Top 7 cách vượt qua nổi sợ của sự thất bại

0
2710
Vật Phẩm Phong Thủy

Chắc hẳn bạn đã từng trải qua ít nhất một lần trong sự nghiệp đi làm cảm giác sợ hãi khi nghĩ rằng mình sẽ thất bại về một việc nào đó. Bạn chuẩn bị kĩ lưỡng nhưng bước vào phòng phỏng vấn đầu óc lại trống như trang giấy trắng, bạn soạn sẵn nội dung thuyết trình thật chi tiết và biết mình muốn trình bày điều gì nhưng khi gặp khách hàng bạn lại chẳng nhớ nổi một từ. Tất cả đều bắt nguồn từ một nguyên nhân sâu xa nhất: Sợ gặp phải thất bại.

Khi đào sâu tìm hiểu căn nguyên vấn đề, bạn sẽ thấy rằng hầu hết những mối lo âm thầm diễn ra trong đầu chúng ta đều là hệ lụy từ những sai phạm trước đây chúng ta từng mắc phải ở một phạm vi nhất định. Chẳng hạn bạn lo lắng về chất lượng và khả năng thể hiện của mình trong buổi phỏng vấn, ấy là vì bạn từng có tiền lệ xấu từ những lần trước đây. Có thể những vấn đề ấy xuất phát từ yếu tố khách quan, nhưng bạn vẫn không thể ngăn được bản thân đánh giá mình là một người kém thành đạt, cho dù bạn đã có cách để khắc phục điều này xảy ra.

Mọi người thường tự trách mình vì những thất bại, thế nhưng đã bao giờ ta tự hỏi rằng làm thế nào để bản thân có thể vượt qua nỗi sợ đó? Dưới đây là bốn bước bạn có thể thực hiện để cải thiện ngay tâm lí “yếu đuối” này:

1 Xem xét tốn kém của những cơ hội bị bỏ lỡ
Rủi ro lớn nhất mà mọi người cân nhắc sai là những lợi ích họ đánh mất khi tránh những cơ hội “rủi ro cao/phần thưởng lớn”. Trong hướng dẫn của mình về lập kế hoạch cho sự nghiệp, Marc Andreesen – nhà sáng lập của Netscape đã so sánh một sự nghiệp được quản lý tốt với một quỹ đầu tư đa dạng. Một sự nghiệp lý tưởng gồm rất nhiều cơ hội việc làm (một số rủi ro, một số an toàn). Những cơ hội này cùng nhau tạo nên một sự nghiệp tương đối an toàn với khả năng thăng tiến cao. Chấp nhận những cơ hội rủi ro cao là cần thiết vì chúng đem lại phần thưởng lớn nhất khi tìm việc làm

Vấn đề là nếu không chấp nhận rủi ro, bạn không thể khai thác bất kì cơ hội nào. Bạn có thể sống một cuộc sống hạnh phúc một chút và tĩnh lặng, nhưng bạn không thể tạo ra cái gì đó mới, và bạn không thể tạo nên dấu ấn của mình trên thế giới này.

2 Nghiên cứu các khả năng
Điều chưa biết là nguồn gốc chính tạo ra nỗi sợ hãi. Khi bạn không biết đang phải đối mặt với điều gì, những hậu quả có thể xảy ra dường như tổi tệ hơn so với bản thân chúng. Hãy vượt qua nỗi sợ bằng cách thấu hiểu nó. Nghiên cứu tất cả các khả năng có thể (cả tốt và xấu) để bạn thực sự hiểu được sự rủi ro của thất bại và lợi ích của thành công. Phân tích các kết quả này sẽ giúp bạn nhìn rõ nỗi sợ thất bại và có được quyết định hợp lí.

3 Tái định nghĩa thất bại

Đằng sau những nỗi sợ thất bại đó là cảm giác lo lắng bạn sẽ làm điều gì đó sai trái, sợ rằng mình sẽ trở nên thật ngu ngốc trước mọi người, hay không đạt được những gì bản thân đang kỳ vọng. Bằng cách đóng khung những trải nghiệm thậm chí bạn chưa dấn thân vào rất dễ khiến bạn cảm thấy lo lắng và căng thẳng khi tìm việc làm tphcm.

Chẳng hạn khi bạn ứng tuyển vào một vị trí bạn chưa từng thử hoặc chưa bao giờ có trải nghiệm, bạn thường lo lắng mình sẽ gặp phải thất bại ngay từ lần đầu. Tuy nhiên, hãy thử tái định nghĩa lại nỗi sợ này. Bạn có để ý rằng có những khoảnh khắc trong buổi phỏng vấn bạn đã làm rất tốt hoặc những chi tiết dù nhỏ nhưng lại khiến nhà tuyển dụng dường như hài lòng về bạn? Thất bại của bạn chỉ là không trả lời được một vài vấn đề nhưng thành công lớn nhất bạn gặt hái được lại là sự cố gắng hết sức mình trong mỗi câu trả lời bạn đã đưa ra.

Khi bạn thay đổi tư duy và lối suy nghĩ của mình theo hướng tích cực hơn, bạn sẽ thấy giữa thất bại và thành công luôn có một mối quan hệ mật thiết. Và bạn đã nắm giữ chìa khóa để chấp nhận mọi kết quả dù tốt hay xấu mà không có bất kỳ nỗi sợ nào như bạn từng nghĩ.

4 Thiết lập mục tiêu tiếp cận, không phải mục tiêu né tránh

Mục tiêu có hai loại: Thứ bạn muốn tiếp cận và thứ bạn muốn tránh càng xa càng tốt. Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng bằng việc tạo ra những mục tiêu cần đạt được, hoặc định nghĩa lại các mục tiêu né tránh, là cách để bạn phát triển tốt hơn. Khi bạn đối mặt với một công việc khó khăn và bạn tiếp nhận nó trong trạng thái kém vui hoặc nản lòng, bạn đã vô tình đặt ra những mục tiêu xoay quanh điều bạn hoàn toàn không muốn thay vì điều bạn thật sự muốn để cải thiện công việc này.

Nếu bạn mong muốn ứng tuyển vào một vị trí hấp dẫn, đó là mục tiêu tiếp cận của bạn. Tuy nhiên, nếu như lần này bạn phỏng vấn không thành công. Bạn bắt đầu có suy nghĩ loại bỏ những vị trí tương tự trong lần tìm kiếm công việc sắp tới vì tiền lệ thất bại này, bạn đã chuyển mục tiêu tiếp cận ban đầu của mình sang mục tiêu né tránh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những nhân viên có xu hướng đặt ra những mục tiêu né tránh thường cảm thấy đuối sức và căng thẳng gấp 2 lần so với những đối tượng ngược lại.

5 Hình dung thành công của bạn
Ngay cả khi bạn đã thầm xác định trong đầu rằng ý định khởi nghiệp này chưa chắc đã thành công, vì chính bản thân mình, bạn vẫn phải quyết định rằng bạn sẽ thành công. Hãy xem xét thành công nào có ý nghĩa đối với bạn và những bước bạn cần phải làm để nắm bắt thành công đó khi tìm việc làm thêm.

6 Có một kế hoạch dự phòng trong trường hợp thất bại
Mọi chủ doanh nghiệp nhỏ đều hy vọng họ sẽ thành công, nhưng không may, thất bại luôn là một khả năng có thể xảy ra. Mặc dù không ai mong muốn, nhưng chúng ta nên chuẩn bị một kế hoạch hành động trong trường hợp việc kinh doanh không diễn biến thuận lợi theo ý muốn. Bạn nên luôn có một Kế Hoạch B với các bước đi tiếp theo, và đảm bảo bạn có đủ tiền để tồn tại trong ít nhất một vài tháng trong trường hợp công việc kinh doanh gặp thất bại. Có một kế hoạch và biết rằng thất bại sẽ không hủy hoại cuộc sống của bạn sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc ra những quyết định mang tính rủi ro cao.

7 Xem xét mọi thứ bạn cần để bắt đầu
Nếu bạn dự định bắt đầu công việc kinh doanh, một số nhiệm vụ chính sẽ phải xuất hiện trong danh sách những việc cần phải làm trước tiên. Thứ nhất, bạn nên tạo một kế hoạch tiếp thị và kinh doanh, đây là một việc tối quan trọng để thành công. Ví dụ, nếu bạn đang lên kế hoạch mở một quán cà phê hoặc nhà hàng, việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu và trang thiết bị nội thất sẽ là một trong những nhiệm vụ chính của bạn, một dịch vụ mà bạn cũng có thể thuê một chuyên gia để trợ giúp cho mình. Bạn cũng nên nghiên cứu các yêu cầu về thuế đối với ngành nghề kinh doanh của mình cũng như quyết định cách thức và thời điểm tuyển mộ nhân viên. Rủi ro thất bại sẽ giảm đi đáng kể nếu bạn có sự chuẩn bị tốt.

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN