến trúc sư và Cử nhân. Sinh viên Duy Tân ra trường nhanh chóng tìm được việc làm với tỉ lệ 94% có việc làm sau khi tốt nghiệp.

Với phương châm “đứng trên vai người khổng lồ” để nâng tầm bản thân, Đại học Duy Tân đã liên kết hợp tác với các trường đại học danh tiếng ở Mỹ như Đại học Carnegie Mellon (CMU) – 1 trong 4 đại học hàng đầu về Công nghệ Thông tin ở Mỹ (theo U.S. News 2017); Đại học Bang Pennsylvania – 1 trong 50 trường đào tạo Kinh tế – Quản trị Kinh doanh hàng đầu của Mỹ (theo U.S. News 2017); và Đại học Bang California ở Fullerton – trường lớn nhất hệ thống Đại học Bang California cùng Cal Poly, San Luis Obispo (CSU – CalState) – 1 trong 5 trường hàng đầu Mỹ về đào tạo ngành Kiến trúc – Xây dựng. Không dừng lại ở việc “nhập khẩu” chương trình tiên tiến, Duy Tân còn tạo ra những bước ngoặt mới trong tiến trình hợp tác khi đưa sinh viên du học nước ngoài và lấy bằng quốc tế. Từ năm 2010, Đại học Duy Tân chính thức triển khai các chương trình du học 2+2 (2 năm đầu ở Duy Tân và 2 năm sau tại Mỹ), 1+1+2 (1 năm đầu tại Duy Tân và 3 năm sau tại Mỹ) và 3+1 (3 năm đầu tại Duy Tân và 1 năm sau học tại Singapore hoặc Anh Quốc). Đặc biệt, trong năm 2017, Đại học Duy Tân đã tạo nên một cột mốc mới ở miền Trung khi chính thức ký kết với Đại học Đại học Troy và Đại học Keuka (Mỹ), mang đến cơ hội cho sinh viên Việt Nam học tập ngay tại quê nhà để lấy bằng cấp quốc tế các chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh, Công nghệ Thông tin, Quản trị Khách sạn, Quản trị Tài chính. Đây cũng là một trong những bước đi quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo của Đại học Duy Tân.

Từ số vốn ban đầu ít ỏi, từ những thiếu thốn mọi mặt về cơ sở vật chất, trường lớp… sau hơn 23 năm xây dựng và phát triển, Đại học Duy Tân đã xây dựng được một đội ngũ giảng viên đồ sộ về cả số lượng và chất lượng. Nhiều Tiến sĩ, Thạc sĩ công tác tại Đại học Duy Tân đã tốt nghiệp từ các trường có uy tín trong và ngoài nước (như ở Mỹ, Nga, Pháp, Đức, Canada, Hàn Quốc, Vương quốc Bỉ,…)

Hơn 23 năm xây dựng và phát triển với bao thăng trầm, Đại học Duy Tân đã luôn xứng đáng với sự giao phó và tín nhiệm của Đảng, của Nhà nước, cũng như của toàn xã hội. Trong nhiều năm liền, Nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Chủ tịch UBND Tp. Đà Nẵng trao tặng nhiều danh hiệu, bằng khen cũng như phần thưởng cao quý. Đây là sự ghi nhận đáng tự hào để Đại học Duy Tân tiếp tục phấn đấu trong sự nghiệp “trồng người”, đào tạo ra những thế hệ sinh viên có tâm, có tài cho đất nước. Bao việc làm có tên và không tên, bao thành quả trong và ngoài hoạch định, ước mơ và cả những điều đang dần vươn tới, để trọn vẹn hơn với ước vọng ban đầu của những người sáng lập cũng như của bao cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên toàn trường.

Với nhiều điểm mạnh đáng ghi nhận trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu, ngày 20/2/2017 vừa qua, Đại học Duy Tân đã đón nhận Chứng nhận Kiểm định Chất lượng Giáo dục do Trung tâm Kiểm định chất lượng Giáo dục cấp. Thời gian tới, Duy Tân sẽ tiếp tục kiểm định ngành theo các chuẩn quốc gia và quốc tế; trường phấn đấu nằm trong Top 300 trường ĐH của châu Á (theo xếp hạng của Time Higher Education).

Khẩu hiệu đồng hành cùng Đại học Duy Tân là “Tất cả vì quyền lợi học tập, nghiên cứu và việc làm của sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội, khu vực và quốc tế” cùng sứ mạng: “Đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức tham gia hoạt động cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu”, Anh hùng Lao động, Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ – Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Hiệu trưởng Đại học Duy Tân đang thổi bùng ngọn lửa đam mê, sáng tạo và cống hiến trong mỗi cán bộ, giảng viên để cùng góp phần cho một Đại học Duy Tân ngày càng lớn mạnh.


10.Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chính thức được thành lập ngày 11/10/1951 theo Nghị định 276/NĐ của Bộ Quốc gia Giáo dục, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Song quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường lại được bắt đầu từ một sự kiện quan trọng, đó là ngày 10 tháng 10 năm 1945, tức là chỉ hơn một tháng sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là đào tạo giáo viên Trung học Văn khoa. Một năm sau đó, ngày 8 tháng 10 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 194/SL thành lập ngành học Sư phạm, đào tạo giáo viên cho các bậc học cơ bản, trung học phổ thông, trung học chuyên khoa, thực nghiệm và chuyên nghiệp trong toàn quốc.

Sự kiện thành lập Ban Đại học Văn khoa – tổ chức tiền thân của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội – mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của ngành sư phạm cách mạng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục. Sau này, Nhà trường còn có vinh dự được hai lần đón Bác về thăm (năm 1960 và năm 1964). Lời căn dặn của Người đã trở thành niềm tự hào và mục tiêu phấn đấu không biết mệt mỏi của lớp lớp các thế hệ cán bộ và sinh viên Nhà trường trong suốt quá trình xây dựng và phát triển. Người căn dặn thầy và trò Nhà trường: “Làm thế nào để Nhà trường này chẳng những là trường sư phạm mà còn là trường mô phạm của cả nước”

Trong quá trình phát triển, dù đã nhiều lần đổi tên: Trường Sư phạm Cao cấp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Trường Đại học Sư phạm – ĐHQG Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày nay, Nhà trường vẫn luôn đứng ở vị trí là trường đại học sư phạm đầu ngành, trọng điểm của cả nước. Hàng chục vạn giáo viên các cấp, các chuyên gia giáo dục, trong đó có nhiều nhà hoạt động chính trị có uy tín, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, mà tên tuổi của họ mãi làm rạng danh nền học vấn nước nhà đã làm việc và học tập tại Trường. Đó là các giáo sư Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Trần Văn Giàu, Cao Xuân Huy, Phạm Huy Thông, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Lân hay nhà văn Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ Phạm Tiến Duật … tất cả đã cống hiến và trưởng thành từ mái trường này. Nhiều giảng viên của Trường là những chuyên gia đầu ngành có uy tín không chỉ trong nước, mà cả trong khu vực và trên thế giới.

Không chỉ trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, sự cống hiến của Nhà trường còn thể hiện trong những năm tháng đấu tranh quật cường của đất nước. Trong kháng chiến Chống Mỹ cứu nước, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một trong những cái nôi của “Phong trào Ba sẵn sàng”, là nơi hàng nghìn cán bộ và sinh viên đã “xếp bút nghiên lên đường ra trận”, hàng trăm giáo viên và sinh viên đã “vượt Trường Sơn” vào miền Nam xây dựng nền giáo dục cách mạng ở vùng giải phóng.

II. Trường Đại học Sư phạm đầu ngành và trọng điểm của cả nước

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là trường trọng điểm, đầu ngành trong hệ thống các trường sư phạm, là trung tâm lớn nhất về đào tạo giáo viên, nghiên cứu khoa học – đặc biệt là khoa học giáo dục – của cả nước. Sứ mạng của Trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ đại học và trên đại học, bồi dưỡng nhân tài cho hệ thống giáo dục quốc dân và xã hội; NCKH cơ bản, khoa học giáo dục và khoa học ứng dụng đạt trình độ tiên tiến; cung cấp dịch vụ giáo dục và khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Trường có vai trò nòng cốt cho hệ thống các trường sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lí giáo dục, phát triển các chương trình đào tạo, biên soạn chương trình, giáo trình, sách giáo khoa cho các bậc học, tư vấn các cấp quản lý xây dựng chính sách giáo dục.

Hiện nay, trường có 1.237 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có 774 giảng viên. Toàn trường hiện có 17 GS, có 149 PGS; số giảng viên có trình độ TSKH, TS là 410 người (đạt 52,97% trong tổng số giảng viên), Thạc sĩ là 323 người (đạt 41,73 %), trình độ cử nhân là 41 (chiếm 5,3%). Cho đến nay, Trường đã có 37 Nhà giáo Nhân dân, 137 Nhà giáo Ưu tú.

Trường có 23 khoa đào tạo và 02 bộ môn trực thuộc bao gồm các khoa: Toán – Tin, Công nghệ Thông tin, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Sư phạm Kĩ thuật, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Việt Nam học, Giáo dục Chính trị, Tâm lí – Giáo dục, Quản lí Giáo dục, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục Đặc biệt, Nghệ thuật, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Triết học, Công tác Xã hội; các Bộ môn Tiếng Nga, tiếng Trung Quốc; 02 Viện nghiên cứu (Viện Nghiên cứu Sư phạm, Viện Khoa học Xã hội) và 38 Trung tâm nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ; 02 trường phổ thông (Trường THPT Chuyên ĐHSP và Trường THPT Nguyễn Tất Thành); 01 trường mầm non thực hành (Trường Mầm non Búp Sen Xanh)

Ở bậc đào tạo đại học, cao đẳng, Trường có 45 chương trình đào tạo hệ chính quy, trong đó có 8 chương trình đào tạo chất lượng cao và liên kết nước ngoài. Với đào tạo sau đại học, Trường là cơ sở đào tạo sau đại học đầu tiên ở Việt Nam. Hiện nay, Trường có 39 chương trình đào tạo tiến sĩ, 49 chương trình đào tạo thạc sĩ và một số chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ liên kết với nước ngoài. Đến nay, Trường đã đào tạo được hơn 91.000 cử nhân khoa học, hơn 15.000 thạc sỹ và hơn 1.200 tiến sỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội còn là một trung tâm nghiên cứu khoa học lớn. Nhiều giảng viên của Trường đã vinh dự được nhận những giải thưởng khoa học cao quý như: Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng khoa học Nhà nước, Giải thưởng quốc tế Cosmos, Giải thưởng Nhân tài đất Việt… Việc công bố các kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế ngày càng nhiều. Từ năm 2010 đến tháng 8/2016, Trường có tổng số đề tài các cấp là 1.198 đề tài, trong đó có 04 đề tài độc lập, đề tài thuộc chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, 116 đề tài nghiên cứu cơ bản cấp Nhà nước, 172 đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ, 01 đề tài hợp tác song phương,..Trong 5 năm trở lại đây, Trường thực hiện 79 đề tài Quỹ Nafosted với tổng kinh phí hơn 60 tỉ đồng. Theo đánh giá của Bộ KHCN, trong giai đoạn 2011-2015, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một trong những đơn vị đào tạo có kết quả hoạt động khoa học được đánh giá cao; đứng thứ 4 về công bố các bài báo khoa học trên các tạp chí có chỉ số ISI… Trong 10 năm qua Trường cũng đã có 103 công trình sinh viên nghiên cứu khoa học đạt giải cấp Bộ (11 giải nhất, 17 giải nhì, 20 giải 3, 55 giải Khuyến khích).

Trường ĐHSP Hà Nội có quan hệ hợp tác với hơn 150 trường đại học và các tổ chức giáo dục thuộc 35 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nhiều trường nổi tiếng của Nga, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Đức, Australia, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Bỉ…Trường có các chương trình liên kết đào tạo quốc tế từ Cử nhân đến Thạc sỹ, Tiến sỹ và trực tiếp tham gia nhiều dự án giáo dục lớn do quốc tế tài trợ. Trong những năm gần đây, hàng ngàn lượt cán bộ của trường đã đi trao đổi đào tạo, NCKH ở nước ngoài và hàng nghìn lượt các nhà khoa học, các chuyên gia, học sinh, sinh viên các nước đến công tác và học tập tại trường. Trường đã tham gia tổ chức tốt nhiều hoạt động quốc tế lớn như Olympic Vật lý quốc tế lần thứ 39, Đại hội TDTT sinh viên Đông Nam Á lần thứ 13, Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 46, Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 27.

Trường ĐHSP Hà Nội là một trong những trường đại học có tiềm năng cơ sở vật chất và thiết bị lớn nhất trong hệ thống các trường đại học, đặc biệt là các trường sư phạm cả nước. Nhà trường có hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm, thực hành, phòng nghiệp vụ, thư viện, sân vận động, nhà thi đấu đa năng, trường chuyên, trường thực hành với các phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại. Ký túc xá sinh viên được mở rộng và nâng cấp, cảnh quan và môi trường sư phạm ngày càng đổi mới, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH của Trường sư phạm đầu ngành và trọng điểm.

Với bề dày thành tích của 65 năm xây dựng và phát triển, Trường đã được tặng: Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì; Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ nhất năm 2001 và lần thứ hai năm 2011, Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới năm 2004.

Tính từ năm 2000 đến nay, 16 năm liên tục Trường đạt danh hiệu Tập thể Xuất sắc cấp Bộ, được tặng 04 Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004, 2011, 2014, 2015), được tặng 01 Cờ thi đua của Chính phủ (năm 2016). Đặc biệt, năm nay nhân dịp kỉ niệm 65 năm thành lập Trường, Nhà trường vinh dự được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất lần thứ 2.

Với mục tiêu từng bước xây dựng Trường ĐHSP Hà Nội thực sự trở thành trường sư phạm trọng điểm quốc gia, Nhà trường đã và đang tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từ xây dựng đội ngũ; đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo và kiểm tra đánh giá cho đến đổi mới tư duy, phương thức quản lý; tổ chức nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn của đất nước và tập trung mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Truyền thống 65 năm “Mô phạm – Sáng tạo – Cống hiến” của Nhà trường sẽ tiếp tục được phát huy, song hành mãi cùng với sự nghiệp phát triển đất nước Việt Nam giàu đẹp.


Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN – tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU) là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục đại học tiên tiến.

ĐHQGHN có 3 cấp quản lý hành chính:

1) ĐHQGHN là đầu mối được Chính phủ giao các chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm; có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình Quốc huy. Giám đốc và các Phó Giám đốc ĐHQGHN do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

2) Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên; các khoa, trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; các đơn vị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trực thuộc ĐHQGHN là các đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

3) Các khoa, phòng nghiên cứu và tương đương thuộc trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên và các đơn vị trực thuộc.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN