Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Vậy ở Belarus có những di sản nào đã được công nhận , chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.
1.Lâu đài Nesvizh
Lâu đài Nesvizh (tiếng Belarus: ‘Нясьвіскі замак, Niasvižski zamak’, tiếng Nga: Мирский замок, tiếng Ba Lan: Nieświeski zamek, tiếng Litva: Nesvyžius) là nơi cư trú của gia tộc Radziwiłł tại thành phố Niasviž ở Belarus.
Năm 1994, quần thể lâu đài này được chỉ định là khu bảo tồn văn hóa và lịch sử quốc gia. 11 năm sau (năm 2005), quần thể lâu đài này được UNESCO đua vào danh sách Di sản thế giới trong khóa họp thứ 29. Việc tái thiết đang tiến hành đã bị chỉ trích gay gắt là tái thiết không chính đáng nhiều công trình kiến trúc đã bị tàn phá lâu, nhất là tháp chuông.
Năm 2002 tầng trên cùng của tòa nhà cư ngụ đã bị 1 trận hỏa hoạn phá hủy.
2.Quần thể lâu đài Mir
Quần thể lâu đài Mirsky (tiếng Belarus: Мірскі замак), nằm ở thành phố Mir, vùng Karelichy, thuộc tỉnh (voblast) Hrodna, Belarus ở tọa độ 53°27′4,46″B 26°28′22,8″Đ, cách Lâu đài Nesvizh – một di sản thế giới khác của Belarus – 29 km về phía tây bắc.
Quần thể lâu đài Mir đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới năm 2000, trong khóa họp thứ 24.
3.Rừng Białowieża
Vườn quốc gia Belovezhskaya Pushcha (Rừng Białowieża) được thành lập ở Ba Lan vào năm 1921 và ở Belarus vào năm 1932, nằm ở thượng nguồn các sông đổ ra biển Baltic và biển Đen (Hắc Hải). Đây là một khu rừng hỗn giao rộng lớn ở đồng bằng châu Âu do nằm ở vùng chuyển tiếp khí hậu ôn đới ở phía Nam và khí hậu lạnh ở phương Bắc. Thực vật chính trong vườn là các loại cây thường xanh (lá xanh quanh năm) và cây lá rộng. Các loại cây điển hình của rừng hỗn giao trong vườn quốc gia bao gồm: thông, sồi, vân sam… khoảng 26 loài và khoảng 138 loại cây bụi. Đây là khu rừng tồn tại và phát triển lớn từ khoảng 8000 năm trước, là khu rừng nguyên sinh điển hình còn lại từng bao phủ khắp châu Âu.
Khu vực là nơi sinh sống của loài bò rừng bizon châu Âu được tìm thấy vào năm 1929. Ngoài ra, vườn quốc gia trên còn có các loài thú quý hiếm như: nai sừng tấm, nai trứng, hươu, lợn rừng, ngựa rừng hoang dã Ba Lan, linh miêu, chó sói, cáo, lửng, hải ly, rái cá…Các loài chim cũng hết sức đa dạng như: đại bàng đuôi trắng, đại bàng cú, chim ưng, chim gõ kiến..
Với những giá trị quan trọng, Vườn quốc gia Belovezhskaya Pushcha / Rừng Białowieża đã trở thành khu vực thiên nhiên có giá trị nhất ở vùng đồng bằng châu Âu. Vì vậy, năm 1979, nó đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới.
4.Vòng cung trắc đạc Struve
Vòng cung trắc đạc Struve là một chuỗi các trạm trắc đạc tam giác kéo dài từ Hammerfest ở Na Uy tới Biển Đen, chạy qua 10 quốc gia và trên 2.820 km. Chuỗi các trạm này được nhà khoa học Nga gốc Đức là Friedrich Georg Wilhelm von Struve thành lập và sử dụng trong các năm từ 1816 tới 1855 để thiết lập kích thước và hình dạng chính xác của Trái Đất. Vào thời gian đó, chuỗi này chỉ chạy qua hai quốc gia là: Thụy Điển-Na Uy và Đế quốc Nga. Năm 2005, chuỗi này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới bao gồm 34 điểm trạm gốc là các đài tưởng niệm, các cột mốc đánh dấu, điểm đánh dấu.