Người lãnh đạo phải có khả năng thu phục được sự kính trọng của nhân viên, sự cống hiến hết mình vào công việc và trách nhiệm. Bằng cách nào? Với vai trò là người lãnh đạo, hãy tham khảo những bí quyết sau đây.
1 Bắt đầu với chính mình
Bạn có là người nồng nhiệt với với sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức? Nếu không, sẽ có rất ít cơ hội để bạn truyền cảm hứng làm việc đến bất cứ người nào khác. Nếu muốn nhân viên tích cực làm việc, trước hết, với vai trò là một lãnh đạo, bạn phải là người tiên phong, tận tâm và đam mê công vịêc của mình, có những hoạt động mạnh mẽ về sự tận tụy của bạn và hăng hái trong công việc của bạn khi tìm việc làm.
2 Tạo ra tầm nhìn đầy cảm hứng
Dù bạn là nhà sáng lập công ty, giám đốc điều hành, thành viên ban điều hành DN hoặc nhà quản lý cấp cao, nhiệm vụ của bạn là phải vẽ ra một tầm nhìn đầy cảm hứng cho công ty.
Theo Jim Collins và Jerry Porras – đồng tác giả của quyển sách bán chạy Built to last (Xây dựng để trường tồn), một tầm nhìn có sức ảnh hưởng lớn bao gồm 2 phần: tư tưởng cốt lõi và sự hình dung về tương lai.
Tư tưởng cốt lõi là yếu tố xuyên suốt của DN, là “chất keo” kết dính mọi thứ lại với nhau, bao gồm các giá trị và mục đích cốt lõi của DN. Sự hình dung về tương lai bao gồm những mục tiêu lớn và táo bạo – những kiểu mục tiêu khiến nhân viên cảm thấy hào hứng để làm việc và biến chúng thành hiện thực.
Muốn kích thích tinh thần của nhân viên, điều quan trọng là đưa ra sự mô tả sinh động về việc “thế giới sẽ trở nên như thế nào” nếu DN đạt được những mục tiêu đã đề ra.
3 Đưa ra thời gian làm việc linh hoạt
Cuộc sống luôn cuồng nhiệt, bận rộn. Công việc có thể nhanh chóng trở nên khó khăn và khó kiểm soát được khi nó trở nên vô nghĩa đối với một nhân viên. Các nhà tuyển dụng ngày nay thấu hiểu hơn bao giờ hết về tầm quan trọng của việc linh hoạt thời gian làm việc cho nhân viên. Bởi họ biết rằng nhân viên cũng có những việc riêng tư cần giải quyết sau giờ làm. Lựa chọn này giúp nhân viên tiết kiệm thời gian và tiền bạc về chi phí đi lại.
Đối với các bậc làm cha mẹ, họ sẽ tiết kiệm được thêm tiền thông qua việc tiết kiệm các khoản chăm sóc con cái. Hoặc công ty có thể lựa chọn cho nhân viên của mình thêm một ngày nghỉ nếu họ có thể làm ca 10 tiếng liên tục trong vòng 4 ngày chẳng hạn. Hơn nữa, khi kết hợp làm việc tại nhà, nhân viên được lựa chọn bất cứ khi nào có thể.
Các nhà tuyển dụng sẽ được lợi từ việc có những nhân viên làm việc vui vẻ và năng suất. Nhân viên sẵn sàng quay lại với công việc và giải quyết các nhiệm vụ được đặt ra tại nơi làm việc. Điều đáng ngạc nhiên là những nhân viên có lịch làm việc linh hoạt thường ít khi đến muộn hoặc bỏ lỡ thời gian làm việc, đem lại nhiều lợi ích cho nhà tuyển dụng nói riêng và tăng năng suất lao động một cách nhanh chóng khi tuyển nhân viên.
4 Đánh tan nỗi sợ của nhân viên
Một điều chắc chắn rằng có rất nhiều nhân viên, trong đầu họ luôn tràn ngập những ý tưởng bởi họ là những người thực sự làm việc với các sản phẩm mỗi ngày. Lý do lớn nhất ngăn họ chia sẻ những ý tưởng đó hay thậm chí chỉ là một cuộc nói chuyện đơn giản với lãnh đạo có thể là do “hình ảnh định kiến về ông chủ”
Nếu bạn muốn khuyến khích họ đưa ra những ý tưởng sáng tạo, hãy cho họ thấy hình ảnh của một nhà lãnh đạo tốt. Bắt đầu bằng việc khuyến khích nhân viên tham gia vào những cuộc đối thoại nhỏ để biết họ thích gì, gia đình của họ như nào, và đánh tan nỗi sợ hãi khiến họ không dám tiếp cận bạn, dù lý do là gì.
5 Khen thưởng bằng cách độc đáo
Bạn muốn nhân viên của bạn coi trọng những giá trị khác ngoài tiền bạc? Hãy cân nhắc việc mang tới những động lực thúc đẩy không phải là tiền mặt. Cho dù đó là một buổi đi xem bóng hay một lớp học nấu ăn theo nhóm, hãy cố gắng tìm kiếm cơ hội để nuôi dưỡng tinh thần đồng đội và đông thời khen thưởng thành tích xuất sắc của họ. Hãy nhắc nhở nhân viên của mình bằng một thứ hữu hình để họ nhớ lấy mục tiêu của mình khi được tuyển dụng.
6 Cho phép họ nghỉ ngơi
Thúc đẩy nhân viên trong công việc quá mức có thể là một trong những điều phản tác dụng nhất mà bạn từng làm. Thay vào đó, hãy cố gắng bảo toàn thời gian nghỉ của nhân viên. Nhân viên của bạn cũng cần có thời gian cho bạn bè, gia đình và thời gian cho cuộc sống bên ngoài công ty. Vậy nên nếu bạn không tôn trọng nhu cầu của họ về việc nghỉ ngơi, bạn đang thể hiện là bạn đang coi thường tới những phúc lợi của họ. Hãy cho nhân viên của bạn thời gian để tái tạo sức lực, và có lẽ họ sẽ đến văn phòng với tâm thế sẵn sàng làm việc chăm chỉ vì bạn.
Chúng ta có xu hướng được truyền cảm hứng từ những người tràn ngập cảm hứng. Cách bạn kinh doanh, cách bạn đối xử với nhân viên và khách hàng có thể tạo nên tấm gương cho những gì bạn mong đợi từ nhân viên của mình. Hãy đưa nhân viên của mình gần với câu chuyện công ty, vẽ ra con đường dẫn đến thành công và có lẽ phần thưởng bạn nhận được sẽ là những nhân viên đầy nghị lực, tràn trề cảm hứng và sẵn sàng dốc hết sức lực vì sự thành công chung.