Top 7 quốc gia có cơ hội việc làm cao nhất trên thế giới

0
1831
Vật Phẩm Phong Thủy

Bạn vẫn phân vân nên làm việc tại quốc gia nào? Hãy cùng mình điểm qua 7 quốc gia có cơ hội việc làm cao nhất thế giới, theo tạp chí World Knowing nhé.

1. Vương quốc Anh
Nền kinh tế của Vương quốc Anh là một trong những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới và Châu Âu, với GDP đầu người là 22.907 bảng Anh/năm (tương đương khoảng 633,8 triệu VNĐ). Nền kinh tế Vương quốc Anh là một nền kinh tế năng động, đa dạng ngành nghề, từ công nghiệp chế tạo đến tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu của Vương quốc Anh lại là dược phẩm và xe hơi. Vương quốc Anh cũng là quốc gia có cơ sở hạ tầng, mức thuế suất cạnh tranh và giáo dục hàng đầu Châu Âu. Tuy nhiên, với sự kiện Brexit vừa rồi, khi Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu EU, cơ hội để những cư dân quốc gia khác tới và tìm kiếm công việc tại Vương quốc Anh chắc chắn sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

2. Hà Lan
Hà Lan là một trong những quốc gia ở Châu Âu có nền kinh tế mở và tự do nhất. Từ thập niên 80, chính phủ Hà Lan đã bắt đầu ngừng can thiệp vào nền kinh tế, giúp cho các doanh nghiệp tư nhân ở Hà Lan có cơ hội tự do cạnh tranh, phát triển.

Điểm nổi bật của nền kinh tế Hà Lan, đó là sự cân bằng giữa công nghiệp và nông nghiệp. Nông nghiệp, vốn là thế mạnh của Hà Lan với các sản phẩm nổi tiếng như sữa, hoa Tuylip, nông sản… giúp cho ngành công nghiệp thực phẩm của Hà Lan phát triển bậc nhất Châu Âu. Những lĩnh vực thế mạnh của Hà Lan gồm có xây dựng, hóa chất, khai thác dầu khí, sản xuất thiết bị điện tử, vi mạch, chế biến nông sản, thực phẩm, đánh cá. Bên cạnh đó, Hà Lan cũng có lợi thế nằm ở cửa ngõ giao thương Châu Âu.

3. Trung Quốc
Trung Quốc, được biết đến như công xưởng của thế giới, hiện đang nổi lên như một trong những cường quốc cả về chính trị, quân sự lẫn kinh tế. Theo GDP danh nghĩa, Trung Quốc đang là quốc gia có GDP cao thứ nhì Thế giới, chỉ sau Mỹ.

Từ khi cải cách kinh tế thoát khỏi nền kinh tế tập trung, Trung Quốc tận dụng thế mạnh dân số và đất đai để phát triển kinh tế. Trung Quốc tập trung xây dựng các đặc khu kinh tế và các siêu đô thị xung quanh khu vực thủ đô Bắc Kinh. Với ưu thế là dân số đông, nhiều công ty Trung Quốc phát triển nhờ lao động giá rẻ và thị trường tiêu thụ lớn. Nhiều công ty, tập đoàn lớn của nước ngoài, nổi tiếng như Microsoft, Apple, Samsung… cũng chọn Trung Quốc làm nơi gia công những sản phẩm của họ

4. Pháp
Là một thành viên nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới G8, kinh tế Pháp xếp hàng thứ 6 thế giới năm 2015, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc và Vương quốc Anh.

Điểm mạnh trong nền kinh tế của Pháp, đó chính là du lịch. Nằm ở một vị trí thuận lợi cùng nền văn hóa lâu đời, Pháp đón gần trăm triệu lượt khách nước ngoài đến thăm mỗi năm, là quốc gia được xếp hạng là điểm đến số 1 thế giới, xếp thứ 2 và 3 lần lượt là Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Pháp cũng là quốc gia có truyền thống về nghệ thuật, được biết đến như kinh đô của thời trang. Paris nói riêng và nước Pháp nói chung luôn chào đón những người nghệ sĩ đến đây để góp phần dựng xây kinh đô này. Những ngành công nghiệp nổi bật của Pháp gồm có sản xuất bánh ngọt, rượu và công nghiệp hàng không.

5. Úc
Xếp trên Mỹ một bậc, đó chính là nước Úc. Úc là một quốc gia của người da trắng nhưng lại ở khu vực phía Đông, thuộc Châu Đại Dương. Với lợi thế lớn về địa lý là những cảng biển, bờ biển cùng mảnh đất màu mỡ, giàu tài nguyên, Úc đã xây dựng một nền kinh tế vững mạnh. Các chính sách của Úc thường theo đuổi tự do hóa thương mại. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Ứng dụng Thụy Sĩ, Úc là quốc gia có mức giàu có bình quân (GDP đầu người cao, chênh lệch giàu nghèo nhỏ) cao nhất thế giới.

6. Singapore
Dưới sự cải cách của cố thủ tướng Lý Quang Diệu, Singapore từ một quốc gia nhỏ bé, phụ thuộc vào Malaysia, đã trở thành đầu tàu kinh tế của khu vực Đông Nam Á, sánh ngang với Nhật Bản, Hàn Quốc để cạnh tranh với phương Tây, được mệnh danh là “con rồng của châu Á”.

Dù không có nhiều tài nguyên, khoáng sản, đất đai chật hẹp, Singapore lại sở hữu vị trí chiến lược tại khu vực Thái Bình Dương, giúp cho Singapore hưởng lợi từ việc cho Mỹ thuê làm căn cứ quân sự trong quá khứ và việc giao thông đường thủy sau này. Singapore phát triển mạnh về dịch vụ và công nghệ, với 40% GDP quốc gia đến từ dịch vụ. Mục tiêu dài hạn của Singapore là trở thành một trung tâm, đầu mối của nền kinh tế thế giới tại khu vực Châu Á.

7. Hongkong
Hongkong là đặc khu hành chính thuộc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Hongkong từng là vùng đất do Vương quốc Anh quản lý từ năm 1842 và chuyển giao lại cho chính quyền Trung Quốc vào năm 1997. Dưới sự lãnh đạo của Vương quốc Anh, Hongkong có một bộ mặt hoàn toàn khác so với các quốc gia Đông Nam Á khác lúc bấy giờ. Tại Hongkong lúc ấy, thuế thấp và gần như không có sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế đã giúp Hongkong phát triển vô cùng rực rỡ. Cùng với cơ sở hạ tầng, vật chất, giao thông phát triển, nhiều công ty trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, cảng biển nhưng lĩnh vực phát triển nhất là dịch vụ… ở Hongkong cũng vô cùng phát triển. Vào năm 2006, GDP đầu người của Hongkong lên đến 36.500 USD, cao hơn cả Canada, Nhật Bản, Thụy Sĩ.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN