PR (Public Relation) – Hay còn được gọi dưới cái tên “Quan hệ công chúng” được biết đến như một ngành nghề mới. Một lựa chọn mới tiềm năng cho những bạn trẻ năng động yêu thích lĩnh vực truyền thông, thương hiệu và quan hệ báo chí khi tìm việc làm thêm.
1 Ngoại ngữ
Một trong hững yếu tố quan trọng nhất mà một chuyên viên PR cần phải có khi tìm việc làm. Làm việc thương xuyên cùng giới truyền thông và khách hàng đến từ những thương hiệu quốc tế. Việc một người làm PR mà không giỏi ngoại ngữ cũng giống như làm việc mà không có công cụ lao động. Năng suất sẽ thấp và không phát triển được trong ngành nghề này.
2 Kiến thức: có 2 loại, vay mượn và sáng tạo
Bạn cần lượng kiến thức khổng lồ để thành tựu trong ngành PR và truyền thông. Kiến thức của bạn từ đâu mà có?
Từ vay mượn. Vay mượn kiến thức từ những gì bạn đọc, học, xem, nghe người khác kể lại.
Từ sự tự sáng tạo. Tự sáng tạo là từ sự tự khám phá ra (khảo sát, phát hiện) hoặc từ việc sắp xếp những cái cũ có sẵn theo trật tự mới.
Người thành công nhanh là người biết vay mượn trước để sáng tạo – gọi là sự tham khảo từ thành quả của trí khôn nhân loại.
Người làm PR cũng vậy, trước khi lập một kế hoạch PR, viết một bài báo, soạn một bài phát biểu, tổ chức buổi họp báo… thì nên tìm hiểu trước cách nhiều người khác đã làm như thế nào, rồi theo tình huống cụ thể của mình mà giải quyết. Tránh việc không biết bắt đầu từ đâu, rồi tự nghĩ, tự làm, tự chế biến theo tri thức nhỏ bé non nớt của mình… Như vậy sẽ vừa vất vả, mà hiệu quả lại không cao.
3 Am hiểu nhiều lĩnh vực
Việc học tập và trau dồi kinh nghiệm trong lĩnh vực PR, đòi hỏi bạn phải am hiểu nhiều lĩnh vực, nghề nghiệp khác nhau. Bạn càng am hiểu nhiều và sâu thì việc tư vấn khách hàng trong mọi lĩnh vực đối với bạn sẽ dễ như trở bàn tay. Chính vì vậy mà người trong ngành thường có mọi loại suy nghĩ trong đầu cho những ý tưởng khác nhau, có khi sáng nghĩ cho bất động sản, chiều lại nghĩ cho khách sạn năm sao. Thậm chí còn phải nghĩ về những sản phẩm xa xỉ mà chẳng bao giờ nghĩ tới. Nếu không am hiểu đủ ngành nghề sẽ khiến cho người làm ngành PR khó mà hoàn thành công việc tốt mà cấp trên đã giao nhiệm vụ và làm các nhà tuyển dụng hài lòng.
4 Giao tiếp linh hoạt & nhạy cảm
Làm PR có nhiều khi sẽ rơi vào tình thế đứng giữa “2 dòng nước”, đó chính là khi khủng hoảng xảy ra, đặc biệt là các khủng hoảng giữa bản thân doanh nghiệp và công chúng hoặc đơn giản hơn là khủng hoảng giữa các nhóm công chúng nội bộ bên trong doanh nghiệp. Nếu không biết lắng nghe, giao tiếp và xử lý khéo léo thì chẳng khác gì đổ thêm dầu vào lửa. Cho dù đối tượng mà chúng ta giao tiếp là ai thì cũng đều luôn phải bình tĩnh, ngọt ngào và thậm chí là cả … vỗ về từ những thứ nhỏ nhất để họ cảm thấy tốt hơn.
5 nghiên cứu phần mô tả công việc để xây dựng kỹ năng phù hợp
Đọc phần mô tả công việc cho các vị trí mới bắt đầu làm PR để hiểu chính xác nhất những kỹ năng và phần mềm nào mà các nhà tuyển dụng cần. Trong khi đối với các vị trí yêu cầu ít kinh nghiệm đòi hỏi các công việc điều hành như nghiên cứu, lập và cập nhật danh sách truyền thông và duy trì danh sách các trình độ chuyên môn như kỹ năng viết chắc, quản lý trang mạng xã hội thì các kỹ năng như chụp ảnh hay quản lý dự án đều có thể cho vào hồ sơ xin việc của bạn dưới dạng các khóa học phát triển ngành nghề. Thậm chí cả những công việc tình nguyện hay chỉ là những chiến dịch bạn tự tạo ra lầy cảm hứng từ thương hiệu mà bạn thích, bạn có thể cho vào portfolio của mình.
6 5 nguyên tắc của nghề PR
PROFESSIONAL – TÍNH CHUYÊN NGHIỆP.
Với khách hàng, với chủ đầu tư: kết quả cuối cùng nói lên tất cả. Hãy giao cho họ cái bạn đã hứa với họ. Một bản kế hoạch được hứa gửi vào lúc 5h chiều hãy gửi cho họ trước lúc ấy kể cả bạn phải thức nhiều đêm trước đó mà vẫn phải làm nhiều việc khác cùng lúc. Không có lý do nào là chính đáng, cũng không có lời xin lỗi nào có thể biện minh cho sự chậm chễ hay chất lượng kém của bản kế hoạch.
PERFECTIONIST – ĐAM MÊ SỰ HOÀN HẢO.
Chi tiết làm nên đẳng cấp. Những lỗi làm dù nhỏ nhất cũng không được phép bỏ qua nếu bạn biết rằng điều ấy tồn tại. Một dấu phẩy, dấu chấm bỏ sai chỗ; một cái ngoặc kép bị bỏ quên trước 1 lời trích dẫn; viết hoa tràn lan; những status facebook dài dòng không một dấu chấm câu,…tất cả đều có thể dẫn đến một thảm hoạ. Một sản phẩm tốt trước hết nó phải tốt với yêu cầu nghiêm ngặt nhất từ chính bạn.
PERTINENT – CHÍNH ĐÁNG.
Nguyên tắc của việc đưa thông tin đó là ĐÚNG – ĐỦ – ĐÁNG. Thông tin bạn đưa ra phải xứng đáng được nêu lên, phải có ích cho người đọc, người nghe, người xem. Nếu không tôn trọng nguyên tắc này, sẽ có vô số những bài quảng cáo nhạt thếch với những thông tin chỉ dành cho người duyệt đọc còn bài báo thì đi thẳng vào sọt rác vì không mang lại thông tin hay lợi ích gì cho công chúng mục tiêu.
PATIENT – KIÊN NHẪN.
Mọi kế hoạch, lời nói không được tính toán hoặc xuất hiện sai thời điểm đều không mang lại hiệu ứng mong muốn, làm lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp. Một phản ứng thái quá, thiếu kiểm soát cũng có thể gây hại cho công việc kinh doanh. Một quyết định nôn nóng cũng sẽ làm mất thế và lực của công ty trong một cuộc đàm phán.
PERSISTENT – KIÊN TRÌ.
Nghề PR cũng như bất kì nghề nào khác đều có những mặt tích cực và mặt trái của nó. Nhịp làm việc dồn dập lúc kéo dài lúc co cụm với cường độ cao như cây đàn accordeon với những yêu cầu di chuyển hoặc báo cáo liên tục dễ làm bạn nản lòng. KIÊN TRÌ sẽ giúp bạn có đủ năng lực và kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề gặp phải và vươn lên những đỉnh cao mới. Vậy nghề PR yêu cầu gì ở bạn?