Bạn là một người đam mê đọc sách, bạn là người thích khám phá những tựa sách cũ nhưng lại hay , thì bạn không nên bỏ qua những cuốn tiểu thuyết của Nhật Bản hay nhất mọi thời đại sau đây.
1.Moonlight Shadow
Moonlight Shadow(ムーンライト・シャドウ) là tiểu thuyết tình cảm của nữ văn sĩ Nhật Bản Yoshimoto Banana, xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Nhật năm 1986. Tiểu thuyết này giành giải thưởng về văn học tại Nhật Bản.
Nhân vật chính trong “Moonlight Shadow” là một thiếu nữ. Một tai nạn xe hơi đã cướp đi người cô yêu. Câu truyện mang hơi hướng một hồi ức huyền ảo mà êm dịu về những kỷ niệm với người yêu đã mãi đi xa. Nhưng cô gái vẫn cố níu giữ một cách tuyệt vọng ước muốn được gặp lại người yêu.
2.Chào mừng đến với N.H.K!
Chào mừng đến với N.H.K! (tiếng Nhật: N・H・Kにようこそ! Hepburn: NHK ni Youkoso!, tiếng Anh: Welcome to N.H.K!) là một tiểu thuyết của tác giả Tatsuhiko Takimoto, được Kadokawa Shoten xuất bản tại Nhật Bản vào ngày 28 Tháng 1 năm 2002. Tiểu thuyết được Tokyopop xuất bản lần đầu sang phiên bản tiếng Anh vào ngày 9 tháng 10 năm 2007. Câu chuyện kì lạ xoay quanh quanh một hikikomori 22 tuổi được sự giúp đỡ từ một cô gái mà anh không hề quen biết, nhưng lại biết rất rõ về anh. Một chủ đề phổ biến xuyên suốt toàn bộ câu chuyện là sự đối phó với những thử thách khó khăn của cuộc sống và cách những con người trong đó phải giải quyết chúng theo góc nhìn thế giới quan của chính bản thân họ. Tiểu thuyết đã được cấp phép bản quyền tại Việt Nam cho IPM vào ngày 14 tháng 8 năm 2015.
Chào mừng đến với N.H.K! đã được chuyển thể thành một bộ manga gồm 8 tập, được Takimoto viết kịch bản và Kendi Oiwavẽ minh họa. Manga được đăng từng số từ giữa tháng 6 năm 2004 cho đến tháng 6 năm 2007 trên tạp chí Shōnen Ace của Kadokawa Shoten. Khoảng 40 chương của loạt manga được biên tập thành 8 tập tankōbon, phát hành tại Nhật Bản và các nước khác. Phiên bản tiếng Anh của manga được xuất bản bởi Tokyopop, tập đầu tiên phát hành vào tháng 10 năm 2006. Tiểu thuyết cũng đã được chuyển thể thành loạt phim anime truyền hình dài 24 tập, sản xuất bởi Gonzo, phát sóng tại Nhật Bản từ nửa đầu tháng 7 đến giữa tháng 12 năm 2007 trên kênh truyền hình Chiba TV. ADV Films thông báo tại Anime Central về việc giành được quyền phát hành phiên bản tiếng Anh cho anime, DVD đầu tiên được phát hành vào tháng 10 năm 2007 cùng với DVD thứ hai phát hành vào tháng 12 năm 2007. Năm 2008, bộ phim anime trở thành một trong số hơn 30 các tựa phim ADV được Funimation mua để phát hành bản quyền trực tuyến.
Tại Nhật Bản, “NHK” ám chỉ tới truyền hình công cộng Hiệp hội Phát hình Nhật Bản (Nippon Hōsō Kyōkai), nhưng trong phạm vi của bộ phim thì nhân vật chính cho rằng nó là từ viết tắt của Nihon Hikikomori Kyōkai (日本引きこもり協会?, “Tập đoàn Hikikomori Nhật Bản”), một sự tham chiếu tới tuyên bố của nhân vật chính về một thuyết âm mưu mang tính lật đổ do NHK (đài truyền hình này tồn tại ngoài đời thật) gây ra nhằm tạo nên hikikomori. Trong khi các thảo luận cốt lõi của nó hướng tới hiện tượng hikikomori, cốt truyện cũng thám hiểm đến nhiều nhóm văn hóa khác của Nhật Bản như: otaku, lolicon và bán hàng đa cấp.
3.Kem đá
Kem đá (氷菓 Hyōka?) là một tiểu thuyết thuộc thể loại kỳ bí, học đường sáng tác bởi nhà văn Yonezawa Honobu xuất bản năm 2001. Đây là tập sách đầu tiên trong seri “Câu lạc bộ Cổ Điển” (古典部 Koten-bu, Cổ Điển hội) gồm tổng cộng 6 tập tính đến năm 2016. Phiên bản manga được vẽ bởi Taskohna và được xuất bản bởi Kadokawa Shoten vào tháng 3 năm 2012. Phiên bản anime gồm 22 tập được sản xuất bởi Kyōto Animation và chỉ đạo lên sóng bởi Yasuhiro Takemoto từ ngày 22 tháng 4 năm 2012 đến ngày 16 tháng 9 năm 2012.
4.Người đẹp say ngủ
Người đẹp say ngủ (tiếng Nhật: 眠れる美女 Nemureru bijo) là tiểu thuyết dài 5 chương của văn hào Nhật Bản Kawabata Yasunari, được tác giả sáng tác dựa trên một kịch bản sân khấu kabuki nhan đề Những mỹ nữ của Eguchi công diễn khoảng thế kỷ 17 ở Nhật Bản.
Xã hội Nhật Bản bấy giờ tồn tại một dạng lầu xanh đặc biệt dành riêng cho những ông già không còn chút sinh khí, nhưng vẫn ham tận hưởng nhục dục và lạc thú bên một trinh nữ “mà không muốn phải chịu bất cứ một hậu quả nào về sau”. Lầu xanh đó được Kawabata Yasunari gọi là “căn phòng kín đáo chứa người đẹp say ngủ”. Ở đó, đối tượng thẩm mỹ của những ông già là những cô gái rất đẹp, trinh trắng, tuổi chưa đến hai mươi, đã được gây mê bằng thuốc ngủ liều cao, hoàn toàn khỏa thân trong tình trạng mất tri giác. Hành vi thẩm mỹ của những ông già là được thoải mái ngắm nghía, vầy vò những vẻ đẹp lõa lồ vô tri đang say ngủ, đồng thời thả mình trôi theo dòng ý thức miên man về nhân thế.
Ông già Eguchi, nhân vật chính của tác phẩm, “mặc dù vẫn tiếp tục gần gũi với phụ nữ nên chưa thuộc loại cần nghỉ ngơi hoàn toàn” (Người đẹp say ngủ, tr. 16), nhưng đã đến căn nhà có người đẹp ngủ vì tò mò. Năm đêm trong căn nhà đó, bên cạnh những cô gái khác nhau với những vẻ đẹp khác nhau, ông già Eguchi đã trở thành điển hình của nghệ thuật thưởng thức cái đẹp theo cách vừa tinh tế vừa cực đoan.
5.Kitchen
Kitchen (Katakana: キッチン) là tiểu thuyết tình cảm của nữ sĩ Nhật Bản Yoshimoto Banana, xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Nhật năm 1988. Bản dịch tiếng Anh được thực hiện bởi dịch giả Megan Backus vào năm 1993 và bản dịch Việt văn của Lương Việt Dzũng được Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam xuất bản năm 2006.
Kitchen được chia làm hai chuyện nhỏ khác nhau. Chủ đề chính là tình yêu, tình người và cả tâm trạng cô độc trong cuộc sống. Phần đầu là Kitchen I, Trăng tròn – Kitchen II. Phần 2 là Bóng Trăng.