Thị trường nhà cho người nước ngoài cho thuê nhà nguyên căn vẫn là mảnh đất màu mỡ đối với các doanh nghiệp bất động sản và các tổ chức cá nhân. Nhưng thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ các quy định của pháp luật về điều kiện, thủ tục cho người nước ngoài thuê nhà. Vì thế, để hiểu rõ hơn về cách thức và các giấy tờ cần thiết khi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê, bạn có thể tham khảo bài viết Kinh nghiệm cho người nước ngoài thuê nhà bổ ích cho mọi người ở dưới đây.
1 Điều kiện nhà ở cho cá nhân, tổ chức nước ngoài thuê
Điều kiện nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê nhà phố ở tại Việt Nam được quy định tại các Điều 131, 132, 133 Luật Nhà ở như sau:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép vào Việt Nam có thời hạn từ 3 tháng liên tục trở lên và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thuê nhà ở tại Việt Nam.
Nhà ở tại Việt Nam cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê phải có đủ các điều kiện sau:
Đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
Phải là nhà ở riêng lẻ hoặc căn hộ khép kín;
Bảo đảm chất lượng, an toàn cho người thuê;
Bảo đảm cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường và các điều kiện thiết yếu khác;
Không có tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Theo quy định tại Điều 92 Luật Nhà ở, bên cho thuê nhà phải có các điều kiện sau: Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự; Là cá nhân có năng lực hành vi dân sự; là tổ chức cho thuê nhà ở phải có chức năng kinh doanh cho thuê nhà ở.
Bên thuê là cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở; Bên thuê là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh.
2 Những nội thất căn bản cần phải đồng bộ và chất lượng
Sự đồng bộ về chất liệu, màu sắc, phong cách thiết kế sẽ tạo nên một nét riêng biệt cho ngôi nhà của bạn, khiến khách thuê cảm thấy được sự tinh tế và nét cá tính của ngôi nhà. Sự đồng bộ cũng tạo nền tảng vững chắc cho khía cạnh thẩm mỹ của ngôi nhà. Đặc biệt, sự đồng bộ các sản phẩm nội thất sẽ rất thuận tiện cho quá trình bảo dưỡng, nâng cấp, làm mới đồ đạc cho ngôi nhà sau này.
Những yếu tố căn bản cần sự đồng bộ: sàn, sơn tường, giấy dán tường, rèm, đồ gỗ (bàn, ghế, giường, tủ, kệ).
Chất lượng của sản phẩm nội thất như thế nào là hợp lý? Bạn cần hiểu là khách thuê rất tinh tường, họ mặc quần áo hàng hiệu, dùng điện thoại xịn, đeo đồng hồ có thương hiệu,… nên chắc chắn họ chỉ cần nhìn và chạm vào sản phẩm nội thất là có thể đoán ra được chất lượng sản phẩm. Vì vậy, bạn nên lựa chọn kỹ càng về chất liệu, phụ kiện và đội ngũ thi công nội thất để đảm bảo đồ nội thất nhà bạn có độ bền vật lý ít nhất là 10 năm để giữ giá nhà khi chủ nhà muốn mua bán nhà.
3 Cách tiếp cận khách hàng
Với các hộ gia đình cách tốt nhất để tiếp cận khách hàng đó là:
– Thông qua các đơn vị trung gian, các công ty môi giới chuyên nghiệp, họ sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về quá trình cho thuê, thủ tục, đảm bảo hơn về nguồn khách và chất lượng khách hàng
Trong buổi gặp mặt đầu tiên các vấn đề bạn cần làm rõ đó là:
Các điều khoản trong hợp đồng cho thuê như : số người đến ở trong căn hộ, thời gian thuê căn hộ, vật dụng trong căn hộ, chi phí cho thuê, các rằng buộc….
Lên ưu tiên người đã có gia đình và công việc ổn định tại Việt Nam.
Ngoài ra một cuộc trò chuyện, tư vấn cũng sẽ tạo sự thân thiện với khách hàng, bạn có thể kể cho họ về các quy định ở khu vực, giờ giấc sinh hoạt, tiền điện, tiền nước sinh hoạt, về những người hàng xóm…
Và nếu khách hàng đã đồng ý bạn chỉ cần hoàn tất các thủ tục để cho người nước ngoài thuê nhà
4 Xác định rõ ràng nguồn vốn hiện có
Xây nhà cho thuê là hình thức kinh doanh khá mớ mẻ, tuy nhiên bản thân nó cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Đặc biệt rủi ro xuất phát từ vấn đề tài chính, nếu như không xác định rõ ràng ngay từ ban đầu từ rất có khả năng chủ nhà sẽ rơi vào hoàn cảnh túng thiếu, nợ mẹ đẻ nợ con, gây ra rất nhiều khó khăn.
Đa phần những ai kinh doanh nhà cho thuê đều sử dụng đồng vốn nhàn rỗi, nếu như thiếu một ít có thể vay vốn ngân hàng, nhưng không được vay quá 30% giá trị. Hơn nữa, chủ nhà lưu ý một điều, sau khi hoàn thành xong thì mất khoảng hơn 6 tháng thì chủ nhà mới cho thuê hết nhà. Có nghĩa là sau khi xây nhà xong chủ nhà vẫn chưa có thu nhập ngay, nếu như vay vốn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt tiền lãi ngân hàng trong thời gian đầu.
Có nhiều người vốn ít nhưng lại thuê gấp 2,3 lần số đó để mua đất nền rồi sau đó lại tiếp tục vay mượn để xây nhà cho thuê. Như vậy, nợ nần chồng chất làm cho chủ nhà càng thêm khó khăn. Chính vì vậy mà chủ nhà cần phải xác định rõ ràng tài chính của mình trước khi quyết định xây nhà cho thuê.
5 Những rắc rối liên quan đến pháp lý
Người nước ngoài muốn thuê nhà tại Việt Nam cần đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an tại cơ sở lưu trú. Và việc này cần có sự hỗ trợ của chủ đầu tư của căn hộ cho thuê. Đối với người Việt Nam thì vấn đề này khá đơn giản, nhưng với khách nước ngoài thì các thủ tục sẽ rắc rối hơn một chút.
Vấn đề thứ hai là về hợp đồng thuê nhà. Nhiều người nước ngoài không biết hoặc biết rất ít tiếng Việt, bởi vậy bản hợp đồng thuê nhà thường yêu cầu có cả tiếng Anh và tiếng Việt, mà việc này đỏi hỏi chủ đầu tư phải có trình độ ngoại ngữ lẫn kỹ năng về soạn thảo hợp đồng. Trong trường hợp họ không tự làm được sẽ cần đến sự trợ giúp của các cá nhân hoặc cơ quan khác.