Chóng mặt thường khó tìm ra nguyên nhân rõ ràng. Nhưng dù chóng mặt chỉ một lần rồi hết hay kéo dài thì mọi người cũng đừng nên chủ quan mà hãy tìm cách để kiểm soát triệu chứng khó chịu này.
Để kiểm soát cơn chóng mặt cần hiểu rõ nguyên nhân. Theo các chuyên gia sức khỏe, chóng mặt thường do 5 nguyên nhân phổ biến sau:
1 Mất nước hoặc quá nóng
Nếu trời nóng nực, làm việc hay luyện tập quá sức hoặc quên không ăn uống do bận rộn cũng có thể gây hoa mắt chóng mặt.
Giải pháp: Nếu thấy mọi thứ quay cuồng, người đảo điên thì nên nghĩ ngay đến việc bổ sung nước, nhất là nước cam vì nó cung cấp một chút đường cho cơ thể.
Mất nước do quá nóng, lượng đường huyết sẽ giảm mạnh, vì vậy nhóm nước trái cây được xem là có lợi thế hơn cả. Mệt mỏi, kiệt sức kéo dài thì nên đi khám bác sĩ bởi đây là dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng.
2 Huyết áp thấp
Đây là nguyên nhân gây chóng mặt khá phổ biến. Các bác sĩ lưu ý mọi người khi đang nằm hoặc vừa thức giấc đừng nên ngồi dậy quá nhanh mà hãy ngồi dậy từ từ. Cách này có thể giúp hạn chế chóng mặt.
3 Tuổi tác
Chóng mặt do tuổi tác là tình trạng mà mắt, hệ thống tiền đình bên trong tai và cơ bắp không còn hoạt động hài hòa nữa. Các vấn đề tim mạch liên quan đến tuổi tác cũng có thể gây chóng mặt do lưu lượng máu giảm, theo Mirror.
Tập dưỡng sinh là lựa chọn tốt với người lớn tuổi khi bị chóng mặt do tuổi tác. Ngoài ra, không nên uống thuốc tùy tiện mà hãy tìm đến bác sĩ vì nhiều loại thuốc trị chóng mặt có thể xuất hiện tác dụng phụ gây mắc bệnh tiểu đường.
4 Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là chóng mặt và nôn mửa, Ví dụ như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tăng huyết áp… Các loại thuốc này ức chế sự chuyển hóa men trong cơ thể và dẫn đến chóng mặt. Nếu dừng thuốc một cách đột ngột cũng có thể gây ra tình trạng này.
5 Có vấn đề ở tai
Tai trong là một cơ quan quan trọng của cơ thể. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cảm giác cân bằng. Nhiễm trùng, viêm nhiễm, chất lỏng tích tụ hoặc tổn thương các mô ở trong tai cũng làm cho bạn có cảm giác mất cân bằng dẫn đến chóng mặt và chóng mặt, huyết áp cao.
6 Thiếu máu
Tình trạng thiếu máu không những khiến đầu óc bần thần, chóng mặt mà còn gây ra hiện tượng da khô xỉn, kém tươi tắn. Nguyên nhân là do cơ thể đang không được cung cấp đủ sắt để tạo ra tế bào hồng cầu và hemoglobin (chịu trách nhiệm cung cấp oxy lên não).
Do đó, khi cơ thể thiếu máu thì các bác sĩ thường kê cho bạn một số loại thuốc để bổ sung chất sắt. Bên cạnh đó, người bệnh còn được khuyến cáo nên tiêu thụ thêm các loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò, rau xanh, các loại hạt… Thêm nữa, cần tránh uống trà khi đang ăn vì trà sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.
7 Lo âu, căng thẳng
Cảm giác chóng mặt cũng thường đi kèm với triệu chứng hồi hộp, lo âu. Cách nhanh nhất để khắc phục tình trạng này là bạn nên điều hòa nhịp thở bằng cách thở chậm và hít sâu hơn, đồng thời tập trung ánh nhìn vào một điểm ở xa, uống thêm một ngụm nước nhỏ. Còn nếu muốn ngăn ngừa cơn chóng mặt về lâu dài thì nên tập luyện thường xuyên, tránh khói thuốc lá, rượu bia và những loại đồ uống chứa caffeine dễ gây đau dạ dày.