Đối với cuộc sống hiện đại ngày nay, bệnh tiểu đường là một nguy cơ lớn của sức khỏe, phương pháp ứng phó tốt nhất với bệnh tật là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thay vì để cho bị bệnh rồi đi tim bác sĩ chữa trị, tốt hơn là nên làm tốt công việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày để để bản thân không bị bệnh. Dưới đây giới thiệu những cách để phòng ngừa loại bệnh tiểu đường nguy hiểm này.
1 Ngủ đủ giấc
Đại học Yale đã phỏng vấn 1709 người đàn ông, phát hiện việc kiểm soát lượng đường trong máu kém nhất ở những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm. Những người ngủ 8 giờ giảm được một nửa nguy cơ.
2 Nên ăn nhiều thực phẩm có chứa Gluten
Gluten là hỗn hợp của hai protein gliadin và glutenin thường có trong lúa mì. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Harvard – Mỹ đã lấy số liệu trên 200 nghìn người cho thấy có tổng cộng 16 nghìn người bị mắc đái tháo đường tuýt 2.
Theo kết quả phân tích, khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýt 2 ở những người ăn thực phẩm có chứa nhiều Gluten giảm 80% so với những người ăn thực phẩm có chứa ít Gluten.
3 Chế độ ăn uống giàu chất xơ nhất là chất xơ hòa tan
giúp cơ thể hấp thụ đường chậm, ổn định lượng đường trong máu, giảm cholesterol xấu gây nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường. Táo, mơ, củ cải, hoa quả, cà rốt, trái cây họ cam quýt… là những loại trái cây và rau quả rất giàu chất hòa tan chất xơ.
4 Ăn thường xuyên và không bỏ bữa
Cơ thể con người rất thông minh. Khi chúng ta ăn ít hơn, cơ thể sẽ chuẩn bị để tích trữ nhiều hơn. Khi chúng ta ăn nhiều hơn, cơ thể tập trung vào việc thay đổi dòng phân phối các chất.
Mặc dù chức năng này có lợi cho sức khoẻ nhưng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, điều này có thể làm tăng mức đường trong máu và có thể gây ra các tình trạng khẩn cấp, như sốc hạ đường huyết. Đó là lý do tại sao bạn nên thực hiện một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, ăn các bữa nhỏ trong ngày và không bao giờ bỏ bữa để không mắc bệnh đau dạ dày.
5 Vận động
Tập thể dục 1 giờ một ngày. Đi bộ đến mức có thể. Các nhà khoa học Phần Lan kết luận, luyện tập khoảng 4 tiếng mỗi tuần, tức 35 phút mỗi ngày, kết quả là giảm được 80% nguy cơ tiểu đường.
6 Bổ sung trái cây họ cam quýt
Trái cây họ cam quýt có thuộc tính chống ôxy hóa và kháng viêm giúp chống lại các tổn thương do gốc tự do, tăng độ nhạy insulin của tế bào.
7 Hạn chế thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh có chứa tinh bột tinh chế, đường, muối và nhiều chất béo. Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Minnesota (Mỹ), 3.000 người cân nặng bình thường, trong nhóm tuổi từ 18 đến 30 đã được theo dõi chặt chẽ. Những người ăn thức ăn nhanh nhiều hơn hai lần một tuần đã phát triển gấp đôi tỷ lệ kháng insulin và tăng thêm 4,5kg trọng lượng so với những người ăn thức ăn nhanh ít hơn một lần một tuần. Do đó, thay vì thức ăn nhanh, bạn nên chọn các loại hạt hoặc trái cây cho cơn thèm ăn.
8 Ăn rau trước bữa ăn
Trước bữa cơm có thể ăn trước món điểm tâm rau trộn giấm. Một nghiên cứu của Đại học bang Arizona cho thấy, người bị tiểu đường giai đoạn đầu hoặc tiểu đường loại 2 (type 2), dùng hai muỗng giấm trước khi hấp thu vào cơ thể các chất hỗn hợp trong bữa ăn thì mức đường huyết sau bữa ăn sẽ thấp hơn.
Nguyên nhân vì giấm có thể làm chậm sự bài tiết amylase và làm chậm tốc độ tiêu hóa carbohydrate.