Top 5 kinh nghiệm để không bị lừa khi mua bán nhà đất

0
1440
Vật Phẩm Phong Thủy

Dù những cơn sốt đất này đã nhanh chóng được dẹp yên nhờ chính quyền TP siết chặt lại chính sách, nhưng di chứng nó để lại cũng hết sức nặng nề. Giá đất của một số khu vực đã tăng lên từ 1,5 – 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh mức tăng thực do sự phát triển của hạ tầng, giao thông, tiện ích.., cũng có không ít khu vực “tăng giá ảo” do đầu nậu thổi giá lên. Không chỉ “sốt ảo”, thị trường đất nền những năm qua còn phải đối mặt với hàng loạt doanh nghiệp có thủ đoạn làm ăn gian dối, lừa đảo khách hàng khi mua bán nhà đất.

1 Tìm hiểu chủ đầu tư
Người xưa có câu: “ Tiền nào của đấy”. Đồ ngon mà được chào bán với mức giá không thể rẻ hơn, thì nên nghi ngại về chất lượng.

Cũng vậy, với đất nền. Hiện nay, trên thị trường bất động sản có rất nhiều dự án chung cư có giá đất nền rẻ “rầm rộ” được rao bán rộng rãi. Đừng vì những chiêu trò này của người làm quảng cáo, tin vào các chương trình khuyễn mại nọ. Chương trình kích cầu mua sắm kia mà “ sập bẫy” các chủ dự án này.

Trên thực tế, nếu giá đất sàn, rẻ hơn mức quy định chung của thị trường nhà đất, thì bạn cũng cần phải xem xét rất kĩ vấn đề này

Theo các chuyên gia bất động sản, trước khi mua đất nền, bạn nên tính toán đến độ khả thi; khả năng hoàn thiện thực tế của dự án và đặc biệt là tiềm lực và uy tín của chủ đầu tư dự án.

Hơn hết, hãy đặt lòng tin của mình vào những chủ thầu, chủ xây dựng, chủ đầu tư và những công ty xây dựng đã có thâm niên trong lĩnh vực xây dựng, thi công và thiết kế.

Hãy nghiên cứu xem các công trình họ đã thi công, đã đầu tư được đư luận đánh giá ra sao? Có chất lượng hay không? Uy tín trên thương trường của họ thế nào. Tất cả những yếu tố đó sẽ giúp bạn có quyết định đúng đắn hơn

2 Khách hàng phải tự đánh giá năng lực của chủ đầu tư
Theo ông Nguyễn Đào Duy, Phó Tổng giám đốc LDG Group, bất động sản cũng như những ngành nghề tiêu dùng khác, doanh nghiệp phải có quy chế để làm sao đưa ra quy chuẩn và tự cứu mình dựa vào năng lực thực tế. Họ phải tự công bố chất lượng sản phẩm hình thành trong tương lai, đó là tham chiếu cho khách hàng. Với cam kết đó, khách hàng nhìn vào giá trị sản phẩm thấy được cam kết của chủ đầu tư, giúp họ nhìn nhận được đâu là tiềm năng, đâu là rủi ro trong tương lai.

“Chủ doanh nghiệp phải tự hoạch định sân chơi của mình. Luật thì đã có, nhưng làm sao vào thực tế là điều rất bất cập. Hơn ai hết, những người gắn với quyền lợi khách hàng thì nên kiểm soát. Khách hàng vẫn là người đánh giá trung thực, chính xác nhất”, ông Duy nhận định.

Lãnh đạo LDG Group cho rằng chính khách hàng là người giám sát tốt, chính xác nhất và đánh giá trung thực. Trong tương lai, thông tin về chủ đầu tư và dự án cũng cần áp dụng trong lĩnh vực bất động sản. Qua đó, người dân, doanh nghiệp đều có thể truy cập và nắm bắt thông tin một cách công khai. Hình thức quản lý này cũng góp phần phân loại để khách hàng tự đánh giá về năng lực của chủ đầu tư.

3 Mảnh đất phải có sổ đỏ
Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng nó quyết định đến tính pháp lý của mảnh đất. Tốt nhất chúng ta nên mua đất đã có sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hợp pháp của chính mảnh đất mình cần mua nhằm tránh tranh chấp và dễ dàng hơn trong việc đền bù nếu có thu hồi.

Cũng có rất nhiều trường hợp đơn cử như mảnh đất chúng ta muốn mua có diện tích chỉ 40m2 nhưng khi yêu cầu xem sổ đỏ thì trong sổ lại có diện tích lớn hơn 40m2 (có thể là 80m² hoặc lớn hơn, nghĩa là phần đất mà họ rao bán là phần nằm trong sổ lớn này, và phần này chưa có tách sổ). Chủ nhà có thể sẽ lấy lí do đang chờ tách sổ và trước mắt bán với hình thức tạm viết tay đến khi có sổ sẽ chuyển cho chúng ta.

Chúng ta hãy nhớ, đừng bao giờ chấp nhận lý do sau này sẽ tách sổ bởi chúng ta không thể chắc chắn thời điểm khi nào mới có sổ riêng. Nếu quyết định vội vàng bạn sẽ có nguy cơ “tiền mất tật mang” vì pháp luật không công nhận mua bán theo hình thức này.

4 xác minh thông tin về khu đất
mảnh đất đó có thuộc diện quy hoạch hay không. Bên mua có thể tìm hiểu thông tin này qua UBND cấp xã, cấp huyện hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có mảnh đất đó. Xác minh mục đích sử dụng đất (đất ở hay đất nông nghiệp)? Diện tích thực tế đã khớp với sổ đỏ chưa? Đất có đang bị thế chấp hay cầm cố không?… Người mua nên mua bán trực tiếp với người bán, không nên thông qua môi giới trung gian, bởi nếu xảy ra tranh chấp dễ đùn đẩy trách nhiệm giữa các bên và khó giải quyết khi mua nhà phố.

5 việc mua bán phải được lập thành văn bản và công chứng
việc mua bán nhà phải được lập thành văn bản và công chứng. Đây là việc vô cùng quan trọng trong bất kì quan hệ mua bán nhà đất nào. Người mua nên lưu ý rằng, việc lập văn bản cho hợp đồng mua bán và có công chứng là điều bắt buộc. Bởi việc này đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng, cũng như làm chứng cứ để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Người mua không nên mua bán với hình thức “viết tay” bởi hình thức mua bán này không được pháp luật công nhận khi có tranh chấp xảy ra. Hợp đồng mua bán đất cần phải ghi rõ thông tin cần thiết như; họ tên, địa chỉ các bên tham gia giao dịch, đối tượng mua bán (nhà, đất), diện tích, mục đích sử dụng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, giải quyết tranh chấp, phạt vi phạm hợp đồng…

Các Bài Hay Nên Xem Khác

Vật Phẩm Phong Thủy

BÌNH LUẬN