Top 6 cách chữa cháy nhanh các sai lầm mắc phải khi đi phỏng vấn

0
1858
Vật Phẩm Phong Thủy

Thật ra mắc sai lầm khi trả lời phỏng vấn hầu hết ai cũng đã từng mắc phải. Vì vậy, cho dù bạn có chuẩn bị kỹ càng đến mấy bạn cũng không thể trả lời hết các câu hỏi một cách hoàn hảo. Trước tiên bạn nên cảm thấy thoải mái sau khi phỏng vấn , nếu như bạn đang có những thiếu sót chưa trả lời đầy đủ thông tin đến nhà tuyển dụng, bạn hãy gửi ngay thư cảm ơn đến nhà tuyển dụng của mình, trong thư bạn có thể viết lại nội dung mà bạn muốn truyền đạt.
Việc gửi thư cảm ơn đến nhà tuyển dụng sau khi phỏng vấn còn giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn và có nhiều lợi thế để được ứng tuyển. Dưới đây là gợi ý cho từng trường hợp cụ thể:

1 Bạn đi trễ vào ngày hẹn phỏng vấn
Cần lập ra thời gian, tuyến đường rõ ràng trong ngày đi phỏng vấn để tránh để lại ấn tượng xấu đầu tiên. Tuy nhiên, bạn cũng không thể tránh được các sự cố bất ngờ không xác định hoặc trường hợp khẩn cấp, bạn nhận ra mình đã trễ giờ. Việc đầu tiên cần làm là gọi cho người phỏng vấn biết. Đừng chờ đợi cho đến khi bạn ở đó và đưa ra lời bào chữa. Việc này giúp bạn sẽ giúp bạn có cơ hội được tuyển dụng hơn là im lặng và đến muộn.
Nếu bạn “lỡ” gặp vấn đề và không đến kịp giờ phỏng vấn thì cứ bình tĩnh và xin lỗi trực tiếp với nhà tuyển dụng. Sau khi hoàn tất buổi phỏng vấn, bạn có thể về nhà viết một thư cám ơn, đồng thời nhắc lại việc đi trễ và xin lỗi chân thành.

Điều này chẳng những khiến nhà tuyển dụng xóa bỏ điểm trừ của bạn mà còn có thể cộng thêm điểm vì biết rằng bạn ý thức được tầm quan trọng của sự việc và bạn có tinh thần nhận trách nhiệm cao với những lỗi của mình khi tìm việc làm.

2 Hỏi về lương bổng quá sớm
Buổi phỏng vấn là thời điểm thích hợp để người tìm việc làm thăm hỏi mức lương mình sẽ được trả cho công việc tương lai nhưng đó cũng có thể là câu hỏi sai lầm. Đối với các nhà tuyển dụng, việc đặt câu hỏi về mức lương quá sớm khiến họ nghĩ bạn làm việc cho họ mục đích chủ yếu là lương bổng chứ không phải vì yêu thích công việc đó. Tuy nhiên nếu bạn đã “lỡ” hỏi về vấn đề đó, vẫn có cách chữa cháy cho bạn đây.

Khắc phục:

Nếu câu hỏi về lương bổng khiến cho cuộc phỏng vấn trở nên căng thẳng, trong kinh nghiệm đi phỏng vấn, Harrison nói bạn vẫn có thể cứu vãn được bằng cách tỏ ra phấn khích một chút, “hình như tôi hơi vội vàng thì phải nhưng tôi thực sự yêu thích công việc này. Tôi trân trọng cơ hội các anh/chị trao cho tôi và tôi chỉ muốn đảm bảo quyền lợi phù hợp mà thôi.”

Với câu nói này, người tìm việc làm đã gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng với sự háo hức cũng như khả năng phản ứng trong tình huống.

3 Xin lỗi… không xấu mặt nào
“Những người phỏng vấn có thể dễ dàng bỏ qua sai lầm của ứng viên, chứ không ‘khó đăm đăm’ như những gì chúng ta thường hay nghĩ về họ,” Marc Dorio, tác giả quyển sách The Complete Idiot’s Guide to the Perfect Job Interview , chia sẻ. Nếu bạn mạnh dạn nhận lỗi và thốt ra những lời “tận đáy lòng” như “Xin lỗi. Hãy thông cảm/ bỏ qua cho tôi.” thì người phỏng vấn chắc chắn sẽ ấn tượng với cách hành xử chân thành của bạn, nhất là khi bạn không hề tìm cách che giấu hay viện cớ để thoái thoát sai lầm đó khi tìm việc làm tphcm.

Dorio cũng khuyến nghị rằng ứng viên nên nói thêm những gì bạn học được từ sai lầm của mình. Chẳng hạn, bạn lỡ đến trễ so với giờ hẹn phỏng vấn, sau khi xin lỗi, bạn có thể nói thêm, “Giờ thì tôi rút ra kinh nghiệm là phải trừ hao thêm nhiều thời gian khi đi đâu vào giờ cao điểm, nhất là ngày thứ hai như thế này.”

4 Người phỏng vấn bạn không có nhiều kinh nghiệm
Nhiều nhà tuyển dụng không có kinh nghiệm trong việc tuyển vị trí của bạn và họ không biết đặt những câu hỏi nào để có thể rút ra được những điểm quan trọng từ ứng viên. Trong trường hợp này, bạn có thể kiểm soát tình hình bằng cách xử sự một cách khéo léo.

Hãy nghĩ về câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị nhưng vẫn chưa được hỏi, và hãy khéo léo nói với họ “Có thể tôi có thể trình bày cho anh chị một chút về quá trình học tập và làm việc của mình…” hay “Hãy để tôi chia sẻ với anh chị về một tình huống tương tự mà tôi đã tham gia vào và vấn đề đã được giải quyết như thế nào”. Hãy chủ động chia sẻ với họ nhưng đừng khiến cho họ cảm thấy mình bị thiếu sót.

Một cách khác để chuyển hướng những câu hỏi sang một chiều hướng hợp lý hơn đó là hỏi những câu hỏi tương tự, có liên quan. Chẳng hạn như “Anh chị có thể mô tả cho tôi biết về một ngày làm việc thông thường của vị trí này không?” hoặc “Công việc này sẽ gặp phải những khó khăn gì?”

Câu trả lời của họ sẽ cho bạn những cơ hội để phụ họa theo bằng những thông tin liên quan mà bạn có. Nó có thể giúp bạn làm nổi bật bản thân hơn và chứng tỏ với nhà tuyển dụng vì sao mình là người phù hợp cho vị trí này.

5 Bạn quên tắt chuông điện thoại
Đừng bao giờ phạm sai lầm quên tắt chuông điện thoại khi đi phỏng vấn. Bạn và nhà tuyển dụng sẽ khó có thể bắt đầu lại tâm trạng phỏng vấn như lúc bắt đầu nếu như nhạc chuông điện thoại của bạn cứ vang lên trong không gian nghiêm túc như vậy.

Nếu như đó là một cuộc gọi quan trọng hãy đề nghị cho bạn được ra ngoài hoàn thành xong cuộc gọi. Đưa ra lời giải thích rõ ràng, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không lấy vấn đề đó để đánh giá kết quả phỏng vấn của bạn khi tìm việc làm thêm.

6 Nói quá nhiều

“Nói dài nói dai đâm ra nói dại”. Với những câu hỏi, nhà tuyển dụng chỉ yêu cầu người tìm việc làm trả lời đúng và đủ ý. Nếu bạn cứ luyên tha luyên thuyên mà không đi thẳng vào vấn đề sẽ khiến nhà tuyển dụng chán ngán và có khi lại thẳng tay mời ra ngoài không biết chừng.

Khắc phục:

Theo kinh nghiệm đi phỏng vấn, nếu đang nói và bất chợt nhận ra mình đã đi quá xa vấn đề chính rồi thì hãy khéo léo sử dụng một vài câu hỏi cho nhà tuyển dụng để cân bằng lại cuộc trò chuyện. Sau đó bạn chỉ cần ngồi yên và lắng nghe thôi.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN