Top 8 sai lầm của nhà lãnh đạo khiến cho nhân viên mất lửa làm việc

0
1316
Vật Phẩm Phong Thủy

Một điều thật tệ hại đối với công ty và với các nhà lãnh đạo là những nhân viên có năng lực bỗng dưng “mất lửa”. Lúc này, họ thường sẽ không nghỉ ngay lập tức mà dần dần không còn thấy hứng thú, và cứ thế họ lơ là với công việc, kết quả cuối cùng là họ sẽ nghỉ việc.

Các sếp khi đó sẽ đổ lỗi cho bản thân nhân viên, và có hàng tá lý do để họ đổ lỗi cho việc này mà không thừa nhận rằng nhân viên không rời bỏ công ty, nhân viên chỉ rời bỏ lãnh đạo thôi. Và sau đây là 5 sai lầm của nhà lãnh đạo thường gặp nhất khiến nhân viên nghỉ việc.

1 Đặt ra quá nhiều quy tắc ngớ ngẩn
Công ty nào cũng cần đặt ra các nguyên tắc để nhân viên thực hiện nhưng không phải nguyên tắc nào cũng được ủng hộ. Có trường hợp nhà quản lý đặt ra quá nhiều nguyên tắc để quản lý nhân viên khiến họ cảm thấy mình đang bị giám sát như một đứa trẻ. Đến một lúc nào đó, họ không thể chịu đựng được nữa và chuyện rời đi là khó tránh khỏi phải tìm việc làm.

2 Đối xử “cào bằng”
Ở trường học, đối xử công bằng được ưu tiên hàng đầu nhưng tại nơi làm việc thì nó lại không được mọi người chấp nhận. Những người siêng năng, tài giỏi sẽ cảm thấy họ bị đối xử bất công khi họ không được đánh giá cao và họ được đánh giá ngang hàng với những người đồng nghiệp khác. Điều này sẽ khiến họ mất đi động lực để cố gắng mà thay vào đó, họ cũng sẽ như những người khác, đi làm và chờ lương.

3 Dung túng cho những nhân viên có hiệu suất làm việc kém
Một ban nhạc Jazz bao gồm rất nhiều nghệ sĩ tài năng và một nhạc công kém cỏi thì đó vẫn là một ban nhạc tệ hại. Mọi người sẽ chỉ đánh giá trình độ ban nhạc Jazz thông qua nhạc công tệ nhất. Trong công ty cũng vậy, khi bạn cho phép một nhân viên lười biếng, kém cỏi tồn tại, nhân viên đó sẽ kéo tinh thần, hiệu suất và nỗ lực của những nhân viên giỏi xuống khiến họ đi tìm việc làm tphcm.

4 Không quan tâm tới nhân viên
Hơn 50% số nhân viên nghỉ việc cho rằng họ có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với sếp. Không tốt đẹp ở đây không hẳn là xấu, mà họ không cảm nhận được có sợi dây liên kết được giữa nhân viên và sếp. Một nhà lãnh đạo thông minh sẽ biết cân bằng giữa công việc, nguyên tắc chung và tính nhân văn. Đó là một sếp biết chia sẻ, hiểu và đồng cảm với những khó khăn của nhân viên, biết chúc mừng cho nhân viên khi họ đạt được thành tích tốt, biết hòa vào những cuộc vui, hoạt động của công ty cùng nhân viên.

5 Không công nhận thành quả của nhân viên
Một sai lầm khác của sếp khiến nhân viên rời bỏ mình là đánh giá thấp những nỗ lực của nhân viên. Khi một nhân viên cố gắng cống hiến cho công ty, họ muốn được thừa nhận, họ muốn chứng minh với lãnh đạo của họ thấy được năng lực để có thể thăng tiến hơn trong sự nghiệp, hoặc ít ra là tạo được sự tin tưởng nơi lãnh đạo.

Việc sếp tìm hiểu nhân viên, ghi nhận những nỗ lực của nhân viên sẽ tạo được sự hứng thú rất lớn của họ tới công việc, chỉ như vậy người được lợi nhiều nhất không ai khác chính là sếp rồi.

6 Kiểm soát quá nhiều
Sự kiểm soát chỉ có thể tạo nên một người quản lí hà khắc, còn muốn trở thành nhà lãnh đạo tốt và được lòng nhân viên, bạn phải cởi bỏ đi sự giám sát khắt khe của bạn đối với cấp dưới. Muốn trở thành người đứng đầu sáng suốt, đôi khi bạn nên mạo hiểm một chút, tin tưởng nhân viên một chút để tạo cơ hội cho họ thỏa sức sáng tạo. Điều đó khiến cho mọi người cảm thấy được trao quyền nhiều hơn, do đó họ sẽ có xu hướng muốn cống hiến nhiều hơn cho công ty và đi tìm việc làm thêm.

7 Ham muốn hư danh
Một trong những dấu hiệu của sếp tồi là tính ham muốn hư danh. Họ muốn trở thành trung tâm của cả thế giới và muốn được ánh đèn sân khấu vây quanh mình. Ngược lại, những nhà lãnh đạo vĩ đại khác không cần những danh tiếng hữu danh vô thực. Họ biết cách ngưỡng mộ những thành công của người khác, tạo điều kiện cho nhân viên tỏa sáng. Chỉ riêng điều này thôi cũng giúp họ chiếm trọn được niềm tin và sự yêu mến của những người xung quanh.

8 Không để nhân viên theo đuổi đam mê
Không phải tự nhiên mà Google là nơi được nhiều người mong muốn được làm việc. Google cho phép nhân viên của mình dành 20% thời gian tự do làm bất cứ việc gì mà mình thích.

Những nhân tài luôn có trong mình niềm đam mê của riêng họ. Hãy tạo điều kiện để họ có thời gian theo đuổi niềm đam mê của mình. Nhưng nhiều nhà quản lý lại quản lý nhân viên của mình, không để họ có thời gian làm những điều mình thích vì sợ hiệu quả công việc kém đi.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nếu được theo đuổi đam mê thì công việc sẽ diễn ra trôi chảy hơn vì họ đang duy trì trạng thái hưng phấn, năng suất làm việc cao hơn 5 lần bình thường.

Nhân tài là những người có đóng góp to lớn đến hiệu quả công việc và sự phát triển của doanh nghiệp. Nhà quản lý cần lưu ý để tránh rơi vào trường hợp khiến nhân viên của mình mất lửa trong công việc nhé.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN